CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT TỰ TRÀO 3.1 Nghệ thuật xây dựng hình tượng tự trào
3.2.3.2. Ngôn ngữ bác học trong thơTú Xương
Khác với Nguyễn Khuyễn, ngôn ngữ bác học xuất hiện rất Ýt trong thơ tự trào của Tú Xương. Điều này cũng dễ hiểu vì Tú Xương được mệnh danh là một nhà thơ trào phúng thị dân. Do vậy ngôn ngữ thị dân mới chính là thế mạnh của nhà thơ. Ta chỉ có thể tìm thấy rất Ýt ỏi những vần thơ tự trào của ông viết bằng thứ ngôn ngữ bác học cao quý. Đó là lúc nhà thơ bày tỏ quan điểm của mình thơng qua hình tượng chú Mán:
Hổ sinh ra lúc thời này
An thân mệnh thế dấu tay anh hùng Không danh cho dễ vẫy vùng
....
Chốn quyền môn luồn cúi mặc ai ai Ngoài cương toả thảnh thơi ai đã biết
(Bần nhi lạc)
Hay trong bài “Hỏng khoa Canh Tý”, Tú Xương giễu bản thân mình cơng danh dang dở mà hổ thẹn với đời:
Nghĩ đến chữ “Nam nhi đắc chí” thêm nỗi thẹn thùng Ngẫm đến câu “quyền thổ trùng lai” nói ra ngập ngọng
Nh vậy ta thấy dùng ngôn ngữ bác học không phải là sở trường của Tú Xương nhưng khi ơng đã dùng thì cũng thật nhuần nhuyễn. Thơ văn của ơng Ýt dùng những ngôn ngữ bác học nhưng khơng phải vì thế mà thơ văn khơng cao quý. Cái cao quý của thơ văn Tú Xương là nó đã đi vào cuộc sống của chúng ta, đi vào cuộc sống của nhân dân và vẫn vẹn nguyên giá trị cho đến tận bây giờ.
Nói nh vậy để thấy việc sử dụng ngôn ngữ mang phong cách của mỗi nhà thơ. Nguyễn Khuyến sử dụng nhiều những điển tích trong thơ tự trào đã tạo nên phong cách riêng của thơ Yên Đổ. Tú Xương sử dụng nhiều ngôn ngữ thị dân đã thể hiện rõ Tú Xương là mét phong cách thơ tự trào thành thị.