Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 60 - 64)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.1.Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy

Bài giảng điện tử bƣớc đầu đã tạo ra một không khí học tập và giảng dạy khác hẳn cách dạy và học truyền thống. Nếu chỉ nhìn thao tác nhấn chuột của giáo viên khi lên lớp, có thể ngộ nhận tác dụng của bài giảng điện tử sẽ làm giáo viên “nhàn” hơn. Thực ra để có thao tác nhấn chuột cho tiết dạy thực sự có hiệu quả, ngƣời giáo viên phải chịu bỏ công tìm hiểu, học tập và thực hành rất công phu. Đồng thời, qua việc thiết kế các bài giảng điện tử, giáo viên cũng nắm bắt đƣợc những yêu cầu khác nhau phù hợp với bộ môn mà mình giảng dạy.

2.3.1.1. Đối với nhóm các môn văn hóa

Các môn văn hóa của Trung học cơ sở là những môn học chính. Ở Trung học cơ sở mặt bằng kiến thức và kỹ năng CNTT thƣờng chƣa bằng giáo viên THPT. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy cũng tạo cho họ những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 50 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hiểu biết cần thiết. Đặc biệt để bài giảng truyền thống trở thành bài giảng điện tử, giáo viên đã biết sử dụng Powerpoint. Đây là phần mềm ứng dụng trong bộ phần mềm MS Office dùng để tạo các trình diễn đa dạng trên máy tính. Việc ứng dụng Powerpoint hiện nay có thể ở mức đơn giản nhƣ gõ các văn bản những nội dung cần thiết cộng thêm định dạng về font chữ, màu sắc. Cao hơn, giáo viên đã biết những kỹ thuật để xử lí màu sắc, cắt xén ảnh, các đoạn phim, các đoạn nhạc một cách hợp lí... để các nội dung trình chiếu phục vụ đắc lực cho nâng cao hiệu quả bài giảng... Với các môn, khi tổ chức trò chơi, giáo viên cho học sinh đoán đáp án trƣớc, sau đó mới cho hiển thị kết quả trên màn hình, nhƣ thế mới làm tăng khả năng tƣ duy cho học sinh. Bên cạnh đó, việc hiển thị các nội dung trên màn hình còn giúp giáo viên đỡ phải ghi chép bảng. Với môn Khoa học, có thể sử dụng các đoạn phim về các hiện tƣợng tự nhiên nhƣ sét đánh, mƣa...

2.3.1.2. Đối với nhóm các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngoại ngữ, Thể dục

Bài giảng điện tử của các môn này thƣờng đi kèm với nhiều hình ảnh minh họa, phần mềm chuyên biệt nhƣ phần mềm đọc nốt nhạc, phần mềm đọc tiếng Anh... Các phần mềm này có nhiều trên Internet. Giáo viên dạy các môn này khi thiết kế bài giảng điện tử đã biết kỹ thuật tải về để sử dụng cho bài giảng sinh động. Trong môn ngoại ngữ, một số giáo viên đã biết sử dụng và khai thác các hiệu ứng hình ảnh và âm thanh làm cho chất lƣợng tiết dạy đƣợc nâng lên rất nhiều.

Điều mấu chốt là khi ứng dụng CNTT trong dạy học, giáo viên cần lƣu ý các phƣơng tiện kỹ thuật kể trên là các phƣơng tiện hỗ trợ cho giảng dạy và cũng không thể hoàn toàn thay thế các đồ dùng dạy học sẵn có khác.

2.3.1.3. Công tác đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy

Qua quá trình khảo sát ở 12 trƣờng THCS huyện Tam Đảo là: THCS Yên Dƣơng, THCS Bồ Lý, THCS Đạo Trù I, THCS Đạo Trù II, THCS Đại Đình, THCS Tam Quan, THCS Hồ Sơn, THCS Dân tộc nội trú, THCS Tam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 51 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đảo, THCS Hợp Châu, THCS Minh Quang, và THCS Thị trấn khu du lịch Tam Đảo (THCS Tam Đảo núi). Tác giả đã phát 100 phiếu hỏi dành cho đối tƣợng là cán bộ quản lí và giáo viên.Tổng số phiếu thu đƣợc là 100 phiếu.

Kết quả: Tất cả các phiếu thu đƣợc đều trả lời đủ các câu hỏi trong đó: - Cán bộ quản lí là Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng ở 12 trƣờng: 24 phiếu - Tổ trƣởng, tổ phó chuyên môn: 24 phiếu

- Giáo viên: 52 phiếu.

Qua xử lý các số liệu với quy định xếp loại: Tốt: 4 điểm; Khá: 3 điểm; Trung bình (TB): 2 điểm; Yếu: 1 điểm. Tổng điểm ( ) đạt đƣợc chia cho số

phiếu hỏi để lấy giá trị trung bình ( X )

3.5 ≤ X ≤ 4 - Xếp loại Tốt; 2.5 ≤ X ≤ 3.5 - Xếp loại Khá 1.5 ≤ X ≤ 2.5 - Xếp loại Trung bình; 0 ≤ X ≤ 1.5 - Xếp loại Yếu

Qua trao đổi, phỏng vấn và điều tra tác giả luận văn thấy rằng, Hiệu trƣởng các trƣờng THCS huyện Tam Đảo tập trung xây dựng và thực hiện các biện pháp đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học.

Bảng 2.9. Các biện pháp đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy

TT Các biện pháp Mức độ thực hiện X Xếp loại Tốt Khá TB Yếu 1 Bồi dƣỡng cấp chứng chỉ tin học, bồi dƣỡng kiến thức về CNTT 2 75 15 8 271 2.71 Khá 2 Bồi dƣỡng kĩ năng sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật số, kỹ năng sử dụng các phần mềm ứng dụng vào giảng dạy

3 50 35 12 244 2.44 Khá

3

Tập huấn sử dụng các phần mềm dạy học, các phần mềm đánh giá kiểm tra.

10 70 17 3 287 2.87 Khá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 52 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

án trình chiếu, giáo án điện tử, giáo án e-Learning

5

Tập huấn các kỹ năng truy cập tài nguyên mạng, các kỹ năng khai thác thông tin từ đĩa CD_R,DVD_R.

1 50 43 6 246 2.46 Khá

Tổng chung 36 313 122 29 1356 2.71 Khá

Qua Bảng 2.9 cho thấy: Các biện pháp đào tạo và bồi dƣỡng giáo viên ứng dụng CNTT đƣợc đa số các Hiệu trƣởng thực hiện ở mức khá nhƣng với giá trị trung bình không cao ( từ 2.46 3.08). Riêng biện pháp tập huấn các kĩ năng khai thác tài nguyên mạng các kĩ năng khai thác thông tin từ đĩa CD_R, DVD_R, có ít Hiệu trƣởng quan tâm và thực hiện nhất (có giá trị trung bình 2.46 - ở mức độ Trung bình), đó là Hiệu trƣởng các trƣờng: THCS Đạo Trù I, THCS Đạo Trù II, THCS Đại Đình, THCS Hồ Sơn. Các biện pháp bồi dƣỡng đào tạo giáo viên ứng dụng CNTT chƣa thực sự đƣợc Hiệu trƣởng quan tâm.

2.3.1.4. Công tác kiểm tra đánh giá giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy

100% Hiệu trƣởng đã thực hiện các biện pháp kiểm tra đánh giá giáo viên nhƣng mức độ thì khác nhau rất nhiều.

Bảng 2.10. Các biện pháp kiểm tra đánh giá giáo viên trong hoạt động dạy

TT Các biện pháp Mức độ thực hiện X

Xếp loại

Tốt Khá TB Yếu

1

Kiểm tra nhận thức của giáo viên về CNTT, về các văn bản qui phạm pháp luật về CNTT, về vai trò của CNTTTT trong dạy học

0 60 40 0 260 2.60 Khá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 53 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CBGV 3

Kiểm tra đánh giá ứng dụng CNTT của CBGV trong hoạt động quản lí và dạy học

6 70 16 8 274 2.74 Khá

4 Kiểm tra đánh giá khả năng

sáng tạo phần mềm ứng dụng 3 45 45 7 244 2.44 TB

Tổng chung 11 245 116 28 1039 2.6 Khá

Qua Bảng 2.10 trên cho thấy: Có tới 3/4 các biện pháp hoạt động kiểm tra đánh giá giáo viên trong môi trƣờng CNTT đều đƣợc tất cả các Hiệu trƣởng thực hiện ở mức độ khá. Riêng biện pháp kiểm tra đánh giá khả năng sáng tạo phần mềm ứng dụng thì phần lớn Hiệu trƣởng thực hiện ở mức độ trung bình.

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 60 - 64)