Ngôn ngữ bác học trong thơ tự trào của Nguyễn Khuyến

Một phần của tài liệu nghiên cứu thơ nôm tự trào của nguyễn khuyến và tú xương (Trang 100 - 101)

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT TỰ TRÀO 3.1 Nghệ thuật xây dựng hình tượng tự trào

3.2.3.1. Ngôn ngữ bác học trong thơ tự trào của Nguyễn Khuyến

Nếu nh ngôn ngữ dân gian được Tú Xương dùng nhiều hơn trong thơ Tự trào thì Nguyễn Khuyến lại nổi trội hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ bác học. Có lẽ cũng dễ hiểu, vì Nguyễn Khuyến là bậc đại nho ngẫm cười cho cái thân phận hẩm hiu của mình. Nhà thơ đã dùng nhiều những điển tích của Trung Quốc để thể hiện tâm trạng u uất, cái cười xót xa cho một thân phận nh “lan nở trong hang tối” dẫu có thơm tho cũng chẳng ai biết. Cái số phận của người tài cao giống nh kẻ “hồng nhan bạc mệnh”:

Một khúc đêm khuya tiếng giã chầy Nửa chen nước mắt nửa từng mây Nghĩ mình vườn cũ vừa lui bước Ngán kẻ phương trời chẳng dứt dây Bẻ liễu thành đài thôi cũng xếp Trồng lan ngõ tối ngát nào hay Từ xưa mặt ngọc ai là chẳng Chén rượu bên đèn luống tỉnh say

(Nghe hát đêm khuya)

Hay để giãi bày việc nhà thơ về quê ở Èn, Nguyễn Khuyến cũng đã sử dụng nhiều những điển tích một cách uyển chuyển để nói rằng việc về quê của ông cũng giống nh rất nhiều các danh sĩ xưa từng làm thế. Và việc bá quan cũng là việc do thời thế xui khiến. Chỉ có nhà thơ mới thấu hiểu được tâm trạng của một người chạy trốn thời thế, chạy trốn xã hội:

Bành Trạch cầm xoay ngâm trước ghế Ôn công rượu nhạt chuốc chiều xuân Ngọn gió đông ngoảnh lại lệ đầm khăn Tính thương hải tang điền qua mấy lớp Người chớ giận Lỗ Hầu chẳng gặp …

(Trở về vườn cũ)

Chỉ qua hai bài thơ tiêu biểu ta đã thấy cái tài uyên thâm, hiểu biết sâu rộng của Nguyễn Khuyến. Không cần phải sử dụng nhiều ngôn từ mà chỉ thông qua những điển tích, chóng ta có thế thấu hiểu tâm sự của nhà thơ về thân phận của mình:

Cờ đương dở cuộc không còn nước Bạc chửa thâu canh đã chạy làng

(Tự trào)

Đó là cách thể hiện tâm trạng cô đọng nhất, hiệu quả nhất, kín đáo nhất, đúng với phong cách của một nhà nho ưu thời mẫn thế.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thơ nôm tự trào của nguyễn khuyến và tú xương (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w