Tai biến và biến chứng của mổ mở.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán và kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cùng lệch bên bằng phương pháp mở cửa sổ xương (Trang 92 - 95)

Theo ửzgen S. (2001) và cộng sự [64] biến chứng chung của phẫu thuật đĩa đệm thắt l−ng từ 1,6% đến 5,21% trong đó rách màng cứng là biến chứng phổ biến nhất chiếm 2,28%.

Bùi Quang Tuyển (2007) [19] nghiên cứu trên 2359 bệnh nhân mổ TVĐĐ thắt l−ng gặp biến chứng rách màng cứng là 1,17%, tổn th−ơng rễ thần

84

kinh 0,21%, chảy máu vết mổ 0,55%, nhiễm trùng vết mổ 2,07%, viêm mặt sụn đĩa đệm sau mổ 0,12%.

* Tai biến:

Chúng tôi gặp 2 tr−ờng hợp rách màng cứng chiếm tỷ lệ 1,67%. Trong đó 1 tr−ờng hợp rách ở tầng L4-L5, 1 tr−ờng hợp rách ở tầng L5-S1. Tất cả các tr−ờng hợp này đều đ−ợc khâu màng cứng ngay trong mổ. Nhiều tác giả thấy rằng, biến chứng rách màng cứng nếu không đ−ợc xử trí tốt có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề nh− rò dịch não tủy gây ra giả thoát vị màng tủy, thoát vị rễ thần kinh qua lỗ rách, viêm dính màng nhện tủy. Tai biến này th−ờng xảy ra khi tiến hành cắt dây chằng vàng hoặc quá trình kéo vén màng cứng để lấy đĩa đệm nhất là các tr−ờng hợp có viêm dính đĩa đệm kèm theo. Tất cả các tr−ờng hợp rách màng cứng đều đ−ợc khâu lại có sử dụng mảnh ghép bằng miếng cơ hoặc tổ chức mỡ hay miếng spongel.

Theo James N. Weinstein , DO, MS (2008) [39] tai biến trong mổ rách màng cứng gặp 24/807 (0,03%), tổn th−ơng rễ thần kinh 2/807 (0,002%), tổn th−ơng mạch máu 1/807 (0,001%).

* Biến chứng:

Bí tiểu là biến chứng sớm, nguyên nhân có thể do ảnh h−ởng thuốc tê tủy sống, do t− thế hoặc do lứa tuổi, do vị trí chọc kim. Nh−ng đây chỉ là các biến chứng tạm thời.

Ch−ớng bụng sau mổ cũng là một vấn đề rất đ−ợc quan tâm vì nó ảnh h−ởng đến tâm lý ng−ời bệnh. Chúng tôi gặp 9 tr−ờng hợp ch−ớng bụng vào ngày thứ 2 sau mổ chiếm 3,15%, các tr−ờng hợp này đều đ−ợc ch−ờm ấm và xoa nhẹ lên thành bụng, nếu không đỡ sẽ đặt sonde dạ dày và sonde hậu môn hoặc tiêm Prostigmin thì các triệu chứng giảm dần và khỏi. Caner H. (2000) [24] và cộng sự đ−a ra một biến chứng hiếm thấy đó là hội chứng Ogilvie với biểu hiện giãn đại tràng cấp tính. Ông cũng thông báo một tr−ờng hợp mổ TVĐĐ L4-L5 vào ngày thứ ba mà bụng vẫn ch−ớng không có nhu động ruột đ−ợc chụp X quang và siêu âm ổ bụng thấy đại tràng giãn rộng, có thể dẫn tới

85

biến chứng vỡ manh tràng hoặc thủng đại tràng nếu không đ−ợc chẩn đoán và điều trị sớm. Cũng theo tác giả thì những ng−ời béo phì, táo bón lâu ngày và dùng thuốc giảm đau kéo dài là nguyên nhân gây nên hội chứng Ogilvie. Chúng tôi cho rằng các tr−ờng hợp ch−ớng bụng của chúng tôi có thể do liệt ruột cơ năng vì ảnh h−ởng của thuốc tê tủy sống đến nhu động ruột, khi đó cả ruột non và đại tràng đều mất nhu động hoặc trong quá trình thao tác lấy đĩa đệm thì đầu của dụng cụ lấy đĩa đệm đ−a vào quá sâu làm rách dây chằng dọc tr−ớc và kích thích vào phúc mạc thành dẫn tới tình trạng liệt ruột cơ năng, còn cơ địa ng−ời bệnh của chúng tôi không béo phì nh− các bệnh nhân ở n−ớc ngoài. Mặt khác cũng chính vì triệu chứng ch−ớng bụng của chúng tôi giảm nhanh nên chúng tôi không tiến hành đ−a bệnh nhân đi chụp X quang hoặc siêu âm ổ bụng, do đó không thể khẳng định đ−ợc rằng chúng tôi có gặp hội chứng Ogilvie hay không. Nh−ng chúng tôi cho rằng nếu bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ch−ớng bụng nhanh, tăng dần sau khi đã tiến hành xử trí nh− trên mà triệu chứng giảm chậm thì cũng cần nghĩ tới khả năng gặp hội chứng Ogilvie để có thái độ xử trí sớm và kịp thời.

Nhiễm khuẩn vết mổ là biến chứng th−ờng xuất hiện sớm và đáng sợ bởi nó làm tăng cả chi phí điều trị lẫn thời gian nằm viện. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gặp 2 tr−ờng hợp chiếm 1,67%, nh−ng đều là các tr−ờng hợp nhiễm khuẩn bề mặt, ch−a có mủ mà chỉ là dịch rỉ viêm. Các tr−ờng hợp này đều đ−ợc cắt chỉ sớm và chăm sóc tại chỗ, kết hợp dùng kháng sinh toàn thân liều cao, sau đó khâu lại vết mổ thì hai là khỏi. Theo Vũ Hùng Liên (2006) [8] nhiễm khuẩn vết mổ là 0,47%; Bùi Quang Tuyển (2007) [19] là 2,07%, Davis RA. (1994) [28] 2,5%, ửzgen S. (2001) [64] tỷ lệ nhiễm khuẩn bề mặt vết mổ gặp 1,22% và nguyên nhân th−ờng ở những ng−ời cao tuổi, suy dinh d−ỡng, tiểu đ−ờng hoặc có thời gian nằm điều trị lâu ngày. Ngoài ra cũng theo ửzgen S. (2001) việc chuẩn bị tr−ớc mổ nh− vệ sinh toàn thân, vệ sinh vùng mổ và việc thay vải trải gi−ờng trong thời kỳ hậu phẫu cũng rất cần thiết để làm giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ.

86

Theo James N. Weinstein , DO, MS (2008) [39] tỷ lệ biến chứng sau mổ cũng rất thấp trong đó tụ máu vết mổ là 4/807 (0,005%), nhiễm khuẩn vết mổ là 18/807 (0,022%).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán và kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cùng lệch bên bằng phương pháp mở cửa sổ xương (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)