Ngôn ngữ mang đậm cá tính nhân vật và cá tính nhà văn

Một phần của tài liệu Khuynh hướng thế sự trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975 đến 1985 (Trang 93 - 94)

6. Cấu trúc của luận văn

3.4.2. Ngôn ngữ mang đậm cá tính nhân vật và cá tính nhà văn

Trong tiểu thuyết 75- 85, với mỗi nhân vật, nhà văn lại tìm một hệ thống ngôn ngữ riêng và một cách thể hiện riêng cho họ. Chẳng hạn, cách xây dựng ngôn ngữ nhân vật Lý trong Mùa lá rụng trong vườn của nhà văn Ma Văn Kháng là một ví dụ. Là người cá tính, tính cách lại dễ đổi thay nên ngôn ngữ của nhân vật này rất phong phú. Có lúc ngôn ngữ của chị thật đay đả, kẻ cả:

Đây chẳng phải lụy thằng nào con nào hết! Đây trắng tay lập nên cơ đồ. Đây

phải có quyền. Đạo đức giả mãi. Đời chỉ một chữ T thôi [41\198]. Có lúc ngôn

ngữ con người ấy thật cay nghiệt, đành hanh và trợn trạo: Danh dự! Danh dự thì lên thẳng tòa áo đỏ áo đen mà kiện chứ. Nói thật đời này lắm anh sĩ diện không phải lối. Động một tí là lên án vật chất. Không có vật chất thì sống bằng cái gì? Là người, phải biết làm ra tiền, phải biết sinh lợi, biết làm kinh tế chứ!

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 88

[41\223]. Nhưng cũng có lúc ngôn ngữ của Lý mượt mà, tình cảm, chân thật, đầm ấm: À, cô Cừ này, để tôi hỏi cho một chỗ làm. Cấp dưỡng có được không? Lúc đầu cứ thế đã, cô ạ. Khổ! Nghĩ người lại nghĩ đến mình. Cam lòng chua xót nhạt tình bơ vơ là thế! Cô nấu canh rau đay à? Này cho sóc cua mà nấu

cho trẻ nhỏ nó ăn [41\213]. Với ngôn ngữ mang đậm cá tính ấy, chân dung

nhân vật hiện lên trong tác phẩm vừa sinh động, lại vừa điển hình, sắc nét. Ngôn ngữ nhân vật đầy cá tính cũng thể hiện rất rõ trong sáng tác của Nguyễn Khải. Đối với người thông minh, hoạt bát như bà Hoàng (Gặp gỡ

cuối năm), nhà văn xây dựng ngôn ngữ nhân vật rất sắc sảo, có phần sỗ sàng,

thậm chí thô bạo. Nhưng cái duyên, cũng là cái tài của bà Hoàng là ăn nói rất sỗ, rất thô mà người nghe vẫn không cảm thấy khó chịu. Cũng không phải ngẫu nhiên khi nhà nghiên cứu Huỳnh Như phương cho rằng: Bắt được cách ăn nói rất rõ, rất thô bạo của bà Hoàng phải là một nhà văn có tạng người

thông minh, sắc sảo và “ác” như Nguyễn Khải [55\132].

Thành công của tiểu thuyết thời kì này không chỉ thể hiện ở cách xây dựng ngôn ngữ nhân vật mà nhà văn cũng đã tạo dựng được cá tính ngôn ngữ riêng của mình trong tác phẩm. Chẳng hạn, ngôn ngữ tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu giàu hình ảnh,sống động, trong sáng, từ ngữ trau chuốt công phu nhưng không cầu kì, kiểu cách. Ngôn ngữ tiểu thuyết Ma Văn Kháng trữ tình trầm lắng, kín đáo, giàu sức biểu cảm, rất trong sáng, uyển chuyển. Còn ngôn ngữ tiểu thuyết Nguyễn Khải lại độc đáo, tài hoa trong vẻ đẹp sáng ngời của trí tuệ…

Qua ngôn ngữ, người đọc có thể nhận ra nhà văn của cuốn tiểu thuyết mình đang đọc. Cũng qua ngôn ngữ, người đọc có thể nhận thấy sự chuyển động trong tư duy và cách viết của họ. Chính nét riêng trong cách sử dụng ngôn ngữ và sự năng động, nhạy bén với thời cuộc ấy đã giúp cho sáng tác của nhà văn có sức hút hơn và gần gũi hơn với bạn đọc.

Một phần của tài liệu Khuynh hướng thế sự trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975 đến 1985 (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)