CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT TỰ TRÀO 3.1 Nghệ thuật xây dựng hình tượng tự trào
3.3.1. Nghệ thuật đối lập tương phản
Trong thơ tự trào của Nguyễn Khuyến và Tú Xương chúng ta đều thấy hai nhà thơ sử dụng phần lớn thơ luật Đường. Cả hai nhà thơ đều có những cách sử dụng nghệ thuật đối lập tương phản rất hay, rất tài tình và nhuần nhuyễn. Trong bài “Than già” Nguyễn Khuyến viết:
Mái tóc/ chịm xanh chịm lốm đốm Hàm răng/ chiếc rụng chiếc lung lay Nhập nhèm/ bốn mắt tranh mờ tỏ
Khấp khểnh/ ba chân dở tỉnh say
Với cách đối “Mái tóc” với “hàm răng”, “chịm xanh chịm lốm đốm” với “chiếc rụng chiếc lung lay”, câu thơ có nghệ thuật đối, cùng với những ngơn ngữ hết sức hóm hỉnh. Hai câu thơ đầu toát lên tiếng cười cho người đọc về cái dáng vẻ bề ngoài của nhà thơ, nhưng hai câu sau có “bốn mắt” đối với “ba chân”, “nhập nhèm” đối với “khấp khểnh” thì mới thật hay, mới cho ta thấy được hết cái vẻ buồn cười đáng thương của ông già Yên Đổ nửa tỉnh nửa say.
Trong bài “Than nợ” nhà thơ cũng có một cách đối rất hay thể hiện rất rõ nỗi khổ nhục của người bị nợ nần chồng chất:
Quản chi cơng nợ có là bao Nay đã nên to đến thế nào Lãi mẹ lãi con sinh đẻ mãi
Chục năm chục bẩt tính nhiều sao Ra đường /kẻ cả dừng chân hỏi Vào cửa /người sang ngửa mặt chào Quyết chí /phen này trang trải sạch Cho đời/ rõ mặt cái thằng tao
Cách đối “ra đường” với “vào cửa”, “kẻ cả - dừng chân hỏi” với “ngưòi sang - ngửa mặt chào” ta thấy cái khổ của nhà thơ ở đâu cũng bị hỏi nợ. Tưởng rằng “kẻ cả”, “người sang” nể ông mà chào hỏi khi gặp, nhưng thật trớ trêu, họ dừng chân ngửa mặt lên mà chào, tỏ vẻ khinh người, coi thường kẻ nợ. Cách đối Êy tạo nên tiếng cười có vị cay cay của nước mắt. Nhưng cách đối sau mới thật là sâu cay. Nhà thơ mang sự “quyết chí ” ra để đối với “nợ nần”, “đời” đối với “cái thằng tao” như thể một sự tương phản giữa cái cao cả là sự “quyết chí” và “đời” với cái tầm thường nhỏ nhoi là “trả nợ” và “cái thằng tao”. Cách đối Êy cho ta thấy
cái phẫn uất của Nguyễn Khuyến đối với cuộc đời và làm tăng lên vị cay và chát trong giọng cười của nhà thơ.
Cũng giống nh Nguyễn Khuyến, Tú Xương dùng nghệ thuật đối lập tương phản để tạo thêm sức mạnh cho tiếng cười trong thơ . Trong thơ của Tú Xương, ta bắt gặp hình ảnh đối lập tương phản rất mạnh bạo, nó thể hiện rất rõ cái ngơng của ông Tú, cái phẫn uất của nhà thơ đối với cuộc đời, Ông dám xem thường tất cả. Khi ơng đem “trời” đối với “chó” thì thật là sự phẫn uất Êy đã lên đến đỉnh điểm:
“Tế”/ đổi làm cao mà chã thế Kiện/ trông ra tiệp hỡi trời ôi
(Háng thi)
Tương truyền nhà thơ Nguyễn Khuyến khi biết được câu thơ đó của Tú Xương cũng đã hoạ lại:
Rằng hay thì thật là hay
Đem “trời” đối “chó” lão này khơng ưa
Hay khi nói về bản thân mình Tú Xương cũng khơng ngần ngại đưa tính nịnh vợ đối với vẻ khinh đời của ơng:
Vuốt râu nịnh vợ – con bu nã Quắc mắt khinh - đời cái bộ anh
(Tự cười mình)
Điều này khiến cho Tú Xương trở nên rÊt đặc biệt. Với vợ thì ơng thường mềm mỏng, ngọt ngào, dùng những lời “nịnh” hết sức dễ thương nhưng đối với đời thì ơng khơng ngần ngại “quắc mắt khinh đờ”i. Có lẽ cái thời thế Êy khơng có gì khiến Tú Xương phải tơn trọng cả. Tú Xương đem sự “nịnh vợ” đối với “vẻ khinh” quả thực là một cách đối hết sức độc đáo nó làm nổi bật thêm tính cách của nhà thơ.
Cuộc sống cũng khơng dễ dàng gì, trong sáng tác của Tú Xương đã có những câu thơ nói lên cuộc sống cực nhọc của gia đình nhà thơ:
Van nợ/ lắm khi trào nước mắt Chạy ăn/ từng bữa tốt mồ hơi
(Than nghèo)
Cùng với cách đối trong hai câu thơ ta càng cảm nhận được sự chua xót của nhà thơ đối với cái nghèo. Càng thấy được việc lo toan cho cuộc sống để có đủ cơm ăn áo mặc không phải là điều đơn giản ta càng thấy nhà thơ ln có một sự kính phục, thầm biết ơn bà Tú – người vợ đảm đang của mình.
Với nghệ thuật đối giữa hai câu thơ hay trong cùng một câu thơ của Nguyễn Khuyến và Tú Xương, người đọc chóng ta càng cảm nhận được tâm sự của cả hai nhà thơ và qua đó cũng thấy được cái tài sử dụng ngôn từ của họ.