Đây là các dấu hiệu có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Dấu hiệu Lasègue (Nâng thẳng chân) đ−ợc áp dụng rộng rãi nh− một thăm khám lâm sàng đầu tiên đối với bệnh nhân đau l−ng thấp và đau chân. Dấu hiệu này nhằm kéo căng hoặc dịch chuyển rễ gây đau kiểu rễ, làm căng rễ L5, S1 từ 2-6 mm, nh−ng làm căng rất ít rễ L4, L3, L2. Do đó dáu hiệu Lasègue d−ơng tính gợi ý tổn th−ơng rễ L5, S1 [37]. Đây là triệu chứng đánh giá khách quan sự chèn ép của rễ thần kinh trên lâm sàng. Nghiên cứu dấu hiệu Lasègue d−ơng tính của: Porchet FC. (1999) [67] là 73%, Johnson B. (1999) [44] là 86%, Bùi Quang Tuyển (2007) [19] là 80,33%, Đặng Ngọc Huy (2010) [5] là 98,3%, của chúng tôi là 96,67%.
Theo Javid Majlesi, MD (2008) [41] nghiên cứu đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của dấu hiệu Lasègue và nghiệm pháp Slump (Slump test). Nghiệm pháp Slump chính là sự thay đổi của nghiệm pháp nâng thẳng chân nh−ng đ−ợc tiến hành ở t− thế ngồi. Bệnh nhân ngồi ở một bên của bàn khám t− thế l−ng thẳng, đầu nhìn thẳng. Sau đó ng−ời bệnh hạ thấp ng−ời làm cho cột sống ngực và thắt l−ng gấp trong khi đầu vẫn giữ ở t− thế thẳng và mắt nhìn thẳng. B−ớc tiếp theo là ng−ời bệnh gấp cột sống cổ tối đa, duỗi gối, giữ chân thẳng rồi gấp mu bàn chân. Trong quá trình làm ng−ời bệnh thông báo cho bác sĩ biết cảm giác đau kiểu rễ. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy nghiệm pháp "Slump" có độ nhạy là 0,84 cao hơn dấu hiệu Lasègue 0,52. Tuy nhiên dấu hiệu Lasègue lại có độ đặc hiệu là 0,89 cao hơn nghiệm pháp "Slump" 0,83. Trong thực tế lâm sàng ở Việt nam nghiệm pháp Slump ít đ−ợc áp dụng. Có thể do thói quen của bác sĩ lâm sàng hơn nữa có lẽ quá trình thực hiện nghiệm pháp này có nhiều động tác phức tạp hơn dấu hiệu Lasègue. Trong nghiên cứu của chúng tôi thực hiện đ−ợc 17/30 bệnh nhân tiến cứu, 100 bệnh nhân hồi cứu không thực hiện nghiệm pháp này.
67
Bên cạnh đó dấu hiệu Wassermann (dấu hiệu căng thần kinh đùi) đánh giá TVĐĐ thắt l−ng cao. Trong nghiên cứu chúng tôi gặp 3/6 tr−ờng hợp TVĐĐ thắt l−ng cao có dấu hiệu Wassermann d−ơng tính chiếm 50%. Theo nghiên cứu của Lee SH. (2005) [50] dấu hiệu Wassermann d−ơng tính ở tầng TVĐĐ L1-L2 là 64,7% và Porcher F. (1994) [66] là 84,4%. Điều này cho thấy dấu hiệu Wassermann chủ yếu gặp ở tầng thoát vị thắt l−ng cao tuy nhiên tầm quan trọng của nó ch−a đ−ợc đề cao vì đám rồi thần kinh đùi đ−ợc cấu tạo bởi các rễ L1 đến L3 và một nhánh của rễ L4 cho nên TVĐĐ thắt l−ng cao dễ gây chèn nhiều rễ của đám rối này.
Kobayashi S. (2003) [48] nghiên cứu sự thay đổi l−u l−ợng tuần hoàn của rễ thần kinh L4 khi làm dấu hiệu Wassermann ở 4 bệnh nhân TVĐĐ L3- L4 đ−ợc phẫu thuật có nghiệm pháp này d−ơng tính thấy l−u l−ợng tuần hoàn rễ tr−ớc khi lấy đĩa đệm thoát vị giảm. Khi thôi không làm test thì l−u l−ợng tuần hoàn sau 50 giây trở về bình th−ờng và sau khi lấy đĩa đệm giải phóng chèn ép thì l−u l−ợng tuần hoàn thay đổi rất ít không có ý nghĩa, một tuần sau mổ các bệnh nhân này đều cho kết quả dấu hiệu Wassermann âm tính. Tr−ớc khi lấy đĩa đệm rễ thần kinh L4 chỉ vận động đ−ợc từ 0-1mm, nh−ng sau khi lấy đĩa đệm thoát vị tầm vận động này đ−ợc cải thiện rõ từ 3-4mm. Tác giả kết luận TVĐĐ ngoài gây đè ép rễ còn làm giảm l−u l−ợng tuần hoàn rễ, viêm dính rễ với phần thoát vị càng làm cho rễ thần kinh bị hạn chế vận động hơn và l−u l−ợng tuần hoàn rễ bị ảnh h−ởng nặng nề hơn.
Ngoài ra điểm đau Valleix còn là các điểm xuất chiếu của các rễ thần kinh bị chèn ép, đây cũng là một nghiệm pháp đánh giá mức độ chèn ép của rễ thần kinh. Vũ Hùng Liên (1992) [7] gặp điểm Valleix d−ơng tính là 100%, Bùi Quang Tuyển (2007) [19] là 60,4%, Đặng Ngọc Huy (2010) [5] là 68,53%, còn nghiên cứu của chúng tôi là 61,67%.
Dấu hiệu chuông bấm cũng là một trong những nghiệm pháp giúp ích trong việc chẩn đoán để đánh giá mức độ căng của rễ thần kinh. Tuy nhiên giá trị của dấu hiệu này không cao nh− dấu hiệu Lasègue. Chúng tôi gặp dấu hiệu chuông bấm d−ơng tính là 40,83%, theo Bùi Quang Tuyển (2007) [19] là 36,2%, Đặng Ngọc Huy (2010) [5] là 46,15%.
68