6. Cấu trúc của luận văn
3.4.3. Yếu tố thông tin và tính triết luận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 89
Hiện tượng gia tăng yếu tố thông tin cho ngôn ngữ là hiện tượng rất phổ biến của tiểu thuyết thời kì này. Sự gia tăng yếu tố thông tin có thể xuất phát từ nghệ thuật dàn dựng và dẫn dắt tình huống truyện đạt đến một độ căng cần thiết. Các nhân vật bị dồn đẩy vào tình huống xung đột gay gắt không thể điều hòa được và tự nó sẽ làm bùng nổ cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt. Từ các xung đột đầy kịch tính ấy, ý nghĩa bản chất của cuộc sống ẩn giấu phía sau sẽ được bộc lộ. Chẳng hạn, trong Gặp gỡ cuối năm, nhà văn Nguyễn Khải đã xây dựng một kết cấu truyện rất đơn giản: một cuộc trò chuyện. Nhưng tác giả để cho các nhân vật đứng trước một sự lựa chọn có ý nghĩa quyết định đầy nghiệt ngã. Hoặc trở thành người đồng hành với cái mới, hoặc sẽ bị gạt bỏ. Sự lựa chọn dồn nén trong một không gian hẹp: Chiếc bàn tròn trong phòng ăn của nhà bà Hoàng, người phụ nữ đứng tuổi thuộc giới thượng lưu cũ Sài Gòn và trong một khoảng thời gian ngắn: bữa cơm tất niên, cụ thể chỉ có 5 tiếng đồng hồ trước giao thừa. Quả thực, đúng như nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Lưu nói: Sự dồn nén thời gian và không gian, dồn nén sự việc… buộc người đọc phải suy nghĩ, phải liên tưởng, phải nghiền ngẫm. Gặp gỡ cuối năm với
số trang viết không nhiều nhưng lượng thông tin thì rất lớn [55\139].
Sự gia tăng yếu tố thông tin cũng có khi thể hiện ở mạch truyện đi rất nhanh với một lối hành văn linh hoạt như chùm tiểu thuyết- phóng sự thời kì này của Nguyễn Mạnh Tuấn. Sự gia tăng yếu tố thông tin cũng có khi thể hiện ở ngôn ngữ hàm súc, lời ít mà ý nhiều, có khi ý ở ngoài lời như Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải. Mặt khác, sự gia tăng yếu tố thông tin còn được thể hiện ở lớp ngôn ngữ đa nghĩa. Lớp ngôn ngữ này là hệ quả của hứng thú triết luận ngày càng chiếm ưu thế trong văn xuôi, cũng như tiểu thuyết. Chính lớp ngôn ngữ ấy đã góp phần tích cực tạo nên tính hàm súc của ngôn ngữ tiểu thuyết hiện đại.
Ngoài ra, vẻ đẹp của ngôn ngữ trong tiểu thuyết thời kì này còn thể hiện qua lớp ngôn ngữ triết lý. Ngôn ngữ triết lý là đặc điểm nổi bật trong tiểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 90
thuyết Nguyễn Khải. Vẻ đẹp trong văn Nguyễn Khải chính là ở những bình luận, triết lý ngắn gọn, giản dị, bất ngờ được bật lên sau mỗi sự việc. Triết lý của Nguyễn Khải thấm đượm tình người nhân ái. Những triết lý ấy đều bắt nguồn từ cảm xúc, từ những rung động tình cảm của tác giả. Đồng thời với Nguyễn Khải, sáng tác của các nhà văn khác như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn…cũng gia tăng lớp ngôn ngữ triết lý. Nguyễn Minh Châu thì thích chính luận, triết luận bằng ngôn ngữ hình tượng. Nguyễn Mạnh Tuấn lại thích biện luận, triết luận trực tiếp bằng ngôn ngữ lý luận. Còn Ma Văn Kháng say mê triết lý qua những lời thuyết minh luận bàn trong tiểu thuyết của mình. Lớp ngôn từ triết lý ấy mang lại cho tiểu thuyết vẻ đẹp trí tuệ và có sức lôi kéo người đọc nhập cuộc suy nghĩ, trăn trở về các vấn đề của con người và xã hội.
Như vậy, có thể nói, ngôn ngữ hiện thực- đời thường, ngôn ngữ mang đậm cá tính nhân vật và cá tính nhà văn, ngôn ngữ gia tăng yếu tố thông tin và chất triết lý là đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết thời kì này. Ngôn ngữ ấy đã giúp nhà văn thể hiện sâu sắc những vấn đề nhân sinh, xã hội của cuộc sống thường nhật. Ngôn ngữ ấy cũng tạo nên nét riêng, đầy khác biệt và mở ra sức hấp dẫn mới của tiểu thuyết thời hậu chiến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 91
PHẦN KẾT LUẬN
1. Đồng hành và gắn bó với vận mệnh dân tộc, đi qua những bước thăng trầm, văn học Việt Nam luôn có sự vận động, biến đổi để đáp ứng nhu cầu chung của con người và thời đại. Tiểu thuyết 1975- 1985 nằm trong dòng chuyển đổi ấy. Tiểu thuyết với khả năng phản ánh rộng lớn, toàn vẹn, sinh động, sâu sắc hơn so với các thể loại khác đã đáp ứng kịp thời cho tiến trình đổi mới văn học. Một trong những biểu hiện đổi mới của tiểu thuyết chính là sự phát triển theo khuynh hướng thế sự. Có thể nói, khuynh hướng thế sự là đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết giai đoạn 1975- 1985 nói riêng, văn xuôi 1975- 1985 nói chung. Khuynh hướng này xuất hiện là kết quả của quá trình tự ý thức của văn học, thể hiện sự vận động không ngừng của văn học trên hành trình đổi mới.
Khuynh hướng thế sự được hình thành từ sự thay đổi trong quan niệm về hiện thực, về con người đến nội dung biểu đạt và phương thức thể hiện của các tác giả. Bằng toàn bộ sự từng trải của bản thân, các nhà văn đã thể hiện trách nhiệm, niềm tin, cũng như tâm hồn và trí tuệ của mình trên trang viết. Họ đi vào mọi ngõ ngách, thậm chí xông xáo đứng ở những mũi nhọn của cuộc sống, cố gắng phát hiện và tìm con đường phản ánh hiệu quả nhất hiện thực. Những đóng góp bước đầu của các nhà văn thời kì “tiền đổi mới” có ý nghĩa đặt nền móng cho công cuộc đổi mới mạnh mẽ của tiểu thuyết thời gian sau này.
2. Khuynh hướng thế sự thể hiện qua cả nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết. Sự xuất hiện của khuynh hướng thế sự đã tạo nên những phẩm chất mới của tiểu thuyết được biểu hiện qua nhiều khía cạnh như về đề tài, về cảm hứng, về nghệ thuật… Tiểu thuyết đã bắt đầu khoác trên mình một chiếc áo mới. Sự thay đổi khiến tiểu thuyết trở thành thể loại văn học phản ánh sâu sắc nhất với cuộc sống. Bởi cuộc sống trong tiểu thuyết thật toàn diện, phong phú và nhiều mặt. Với những điều ấy, tiểu thuyết xứng đáng là cuốn bách khoa của đời sống và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của những người yêu thích văn học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 92
Trong tiểu thuyết thời kì này, đề tài chiến tranh vẫn là mảnh đất giàu tiềm năng cho các cây bút khai vỡ. Tuy nhiên các tác giả đã mạnh dạn chọn những thời điểm khốc liệt, gay cấn của chiến tranh làm bối cảnh để khám phá tâm lý, tính cách nhân vật. Việc chọn bối cảnh như vậy giúp nhà văn khắc phục được phần nào cái nhìn dễ dãi, đơn giản về cuộc chiến. Đặc biệt, nhà văn có điều kiện soi chiếu hiện thực qua cả những hi sinh mất mát và nhất là có thể khám phá sâu hơn những va đập của hoàn cảnh vào tâm lý con người. Cùng với đề tài chiến tranh là sự xuất hiện và ngày càng chiếm lĩnh của đề tài thế sự- đời tư. Với đề tài này, các nhà văn bắt đầu xới lên được những vấn đề của cuộc sống đương đại để vừa rung một hồi chuông cảnh tỉnh, vừa khẳng định niềm tin vào con người.
Từ cảm hứng sử thi, tiểu thuyết chuyển sang cảm hứng thế sự. Không chỉ có một giọng ngợi ca, tiểu thuyết còn có sự đan cài của nhiều nguồn cảm hứng: cảm hứng đạo đức, cảm hứng bi kich, cảm hứng phê phán…Nhưng tất cả đều mang cảm hứng nhân văn về số phận con người.
Các phương thức nghệ thuật của tiểu thuyết cũng thay đổi. Nhiều kiểu kết cấu mới xuất hiện. Chiều sâu tâm hồn, tính cách con người cũng được nhà văn khám phá và thể hiện qua những thủ pháp khá đắc địa. Sự trần thuật từ nhiều điểm nhìn, sự đa thanh trong giọng điệu trần thuật khiến nhà văn không còn là người độc tôn phán truyền chân lý mà luôn đối thoại cùng với bạn đọc. Tiểu thuyết đã mở ra con đường giao tiếp cởi mở giữa nhà văn và bạn đọc.
Sáng tác theo khuynh hướng thế sự, những tiểu thuyết của các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn, Ma Văn Kháng…chính là những cánh chim mở đường đưa tới những khám phá mới của văn học và tạo đà cho bước phát triển rực rỡ của văn học thời kì đổi mới. Sáng tác của họ thể hiện những cách tân với nhiều tìm tòi mạnh bạo, sáng tạo
Tuy nhiên, giai đoạn 1975- 1985 là chặng đường khởi động của quá trình đổi mới. Vì thế, các sáng tác vẫn còn đang ở bước thể nghiệm nên chưa thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 93
nói tất cả tiểu thuyết thời kì này đều đã đạt đến chiều sâu của nhận thức cũng như nhuần nhị về nghệ thuật. Nhiều tiểu thuyết không tránh khỏi những hạn chế. Các giá trị của tiểu thuyết thời kì này cũng chưa phải là những kết tinh, đã trở thành cổ điển. Nhưng những thành tựu bước đầu ấy chính là bước đệm quan trọng tạo đà cho tiểu thuyết bứt phá và phát triển mạnh mẽ hơn ở chặng đường sau.
3. Thành tựu của khuynh hướng thế sự trong tiểu thuyết không chỉ có ý nghĩa trên tiến trình đổi mới mà còn làm phong phú hơn lịch sử văn học hiện đại Việt Nam. Sự chuyển đổi ở nhiều mặt như đề tài, cảm hứng, các phương thức nghệ thuật và cả quy luật vận động của tiểu thuyết đã góp phần đem đến diện mạo mới mẻ cho văn học. Sự thay đổi ấy cũng cho thấy sự nhạy bén, năng động và ý nghĩa nhân văn sâu sắc của tiểu thuyết cũng như của nền văn học nước nhà.
Khoảng mười năm ấy cũng là thời gian chuẩn bị tích cực cho sự định hình của những nét mới, chuẩn bị tích cực cho công cuộc đổi mới. Điều quan trọng hơn là mười năm ấy đã làm nên một dòng chảy liền mạch cho văn xuôi, trong đó có tiểu thuyết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tuấn Anh (1995), “Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Tạp chí Văn học, (4), tr 14- 19.
2. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (2006), Từ điển tác phẩm văn xuôi ,tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Lại Nguyên Ân (2012), Tiểu thuyết Miền Cháy, câu chuyện của đất nước sau chiến tranh, http://lainguyenan,free.fr/vanhoc/tieuthuyet.htm/, ngày 16/4/ 2012.
4. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới. Hà Nội. 5. Lại Nguyên Ân (1986), “Thử nhìn lại văn xuôi mười năm qua”, Tạp chí
Văn học, (1), tr 14- 25.
6. M.Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển dịch và giới thiệu, Trường Viết văn Nguyễn Du xuất bản.
7. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt
Nam sau 1975- Khảo sát trên nét lớn, Luận án phó tiến sĩ khoa học Ngữ
văn, Đại học Sư phạm I, Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Bình (1998), “Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết”, Tạp chí Văn học,(7), tr 69- 75.
9. Nguyễn Thị Bình (2007), “Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975- Một cái nhìn khái quát”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, (2), tr 49- 54.
10. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975-1985- Những đổi mới
cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Bôtsarôp. A (1983), Cuộc tìm tòi vô tận, Nxb Tác phẩm Mới- Hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội.
12. Nguyễn Minh Châu (1972), Dấu chân người lính, Nxb Thanh niên, Hà Nội 13. Nguyễn Minh Châu (1977), Miền cháy, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 14. Nguyễn Minh Châu (1977), Lửa từ những ngôi nhà, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 95
15. Nguyễn Minh Châu (1982), Những người đi từ trong rừng ra, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
16. Trần Ngọc Dung (2006), “Đời sống thể loại văn học sau 1975”, Tạp chí
Nghiên cứu Văn học,(2), tr91-97.
17. Đặng Anh Đào (2001), “Tính chất hiện đại của tiểu thuyết”, Tạp chí Văn học, (2), tr 17- 19.
18. Phan Cự Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
19. Phan Cự Đệ (1986), “Mấy vấn đề lí luận của văn xuôi hiện nay”, Tạp chí Văn học,(5), tr 8-16.
20. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX- Những vấn
đề lịch sử và lý luận, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
21. Anh Đức (1966), Hòn đất, Nxb Văn học, Hà Nội.
22. Hà Minh Đức (Chủ biên) (1985), “Những đóng góp mới của tiểu thuyết Nguyễn Mạnh Tuấn, Báo Nhân dân ngày 13.7.1985.
23. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2000), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 24. Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình (1995), Quan niệm nghệ thuật về con
người trong văn xuôi từ sau cách mạng tháng Tám đến nay, Hà Nội.
25. Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên),(2006), Từ
điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
26. Nguyễn Đức Hạnh (2008), Tiểu thuyết Việt Nam 1965-1975, nhìn từ góc
độ thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
27. Nguyễn Văn Hạnh (1993), “Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người”, Tạp chí Văn học (3), tr 20- 23.
28. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
29. Nguyễn Trọng Hoàn (2004), Nguyễn Minh Châu, về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 96
30. Nguyễn Trí Huân (1979), Năm 1975 họ đã sống như thế, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
31. Nguyễn Thị Huệ (1997), “Tiểu thuyết của Nguyễn Mạnh Tuấn trong bước chuyển của văn học đầu những năm 80”, Tạp chí Văn học, (11), tr 70- 76. 32. Nguyễn Thị Huệ (1998), “Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của
Ma Văn Kháng những năm 80), Tạp chí Văn học (2), tr 51- 57.
33. Nguyễn Thị Huệ (1998), Những dấu hiệu đổi mới trong văn xuôi Việt
Nam từ 1980- 1986, Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Viện văn học.
34. Nguyễn Phạm Hùng (2011), Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XX, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr 336- 344.
35. Mai Hương (chủ biên) (2010), Từ điển tác phẩm văn xuôi,(tập 3), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
36. Lê Phú Khải (1985), Đọc “Cù lao tràm”, Báo Sài Gòn giải phóng, ngày 30/6/1985.
37. Nguyễn Khải (1979), Cha và con và…, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 38. Nguyễn Khải (1982), Gặp gỡ cuối năm, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 39. Nguyễn Khải (1985), Thời gian của người, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 40. Ma Văn Kháng (1982), Mưa mùa hạ, Nxb Lao động, Hà Nội.
41. Ma Văn Kháng (1985), Mùa lá rụng trong vườn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 42. Nguyễn Quốc Khánh (198?), “Bước đầu tìm hiểu tiểu thuyết Nguyễn
Mạnh Tuấn”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 43. Chu Lai (1977), Nắng đồng bằng, Nxb Lao động, Hà Nội.
44. Tôn Phương Lan (2002), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, (Tái bản lần thứ nhất).
45. Tôn Phương Lan sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu (1994), Trang giấy
trước đèn, Phê bình- Tiểu luận, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
46. Phong Lê(1983), Văn học những năm 80, Tạp chí Văn học(3), tr66-72. 47. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 97
48. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (Đồng chủ biên) (2006), Văn học Việt
Nam sau 1975- Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
49. Nguyễn Văn Long, Trịnh Thu Tuyết (2007), Nguyễn Minh Châu và công
cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
50. Lê Lựu (1985), Thời xa vắng, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.