Nghệ thuật cường điệu phóng đạ

Một phần của tài liệu nghiên cứu thơ nôm tự trào của nguyễn khuyến và tú xương (Trang 107 - 111)

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT TỰ TRÀO 3.1 Nghệ thuật xây dựng hình tượng tự trào

3.3.3. Nghệ thuật cường điệu phóng đạ

Cường điệu, phóng đại là cách diễn đạt nói quá lên gấp nhiều lần những thuộc tính của khách thể nhằm để làm nổi bật bản chất của đối tượng cần miêu tả, gây Ên tượng mạnh mẽ. Và đây là một trong những nghệ thuật

Khá tiêu biểu ở cách nói này trong thơ tự trào của Nguyễn Khuyến là bài thơ “Bạn đến chơi nhà”:

Đã bấy lâu nay bác tới nhà Trẻ thời đi vắng chợ thời xa Ao sâu nước cả khôn chài cá Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà Cải chửa ra cây cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn mướp đơm hoa Đầu trị tiếp khách trầu khơng có Khách đến chơi đây ta với ta

Quả thực, ta thấy với bài thơ này, sự thiếu thốn đạm bạc trong hoàn cảnh của nhà thơ đã được cường điệu hố lên rất nhiều, cái gì cũng khơng có, đến một miếng trầu cũng khơng có, chỉ có “ta với ta”. Với cách nói này, nhà thơ đã tạo giọng cười rất hóm hỉnh, nhẹ nhàng mà tế nhị, rất phù hợp với phong cách của nhà thơ.

Trong bài thơ “Than già”, để đặc tả vẻ bề ngồi của mình, Nguyễn Khuyến cịng miêu tả bản thân mình trơng thật khốn khổ và khơi hài:

Mái tóc chịm xanh chịm lốm đốm Hàm răng chiếc rụng chiếc lung lay Nhập nhèm bốn mắt tranh mờ tỏ Khấp khểnh ba chân dở tỉnh dở say Còn một nỗi này thêm chán ngắt Đi đâu cũng giở cối cùng chày

Nh vậ, qua những vần thơ trên ta không chỉ thấy một Nguyễn Khuyến thâm trầm kín đáo và thâm thuý, ta cịn thấy một Nguyễn Khuyến khá khơi hài, hóm hỉnh và vui vẻ.

Cũng dùng thủ pháp cường điệu phóng đại, Tú Xương thường bóp méo, bơi xấu bản thân mình thật xấu, thậm chí thành quái dị và lố bịch trong những vần thơ ơng vẽ chân dung mình:

Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành Mắt thời thao láo, mặt thời xanh Vuốt nịnh vợ, con bu nã

Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh! Bài bạc kiêụ cờ cao nhất xứ, Rượu chè trai gái đủ tam khoanh

(Tự cười mình)

Hay là:

Quần áo rách rưới Ăn uống xô bồ

Ngệ thuật cường điệu vẽ nên một hình hài thật quái dị: Râu rậm bằng chổi

Đầu to tày giành

Hoặc nói đến việc học hành chữ nghĩa của bản thân ông viết: - Dốt chẳng dốt nào

Chữ hay chữ lỏng - Văn dốt võ dát

- Sờ bụng thầy không một chữ gì

Thực tế ai cũng biết, ơng Tú văn hay chữ tốt, ngôn ngữ sắc nhọn. Việc ơng cường điệu hố bản thân mình bằng những gì xấu xa nhất như: “Cao lâu thường ăn quỵt.Thổ đĩ lại chơi lường” chỉ nhằm mục đích làm mất đi tỉ lệ thực của thực tế nguyên mẫu, để tạo ra hình tượng gây cười để tự chế giễu bản thân.

Ở những bài thơ Tú Xương giễu cái nghèo của mình, nghệ thuật cường điệu được sử dụng ở mức độ cao nhất

Tết nhất năm nay khéo thật là Một mâm mứt rận mới bày ra Xanh đồng thắng lại đen rưng rức Áo đụp bò ra béo thực thà

Kẹo chú Triều- châu đâu đọ được Bánh bà Hanh- tụ cịng thua xa Sang năm quyết mở ngơi hàng mứt Lại rưới thêm vào tí nước hoa

(Sắm tết)

Cách nói cường điệu phóng đại nh vậy khiến ta thật bất ngờ, nó khiến ta bật cười nhưng cũng thật xót xa. VÉn biết gia cảnh của nhà thơ không đến nỗi nghèo khổ nh vậy song ta vẫn cảm giác thật chua xót. Vừa làm cho chóng ta buồn cười lại vừa cảm thấy xót xa, Êy chính là cái tài tự trào hóm hỉnh của nhà thơ.

Nh vậy ta thấy cả Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều đã sử dụng nghệ thuật cường điệu phóng đại một cách rất tài tình, theo phong cách riêng của từng nhà thơ, để tạo nên những tiếng cười khi thì sảng khối, khi thì chua cay.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thơ nôm tự trào của nguyễn khuyến và tú xương (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w