CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT TỰ TRÀO 3.1 Nghệ thuật xây dựng hình tượng tự trào
3.1.2. Hình tượng miêu tả trực tiếp
Kiểu nghệ thuật sử dụng hình tượng miêu tả trực tiếp, cả Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên hình tượng nghệ thuật này là hình tượng chủ đạo trong phong cách tự trào của Tú Xương. Nguyễn Khuyến cũng sử dụng hình thức nghệ thuật này nhưng Ýt hơn.
Tam nguyên Yên Đổ sử dụng hình tượng miêu tả trực tiếp trong thơ tự trào thường nhẹ nhàng hơn và chân thực hơn, hầu hết đó là những vần thơ tự trào về dáng vẻ bên ngoài của bản thân
Còng chẳng giầu mà cũng chẳng sang Chẳng gầy chẳng béo chỉ làng nhàng
(Tự trào)
Tóc bạc bao giờ khơng biết nhỉ Răng long ngày trước hãy còn đây
(Tự thuật)
Thêm tuổi thêm được tóc râu phờ …..
Xuân về ngày loạn càng lơ láo
(Ngày xuân dặn các con)
Ngược lại, Tú Xương đã sử dụng triệt để nghệ thuật miêu tả trực tiếp để tự trào về dáng vẻ của mình bằng cách tự bơi đen mình
Ở phè Hàng Nâu có phỗng sàch Mắt thời thao láo, mặt thời xanh
(Tự cười mình)
Có khi ơng cịn chỉ đích danh tên họ của mình Ở Vị Xun có Tú Xương
Dở dở lại ương ương Cao lâu thường ăn quỵt
Thố đĩ lại chơi lường.
(Tự vịnh)
Khi tự trào về bản thân với cái sự dốt nát và thói hư tật xÊu, Tú Xương cũng khơng ngần ngại mà nói thẳng thừng, trực diện.
Có một thầy: Dốt chẳng dốt nào Chữ hay chữ lỏng … Sách vở mập mê Văn chương lóng ngóng (Háng khoa Canh Tý) Hay Có mét cơ gái Ni mét thầy đồ Quần áo rách rưới Ăn uống xơ bồ
(Thầy đồ dạy học)
Nói đến sự vơ tích sự của mình Nguyễn Khuyến cũng chỉ bóng gió xa xơi với cầu thơ khá nhẹ nhàng:
Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ
(Lên lão)
Cịn Tú Xương thì ví mình như là chú cuội Ngồi đây chẳng hơn gì chú cuội
Nh vậy với nghệ thuật sử dụng hình tượng miêu tả trực tiếp thì ta thấy, Tú Xương là một đại biểu xuất sắc. Có lẽ kiểu tự trào nh vậy trước Tú Xương chưa từng có ai làm được cịn với Nguyễn Khuyến ơng vần ln giữ phong cách của mình nhẹ nhàng kín đáo của một nhà nho.