PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu nghiên cứu thơ nôm tự trào của nguyễn khuyến và tú xương (Trang 111 - 114)

1. Hồn cảnh xã hội đã góp phần tạo ra cho Văn học trung đại Việt Nam của thế kỷ XIX hai nhà thơ trào phúng kiệt xuất là Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Họ là những nhà nho sớm tìm đến phong cách trào phúng và đặc biệt ở mảng thơ tự trào họ đều là những nhà thơ tiêu biểu cho mét phong cách trào phúng chủ thể.

Nguyễn Khuyến là một bậc đại nho, văn hay chữ tốt, công danh thành đạt, thời thế đã buộc ông về quê để sống qng đời cịn lại. Nhưng chính ở nơi thơn q xóm vắng Êy đã sinh ra một nhà thơ lớn thấm đượm chất thơ thôn giã. Cùng với phong cảnh làng quê thanh bình, một tư chất thâm trầm mà cao quý đã tạo nên ở Nguyễn Khuyến một giọng thơ trào phúng thâm trầm kín đáo nhưng cũng khơng kém phần sắc sảo, sâu cay, dí dám.

Tú Xương từ khi sinh ra và lớn lên và cho đến lúc qua đời, nhà thơ chưa hề rời xa Thành Nam, xa dịng sơng Vị sau phố Hàng Nâu luôn ồn ào tấp nập buôn bán, chưa hề xa nơi đô thị, nơi phồn hoa xơ bồ đang buổi giao thời. Mét con người có tài, có chí nhưng một đời khơng toại nguyện. Tất cả những điều đó đã kết tụ lại trong con người Tú Xương để ông bật ra những vần thơ, tiếng cười dữ dội quyết liệt.

Nếu Nguyễn Khuyến có một con đường cơng danh thành đạt thì Tú Xương ln thất bại. Nợ cơng danh ông vẫn chưa trả, ông ôm theo mối hận xuống tận suối vàng. Hận bản thân mình, hận thời hận thế, mét con người tài cao xuất chúng suốt mười sáu năm ròng đèn sách với tám lần đi thi vẫn khơng thể qua nổi bậc tú tài. Có lẽ vì thế mà giọng điệu tự trào của Tú Xương rất chua cay, khơng khoan nhường.

Có rất nhiều yếu tố tạo nên sự khác nhau trong thơ tự trào của Nguyễn Khuyến và Tú Xương nhưng có một đường ranh giới khá rõ ràng. Nguyễn

Khuyến nơi làng quê, thấm đượm vẻ nhẹ nhàng vốn thuần khiÕt và chất phác. Tú Xương nơi đơ thị xơ bồ thì rất góc cạnh, sắc sảo. Thơ tự trào của hai ông cùng thể hiện tâm trạng nhưng mỗi nhà thơ bộc lộ bản thân mình một cách rất khác nhau.

Thơ Tù Trào của Nguyễn Khuyến thể hiện những kiểu cười giễu cợt bản thân nhưng đó là tiếng cười theo kiểu tự trào của các danh nho xưa. Giễu mình mà để tự khẳng định mình. Với hướng tự trào nh vậy, Nguyễn Khuyến vẫn chưa thốt ra được dịng thơ tự trào theo hướng khẳng định bản ngã trong thơ trào phúng nhà nho. Nói nh nhà nghiên cứu Đồn Hồng Ngun thì “đây có thể là một biểu hiện của sự vùng vẫy nhằm thốt ra khái khn khổ thi pháp văn chương trung đại”

Thơ Tù Trào của Tú Xương thật ra là một sự bứt phá. Ông đã tạo ra một kiểu thơ tự trào phúng thế thị dân, một kiểu tự trào mang đậm cái tôi, kiểu tự trào bôi xấu bản thân tạo ra cái cười châm biếm chế giễu bản thân rất quyết liệt. Ông châm biếm bản thân, chế giễu bản thân khơng phải là để tự khẳng định mình mà là một cách giải thốt. Đó là tiếng cười giải thốt, giải thốt bản thân ra khỏi sự u uất, bí bách, bất mãn với mình với đời. Với kiểu tự trào thị dân nh vậy, Tú Xương đã tạo nên sắc thái hiện đại trong văn chương của nhà nho.

Cùng với việc vận dụng một cách sáng tạo những câu tục ngữ, thành ngữ dân gian là kiểu ngôn ngữ thông tục của đời sống. Cả hai nhà thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã đem văn chương đến gần với những người dân lao động hơn với những vần thơ dễ nhí, dễ thuộc. Điều này đã góp phần tạo nên một bước tiến mới trong văn học Việt Nam.

Với đề tài nghiên cứu này chúng tơi mong muốn sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc dạy học thơ văn Nguyễn Khuyến và Tú Xương trong nhà trường. Đề tài luận văn giúp chúng ta hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn tâm tư tình

cảm của hai nhà thơ, thấy được tài năng của từng nhà thơ cũng như phong cách riêng của mỗi người thơng qua bộ phận thơ tự trào.

Luận văn góp phần làm sáng tỏ những đặc điểm khác nhau, những giọng điệu tự trào riêng của mỗi nhà thơ thông qua việc nghiên cứu nội dung tự trào.

Về mặt nghệ thuật tự trào, mỗi nhà thơ có mặt mạnh riềng và đều là những nhà thơ xuất chúng.Vì thế ở phần này chúng tơi đặt hai phong cách tác giả dưới góc nhìn so sánh để từ đó góp phần khẳng định lại hai phong cách thơ của Nguyễn Khuyến và Tú Xương

Đặt thơ tự trào của Nguyễn Khuyến và Tú Xương dưới góc nhìn so sánh khơng phải để xác định ai hơn ai mà để từ đó ta thấy được tài năng cũng như phong cách của từng nhà thơ.

2. Luận văn của chúng tơi có thừa hưởng rất nhiều những thành quả nghiên cứu về thơ tự trào của Nguyễn Khuyến và Tú Xương nói riêng về thơ và đời của hai tác giả nói chung. Nói về thơ tự trào của các nhà thơ trung đại thì có rất nhiều. Vì vậy nếu được phát triển đề tài cao hơn nữa chúng tôi sẽ đi khai thác và so sánh toàn bộ phần thơ tự trào của các nhà thơ trung đại Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu thơ nôm tự trào của nguyễn khuyến và tú xương (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w