Dạng thức đời tư, đời thường, những mảnh đời bất hạnh

Một phần của tài liệu Khuynh hướng thế sự trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975 đến 1985 (Trang 73 - 75)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Dạng thức đời tư, đời thường, những mảnh đời bất hạnh

Tiểu thuyết sử thi cũng xây dựng những mảnh đời riêng, cũng có những con người có cuộc đời éo le, trắc trở. Nhưng những mảnh đời, số phận đó thường đại diện cho số phận chung của cả cộng đồng. Nhà văn viết về cuộc đời của nhân vật là để phản ánh những vấn đề của hiện thực lịch sử dân tộc, đất nước. Văn học được dùng vào mục đích tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu và giành chiến thắng. Vì thế, vận mệnh chung của cả dân tộc mới là mối quan tâm lớn nhất của văn học, trong đó có tiểu thuyết.

Khi đất nước hòa bình, con người trở về đối diện với cuộc sống của chính mình với rất nhiều khó khăn và thách thức. Đất nước có bao nhiêu con người là bấy nhiêu hoàn cảnh, số phận. Bằng sự nhạy cảm của mình, nhà văn là người hơn ai hết hiểu rõ những nhọc nhằn, chông gai, cả những sóng gió mà con người phải trải qua trong thời kì hậu chiến. Những dạng thức đời tư, đời thường, những mảnh đời bất hạnh của con người được phản ánh đa dạng trong tiểu thuyết xuất phát từ chính sự thấu hiểu và cảm thông ấy của họ.

Có những cảnh đời, khi đất nước có chiến tranh, họ là nhà cách mạng, là anh hùng xông pha trận mạc được mọi người trọng vọng, tôn vinh. Nhưng khi trở về với đời sống thường nhật với những nhu cầu, những quan hệ xã hội phức tạp, cả xã hội và riêng tư, họ phải đối mặt với bao vấn đề nan giải, nhức nhối, phức tạp. Có người cảm thấy cô đơn trong chính gia đình mình, mệt mỏi và phẫn uất trước chính người vợ xảo trá, cũng như đứa con hư hỏng, hỗn láo của mình (chẳng hạn Ông Sĩ trong Những khoảng cách còn lại của Nguyễn Mạnh Tuấn). Có người trở nên dễ dãi, va vấp, sai lầm, thậm chí có người đã thất bại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 68

trong cuộc sống thời bình (chẳng hạn Đông trong Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Sài trong Thời xa vắng của Lê Lựu). Đặt người lính vào môi trường sinh hoạt của cuộc sống đời thường, nhà văn đã nhìn họ ở một cự li gần, thấy cả những thiếu hụt ở họ và điều đó như một dự báo về trở ngại đối với người lính khi họ trở về từ cuộc chiến.

Bên cạnh đó, tiểu thuyết thời kì này dành mối quan tâm rất lớn cho đủ tầng lớp người trong xã hội. Họ thuộc đủ mọi lứa tuổi, nghề nghiệp, địa vị xã hội… khác nhau. Khi xây dựng những con người này, nhà văn hướng chú ý vào cuộc sống đời thường của họ, vào những khó khăn, thách thức, trở ngại, những nỗi éo le, bất hạnh… mà họ phải trải qua. Đó có thể là cuộc sống và nỗi niềm của những bà mẹ mất con, người vợ mất chồng (Miền cháy của Nguyễn Minh Châu). Đó có thể là những gian khổ, sóng gió mà người đứng đầu phải hứng chịu khi lãnh đạo tập thể (Đứng trước biển, Cù lao tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn). Đó có thể là buồn vui, mất mát khi con người chèo lái con thuyền gia đình qua cơn biến thiên của đất nước (Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng)…Có người là nạn nhân của chiến tranh. Có nỗi éo le, trắc trở do những phức tạp của cuộc sống. Có người là nạn nhân của chính mình…

Xây dựng những cảnh đời ấy, nhà văn đã giúp người đọc hiểu hơn về con người và cuộc đời. Cuộc đời con người thật không đơn giản. Đó cả là một hành trình gian nan, khó khăn, phức tạp và niềm vui, hạnh phúc chỉ đến với những người có tấm lòng nhân hậu, bao dung, biết đấu tranh để vượt qua những thách thức của cuộc sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 69

CHƢƠNG 3:

NHỮNG THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU.

Một phần của tài liệu Khuynh hướng thế sự trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975 đến 1985 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)