Điều chỉnh cơ cấu vốn chủ sở hữu và kế hoạch nguồn vốn

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần đầu tư dịch vụ hưng hải (Trang 101 - 102)

e. Về quy trình phân tích

3.1.2.4. Điều chỉnh cơ cấu vốn chủ sở hữu và kế hoạch nguồn vốn

Cơ cấu vốn vốn tối ưu là cơ cấu đồng thời tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí vốn của doanh nghiệp. Việc sử dụng nợ giúp doanh nghiệp có vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và lãi từ sử dụng nợ không bị tính thuế. Tuy vậy, việc sử dụng nợ quá nhiều sẽ tạo áp lực trả nợ và rủi ro phá sản với cơng ty. Hơn nữa, nếu doanh nghiệp tìm đến nguồn vốn vay của ngân hàng sẽ phải tuân thủ ngun tắc tín dụng cũng như địi hỏi của ngân hàng về tài sản thế chấp, dự án kinh doanh, giám sát…Nhà đầu tư thì ln địi hỏi lợi tức cao hơn so với lãi vay. Vì vậy, việc xác định cơ cấu vốn tối ưu một cách chính xác là cực kỳ khó khăn.

Để tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý và điều chỉnh kế hoạch nguồn vốn phải tuân thủ 5 nguyên tắc dưới đây:

Nguyên tắc thứ nhất: Hoạch định cơ cấu vốn phải đảm bảo sự phù hợp giữa

thời gian đáo hạn các nguồn tài trợ với chu kỳ sinh lời của tài sản đầu tư. Nguyên tắc này được xây dựng dựa trên một thực tế là các nguồn tài trợ có thời gian đáo hạn rất khác nhau, trong khi thời gian tạo ra các nguồn tiền của các loại tài sản cũng khơng giống nhau. Vì vậy, để đảm bảo doanh nghiệp có khả năng thanh tốn ở bất kỳ thời điểm nào, giảm thiểu rủi ro về tài chính thì việc tài trợ và cơ cấu vốn cần có sự tương thích giữa thời gian được quyền sử dụng vốn với chu kỳ sinh lời của tài sản đầu tư.

Nguyên tắc thứ hai: Hoạch định cơ cấu vốn phải tính đến ảnh hưởng của địn

bẩy tài chính và địn bẩy kinh doanh. Tác động địn bẩy tài chính và địn bẩy kinh doanh tạo nên hiệu ứng đòn bẩy tổng hợp. Tác động này có tính hai mặt: nó có thể

tạo ra những bước phát triển nhảy vọt nhưng cũng có thể đưa doanh nghiệp mau chóng đến bờ vực phá sản.

Nguyên tắc thứ ba: Hoạch định cơ cấu vốn phải đảm bảo duy trì quyền kiểm

sốt doanh nghiệp. Cơ sở của ngun tắc này là ở chỗ, chủ sở hữu ln có mục tiêu nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp. Quyền kiểm soát tỷ lệ thuận với số vốn góp.

Nguyên tắc thứ tư: Hoạch định cơ cấu vốn phải đảm bảo tính linh hoạt trong

tài trợ vốn. Tính linh hoạt trong tài trợ vốn là khả năng điều chỉnh tăng, giảm nguồn vốn cho phù hợp với sự thay đổi về nhu cầu vốn qua các thời kỳ kinh doanh.

Nguyên tắc thứ năm: Hoạch định cơ cấu vốn phải tối thiểu hóa chi phí sử

dụng vốn. Nguyên tắc này xây dựng trên quan điểm cho rằng chi phí sử dụng vốn là giá của thị trường, mỗi nguồn tài trợ có giá vốn khác nhau và giá vốn này cũng biến động theo chu kỳ kinh tế.

Căn cứ vào các ngun tắc đã trình bày trên đây, cơng ty cổ phần đầu tư dịch vụ Hưng Hải tiếp tục duy trì cơ cấu vốn trong đó vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao nhưng có sự điều chỉnh về quy mơ và thời hạn các loại vốn. Cụ thể là, việc duy trì vốn chủ sở hữu có tỷ trọng cao giúp các chủ sở hữu đảm bảo khả năng thanh toán tại mọi thời điểm, phù hợp với bối cảnh của kinh tế Việt Nam 2013 – 2014 nói chung cũng như ngành xây dựng cơ bản nói riêng. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được một phần chi phí vì lãi vay là một khoản khấu trừ thuế. Do đó, trong cơ cấu nguồn vốn, công ty tăng các khoản vay ngắn hạn, tăng địn bẩy tài chính và địn bẩy kinh doanh cũng như sự linh hoạt về mặt tài chính. Về quy mơ tổng tài sản – nguồn vốn, do công ty đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên về con số tuyệt đối sẽ có sự gia tăng, đồng thời lợi nhuận chưa phân phối sẽ tiếp tục giữ lại 100% để đưa vào nguồn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần đầu tư dịch vụ hưng hải (Trang 101 - 102)