Hệ thống chỉ tiêu phân tích bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 – DN)

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần đầu tư dịch vụ hưng hải (Trang 25 - 31)

1.3.2.1.1. Phân tích sự biến động tài sản và nguồn vốn

Phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá tình hình quy mô tài sản và nguồn vốn cũng như biến động của từng loại tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp.

Phân tích sự biến động của tài sản, nguồn vốn được thực hiện bằng cách so sánh cả tổng số và từng loại, từng chỉ tiêu tài sản, nguồn vốn cuối kỳ với đầu kỳ để xác định chênh lệch tuyệt đối và tương đối của tổng số tài sản cũng như từng loại, từng chỉ tiêu tài sản, nguồn vốn.

Bảng 1.1. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN, NGUỒN VỐN

1.3.2.1.2. Hệ thống chỉ tiêu phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Phân tích cơ cấu tài sản nhằm đánh giá tình hình phân bổ vốn của doanh nghiệp hợp lý hay không, có phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh hay không.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng tổ chức huy động vốn, khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn được tiến hành bằng cách xác định tỷ trọng từng loại, từng chỉ tiêu tài sản, nguồn vốn chiếm trong tổng của nó ở đầu kỳ và cuối kỳ, so sánh tỷ trọng của từng loại, từng chỉ tiêu cuối kỳ với đầu kỳ; căn cứ vào kết quả xác định và kết quả so sánh để đánh giá cơ cấu phân bổ vốn, cơ cấu nguồn vốn và sự thay đổi cơ cấu.

(1) Cơ cấu tài sản cho biết tỷ lệ của tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của doanh nghiệp như thế nào. Để đánh giá chi tiết cơ cấu đầu tư vốn

kinh doanh của doanh nghiệp có thể sử dụng chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản của doanh nghiệp gọi là tỷ trọng từng loại tài sản xác định theo công thức:

Tỷ trọng từng chỉ tiêu tài sản =

Giá trị từng chỉ tiêu tài sản

Tổng giá trị tài sản được xác định làm quy mô chung

x 100 (%)

Hệ số đầu tư vào tài sản ngắn hạn =

Tổng tài sản ngắn hạn

Tổng tài sản Hệ số đầu tư vào

tài sản dài hạn =

Tổng tài sản dài hạn

Tổng tài sản

Bố trí cơ cấu tài sản phản ánh việc sử dụng bình quân 100 đồng vốn thì dành ra bao nhiêu đồng đầu tư cho tài sản dài hạn và chỉ dành ra bao nhiêu đồng đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Cơ cấu này tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh của từng doanh nghiệp, nếu là doanh nghiệp sản xuất thì số vốn chủ yếu đầu tư vào tài sản dài hạn, còn nếu là doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì tập trung đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Hệ số đầu tư vào tài sản dài hạn nói lên sự quan trọng của tài sản dài hạn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, phản ánh khả năng trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, quy trình công nghệ, năng lực sản xuất, hướng phát triển trong tương lai và mức độ cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Cơ cấu tài sản =

Tổng tài sản ngắn hạn

Tổng tài sản dài hạn Hệ số đầu tư

tài chính =

Các khoản đầu tư tài chính

Tổng tài sản Hệ số đầu tư

bất động sản =

Bất động sản đầu tư

Tổng tài sản

những chỉ tiêu phản ánh cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua chính sách huy động vốn. Mỗi doanh nghiệp, mỗi thời kỳ luôn tồn tại một cơ cấu nguồn vốn mà tại đó chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp là nhỏ nhất và giá trị của doanh nghiệp là cao nhất, đó chính là cơ cấu nguồn vốn tối ưu. Các chỉ tiêu chi tiết phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp gọi là tỉ trọng từng nguồn vốn, được xác định:

Tỷ trọng từng chỉ tiêu nguồn vốn =

Giá trị từng chỉ tiêu loại vốn

Tổng giá trị nguồn vốn được xác định làm quy mô chung

x 100 (%)

Cơ cấu nguồn vốn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: hệ số nợ trên nguồn vốn, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, hệ số nợ trên vốn điều lệ và được xác định như sau: Hệ số nợ trên tổng nguồn vốn = Nợ phải trả Tổng nguồn vốn Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Hệ số nợ trên vốn điều lệ = Nợ phải trả Vốn điều lệ

Bảng 1.2. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN, NGUỒN VỐN

1.3.2.1.3. Các chỉ tiêu phân tích tình hình tài trợ của doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài trợ của doanh nghiệp là nhằm xem xét tình hình sử dụng nguồn tài trợ của doanh nghiệp, sự ổn định của chính sách tài trợ.

Chính sách tài trợ phản ánh mối quan hệ ràng buộc giữa tài sản với nguồn hình thành tài sản trên cả 3 phương diện: Thời gian, giá trị và hiệu quả. Hoạt động tài trợ lấy việc tối thiếu hoá chi phí sử dụng vốn trên cơ sở tôn trọng các ràng buộc chiến lược về cấu trúc tài chính, quy mô phát triển và quan hệ của doanh nghiệp với môi trường kinh doanh làm mục tiêu. Cơ sở dữ liệu phân tích tình hình tài trợ của doanh nghiệp là Bảng cân đối kế toán, thông qua các chỉ tiêu sau:

- Vốn lưu chuyển: Phản ánh tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn theo 2 phương diện: Tính cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản; cân đối về thời gian vận động của tài sản và nguồn vốn.

ngắn hạn ngắn hạn dài hạn dài hạn - Nhu cầu vốn lưu chuyển: Là nhu cầu vốn cần tài trợ để dự trữ hàng tồn kho và cấp vốn tín dụng cho các bên quan hệ tài chính với doanh nghiệp sau khi đã cân đối với nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại ngắn hạn của kỳ đó.

Nhu cầu vốn lưu chuyển = Hàng tồn kho + Các khoản phải thu ngắn hạn - Các khoản phải trả ngắn hạn

- Xác định nguồn tài trợ: Tổng cộng các chỉ tiêu nguồn vốn tăng do huy động thêm và chỉ tiêu tài sản giảm do thu hồi các khoản đầu tư hoặc bán thanh lý.

- Xác định sử dụng nguồn tài trợ: Tổng cộng các chỉ tiêu tài sản tăng do chi dùng vốn đầu tư mua sắm, xây dựng thêm tài sản và chỉ tiêu nguồn vốn giảm.do hoàn trả các nguồn vốn đã huy động trược đó.

- Hệ số tự tài trợ:

Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản = 1 - Hệ số nợ

Hệ số tự tài trợ phản ánh mức độ độc lập hay phụ thuộc về vốn của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, khả năng tự tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình.

Hệ số tài trợ thường xuyên =

Nguồn vốn thường xuyên

Tài sản dài hạn

- Hệ số tài trợ tài sản cố định: Chỉ tiêu này phản ánh vốn chủ sở hữu tài trợ được bao nhiêu phần tổng TSCĐ hiện có của doanh nghiệp.

Hệ số tự tài trợ

TSCĐ =

Vốn chủ sở hữu Tài sản cố định

- Hệ số đầu tư vốn: Chỉ tiêu này phản ánh số vốn đã đầu tư huy động trong từng kỳ chiếm bao nhiêu phần trong tổng vốn kinh doanh.

Hệ số sử dụng vốn =

Vốn sử dụng Tổng tài sản cuối kỳ

Bảng 1.3. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP

1.3.2.1.4. Các chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Trong quá trình hoạt động kinh doanh luôn phát sinh quan hệ kinh tê giữa doanh nghiệp với các đối tượng. Vì vậy, việc phát sinh các khoản công nợ phải thu, công nợ phải trả là một tất yếu. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải quản lý các khoản công nợ như thế nào để không tác động tiêu cực đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần đầu tư dịch vụ hưng hải (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w