Nguyễn Khuyến – Tự trào về phẩm chất tính cách

Một phần của tài liệu nghiên cứu thơ nôm tự trào của nguyễn khuyến và tú xương (Trang 35 - 42)

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TỰ TRÀO 2.1 Tự trào về diện mạo

2.2.1.Nguyễn Khuyến – Tự trào về phẩm chất tính cách

Chán ngán với xã hội đảo điên, vua quan bù nhìn “Vua chèo cịn chẳng ra gì; Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề”, Nguyễn Khuyến đã từ quan về quê sống cuộc đời cịn lại như những người nơng dân chân chất, bình dị khơng màng thế sự, không luỵ phiền bởi trách nhiệm. Nguyễn Khuyến thấy mình là một hủ nho. Nếu như ở thế kỷ 19, có biết bao nhà nho khoe tài và xót xa người “hồi tài bát ngộ” thì cụ Yên Đổ qua những lời tự khiêm, tự giễu như trên, đã thẹn cho cái tài của mình. Ơng thẹn cho con đường đã qua “Sợ ngủ gặp giấc mơ trước” thậm chí đêm buồn sợ nghe con

Nhận thức Êy đã quy định cái nhìn về nhà nho trong thơ Nguyễn Khuyến. Như mọi nhà nho xuất thế ở Èn ln tạo cho mình những hình ảnh khác tục, ta thấy Nguyễn Khuyến ln nói tới cái “say”, “ngu”, “gàn”, “điếc”, “dại”. Mọi nhà nho ở Èn đều tự tác thanh cao, cô cao ngạo thế, đều tự ví mình với “Tùng cơ”, “Hạc độc”, “Mây cơi”,… Mọi nhà nho bất đắc chí đều xưng già, “bệnh”, “tóc bạc” nhưng đó chính là dấu hiệu tri thiên mệnh, trải đời hoặc “lão giả an chi”. Các Èn sĩ đều tạo cho mình thú điền viên tao nhã. Nguyễn Khuyến cũng nói nhiều đến điều đó, nhất là con mắt lồ, tấm thân già yếu, “lụ khụ”, “răng rụng”, “tóc phờ” nhưng tất cả những hình ảnh đó ở người xưa đều mang một vẻ cao xa thâm thuý còn Nguyễn Khuyến là một ông lão “đi đâu cũng dở cối cùng chày”.

Ngoài việc lấy thú điền viên làm niềm vui khuây khoả, Nguyễn Khuyến cịn một chí thú nữa là uống rượu, ngâm thơ nhưng khơng phải lịng thanh thản nhàn tản kiểu uống rượu, ngâm thơ, thưởng nguyệt mà nhà thơ uống rượu ngâm thơ để có thể quên đi nỗi buồn về thế thái nhân tình. Trong thơ rất nhiều lần Nguyễn Khuyến nhắc đến “rượu”, “say” nhưng kiểu uống rượu của ông không phải là kiểu của những kẻ bê tha, nghiện ngập mà ông mượn rượu để tiêu sầu. Rượu rồi, say rồi, nhưng liệu có vơi được nỗi sầu hay khơng? Có thể mượn câu thơ sau để nói về tâm trạng của Nguyễn Khuyến:

Rót dao chém nước, nước càng chảy mạnh Nâng chén tiêu sầu, càng sầu thêm

Hình ảnh một túy ông vẫn thường trở đi trở lại trong thơ Nguyễn Khuyến. Một t ơng muốn “say” vì nước, muốn “say” vì nỗi đau không thể nguôi ngoai:

Ngủ đi còn sợ chiêm bao trước Nghĩ lại nh là chuyện thuở xưa Có rượu trung sơn cho lũ tớ

Tỉnh ra hỏi đã thái bình chưa

(Nói chuyện với bạn)

Có phải vì uống rượu mà “say” đâu, mà say vì nỗi niềm khơng ai thấu: Trồng lan ngõ tối ngát nào hay

Từ xưa mặt ngọc ai là chẳng Chén rượu bên đèn luống tỉnh say

(Nghe hát đêm khuya)

T ơng say vì một nỗi niềm cao cả: T ơng ý chăng say vì rượu

Say vì đâu nước thẳm với non cao

(Uống rượu vườn bồi)

Sách Thế Thuyết nói: Vương Tốn hỏi Vương Thầm rằng: “Nguyễn Tịch trong lòng chồng chất những khối, cho nên cần có rượu để tưới cho tan đi”. Những khối Êy là sự ưu tư, bất bình, sầu muộn trong lịng và những lo toan đau đớn, xót xa, những buồn bã, chán nản, cơ Tam nguyên Yên Đổ đã gửi vào trong rượu, trong say. Nhà thơ cũng đã dùng rượu để mong tưới cho tan khối ưu tư, sầu muộn đi Nguyễn Khuyến đơn độc và buồn bã, nhà thơ đã giải sầu trong rượu điều đó cũng thật dễ hiểu.

Bùi Thị Xuân cũng có nhận định hết sức sâu sắc về nguyên do cội nguồn của cái “say” ở cụ Tam Nguyên khi cho rằng: Nguyễn Khuyến là một nhà nho hiển đạt, có làm quan và từ quan về q, cụ khơng có cái bải hoải, cái hối tiếc của câu ca dao nọ:

Tưởng nước giếng sâu, anh nối sợi gầu dài Ai ngờ nước giếng cạn, anh tiếc hồi sợi dây

Thu gầu về rồi, có tiếc sợi dây thì nào cũng có để làm gì? Tiếc mà khơng tiếc. Tiếc vì đoạn đời mình đã đi nhầm trên một quãng đường đời.

trong, lánh đục, thoát tục. Nguyễn Khuyến đã hết sức buồn đau“ngối nhìn sơng núi xiết buồn đau”. Nhà thơ bế tắc, bế tắc đến gần tột đỉnh, ơng tìm thanh thản trong rượu, trong say, phần lớn thơ say, thơ rượu Nguyễn Khuyến viết khi đã treo Ên từ quan.

Thơ say ở bất cứ nhà thơ nào cũng thấm đẫm những chua xót đầy ắp những nỗi niềm.

Nguyễn Cơng Trứ khi xưa cũng dùng rượu đê giải sầu: Giắt láng giang sơn vào nửa túi

Rót nghiêng phong nguyệt cạn lưng bầu Hay sau này Tản Đà cũng bộc bạch bằng một tâm sự: Khi vui, vui lấy kẻo già

Cơn men dốc cả giang hà chưa say

Nói nh vậy ta càng ngẫm ta càng thấy thấm thía nỗi đau của cụ Yên Đổ lúc trầm ngâm một mình uống rượu với ngâm thơ:

Lúc hứng đánh thêm dăm chén rượu Khi buồn ngâm lao một câu thơ

(Đại lão)

Nhiều khi muốn cởi bỏ nỗi lo nhưng nào có được, càng muốn cởi bỏ càng nh muốn mắc vào:

Túi vũ trụ mặc đàn sau gánh vác Duyên hội ngộ là duyên tuổi tác

Chén chú, chén anh, chén tôi, chén bác Cuộc tỉnh say say tỉnh một vài câu

Tỉnh lại say, say lại tỉnh quả thực nỗi buồn không thể nào vơi, uống càng say thì lại càng tỉnh, càng tỉnh lại càng muốn uống say. Có ai khi say mà nhận mình là say đâu. Nhà thơ đâu có say, ơng rất tỉnh, tỉnh lắm tỉnh để

mà nhìn ra cuộc đời, say để mà thoả sức chửi, say để mà quên. Cái say Êy cũng có khi là say sưa thật, dở dở ương ương:

Câu thơ được chửa, thưa rằng được Chén rượu say rồi, nói chửa say

(Tự thuật)

Quả thực một tuý ông ngất ngưởng cứ hiện diện đâu đó trong thơ Nguyễn Khuyến, khi đớn đau, khi say mèm, và cũng có khi rất tỉnh:

Đời trước thánh hiền đều vắng vẻ Có người say rượu tiếng còn nay Cho nên say, say khướt cả ngày Say mà chẳng biết rằng say ngã đùng

(Uống rượu vườn Bùi)

Nhưng lúc nào cũng đớn đau, lúc nào cũng dằn vặt: Kẻ ở trên đời lo lắng cả

Nghĩ ra ông sợ cái ông này

(Tự thuật)

Và khi nào cũng buồn đau, cô lẻ:

Đời loạn đi về như hạc độc Tuổi già hình bóng tựa mây cơi

(Gửi bạn)

Để giữ cho thiên lương khơng bị hoen ố “đắp tai cài trốc” trước xã hội nhiễu nhương đó là nỗi đau của kẻ có lương tri mà bất lực.

Mang phẩm chất cao đẹp, trong sáng Nguyễn Khuyến đã từng ví mình như ơng “phỗng đá”:

Ơng đứng làm chi đó hỡi ơng Trơ trơ nh đá vững nh đồng

Đêm ngày gìn giữ cho ai đó Non nước đầy vơi có biết khơng?

Biết chứ, sao không? Biết nên mới đau, biết nên mới phải là ông phỗng đá. Tuy không đủ sức để lay chuyển đất trời nhưng ơng cũng biết tách mình ra khỏi guồng máy tội lỗi để tránh phải tội với dân tộc, với nước non. Ông chỉ biết đứng chờ và cảnh tỉnh, cảnh tỉnh cho những kẻ nh con thiêu thân ham hè danh lợi, bị đồng tiền làm mờ mắt mà bán rẻ danh phẩm, bán rẻ đất nước.

Mượn hình ảnh bà “gái gố”, nhà thơ đã bày tỏ rõ lịng mình. Khi chế độ phong kiến thực dân Êy khơng chịu buông tha cho nhà thơ và luôn mời gọi ông ra làm quan giúp chúng với biết bao nhiêu những cám dỗ:

Chàng chẳng biết gái này gái goá Buồn nằm suông, suông cả áo cơm

Thương thì gạo vải cho vay

Lấy chồng thì gái gố này xin can

(Lời gái goá)

Hay Nguyễn Khuyến tự nguyện là một “Mẹ mốc”: So danh giá ai bằng mẹ mốc

Ngồi hình hài gấm vóc chẳng thêm ra Tấm hồng nhan đem bơi xấu xố nhồ Làm thế để cho qua mắt tục

(Mẹ mốc)

Mét anh mù:

(Tạ người cho hoa trà)

Mét anh giả điếc:

Hái anh, anh cứ ậm à

( Anh giả điếc)

Tại sao cứ phải giả ngây giả dại như vậy để làm gì? Quả thực đó là nỗi đau mà cụ nghè Yên Đổ luôn phải dằn vặt trong suốt các quãng đời còn lại nơi chốn quê nhà. Làng quê cảnh vật thanh bình là vậy nhưng lịng người thì lại chẳng được thanh bình. Nhà thơ ước chi được như anh “giả điếc”:

Khi vườn sau, khi ao trước, khi điếu thuốc, khi miếng trầu Khi chè chuyên năm bẩy chén, khi Kiều lẩy một vài câu

(Anh giả điếc)

Nhưng chỉ là giả điếc để cho qua mắt tục chứ thực sự thì có điếc đâu. “Sự trở về” quê hương sống Èn dật Êy quả thực là một bước ngoặt rất lớn trong cuộc đời của Nguyễn Khuyến, chính điều này đã quyết định việc Nguyễn Khuyến trở thành một nhà thơ tiêu biểu, một cây bút xuất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam. Sự cởi bá quan trọng hơn hết trong cuộc trở về mang ý nghĩa hồi sinh quý giá của con người Nguyễn Khuyến. Đây là sự cởi bỏ những gì hữu danh vơ thực, cởi bỏ những gì mà nhà thơ lầm tưởng ở đoạn đời phía trước đã khốc lên mình. Đây là một sự cởi bỏ chứ khơng phải là mất mát nên Nguyễn Khuyến có đau đớn nhưng khơng bi kịch. Nói như vậy thì có vẽ mâu thuẫn nhưng đọc thơ ơng mới thấu hiểu được tâm trạng của ơng: tiếng khóc bên trong của Nguyễn Khuyến chuyển ra ngồi trở thành tiếng cười. Chính vì thế mà nhà thơ đã tự trào bằng tiếng cuời chua cay, đã vạch rõ con người thối chí bế tắc của mình:

Cờ đương dở cuộc khơng cịn nước Bạc chửa thâu canh đã chạy làng

Thật là thương cảm và xót xa cho một tấm lịng n Đổ. Nhưng vượt lên nỗi đau Êy ta chỉ thấy một lão ông đeo bầu rượu trong làng say này đẹp nh một ông tiên:

Thung thăng chiếc lá rượu lưng bầu

(Lụt hỏi thăm bạn)

Hay đẹp nh một ngư ơng n bình mà thanh thản ngồi câu cá bên ngõ trúc quanh co của làng quê Việt Nam. Thật là một ơng tiên với sở thích ngâm thơ, thưởng nguyệt, rượu bầu, thốt tục!

Một phần của tài liệu nghiên cứu thơ nôm tự trào của nguyễn khuyến và tú xương (Trang 35 - 42)