6. Cấu trúc của luận văn
3.4.1. Ngôn ngữ đậm chất hiện thực:
Trước 1975, trong khuynh hướng sử thi bao trùm, tiểu thuyết cũng như các thể loại khác nhìn chung chủ yếu hướng tới cái cao cả, tốt đẹp, hoàn hảo. Thái độ đối với hiện thực và con người chủ yếu là ngợi ca, thành kính nhằm ngợi ca, cổ vũ cuộc kháng chiến của dân tộc. Vì thế, ngôn ngữ trong tác phẩm được trau chuốt mượt mà, được mỹ lệ hóa nên trang trọng, giàu chất thơ, chất trữ tình, lãng mạn, thi vị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 86
Từ sau 1975, khi cảm hứng thế sự- đời tư lên ngôi và trở thành dòng mạch chính trong khuynh hướng sáng tác thời kì này thì ngôn ngữ cũng có sự chuyển động và thay đổi. Ngôn ngữ đời thường, thậm chí ngôn ngữ có phần thô nhám… trở thành lựa chọn số 1 của các tác giả. Ngôn ngữ có xu hướng ngày càng mở rộng cửa để trở nên phong phú hơn và biểu hiện đầy đủ hơn sự đa dạng, phức tạp của cuộc sống và con người.
Trước một cuộc sống đầy ắp bao vấn đề phức tạp, một loạt tiểu thuyết- phóng sự của Nguyễn Mạnh Tuấn ra đời đã tham gia tích cực vào nhiệm vụ chống tiêu cực, phanh phui những mặt trái của cuộc sống. Trong những tác phẩm này, ngôn ngữ hoàn toàn không còn vẻ trang trọng, du dương, thi vị mà rất gần gũi với đời thường. Đó là lớp ngôn ngữ trần trụi của sự thật, là lời ăn tiếng nói hàng ngày nên nó chân thật trong giọng điệu, thô nhám xù xì trong từ ngữ. Chẳng hạn, Nhu trong Đứng trước biển suy tính: Học làm quái gì. Đèo đẽo vài năm hết được chương trình phổ thông, chỗ đứng cũng không khác. Muốn hơn phải còng lưng theo đuổi trung cấp hay đại học, ngắn dài
tổng cộng mất đứt chục năm, cao lắm leo tới cái lương kỹ sư [63\195]. Hay
Hai Biền trong Cù lao tràm tỏ ra xét nét khi nói về Ba Tài : Phó tiến với phó lùi… ăn tốn cơm của Đảng, rồi không biết có làm gì nổi, hay chỉ bày đặt để phá. Cái loại một tấc đến trời này, súng mà nổ đùng trở lại là lặn mất tăm
cho coi [65\138]. Có ý kiến nhận xét ngôn ngữ tiểu thuyết Nguyễn Mạnh
Tuấn giản dị, dễ hiểu nhưng ít được tác giả gia công trau chuốt. Điều đó có thể đúng, bởi Nguyễn Mạnh Tuấn cũng từng thừa nhận điều này. Nhưng có điều chúng ta không thể phủ nhận rằng chính ngôn ngữ mộc mạc đó lại phù hợp với với đối tượng miêu tả mà tiểu thuyết hướng tới: Đó là cái hiện thực đời thường của đất nước thời hậu chiến. Chính vì thế, người đọc cảm nhận được sự gần gũi, chân thực khi đọc tiểu thuyết Nguyễn Mạnh Tuấn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 87
Từ lối văn chương trang trọng, mực thước, du dương, thi vị nhưng ít cá tính, các nhà văn như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng… cũng đã chuyển sang sử dụng ngôn ngữ đời thường của quảng đại quần chúng. Những lối nói băm bổ, trình bày thẳng tuột, gọi đích danh sự vật, những lối nói khẩu ngữ, những lớp từ mới phát sinh… xuất hiện rất phổ biến trong tiểu thuyết thời kì này. Chẳng hạn: Thưa cha, chung quy chỉ tại cái xe máy chết tiệt của một người hảo tâm họ cho. Xin mẹ Maria rớt xuống muôn ơn thánh cho bà ấy, chứ riêng con thì lấy tiền đâu mà sắm, họ hàng hai bên
đều nghèo rớt mồng tơi [37\62]. Hoặc: Hừ, đến khó chịu, chiều về thì ông bô,
bà bô ca liên tịch. Tẩm không chịu được. Họp thì con mụ sếp cửa hàng giở
trò hâm ra. Cái thằng Lùng trời đánh lại mổ mất cái ví mới cứng [40\63-64].
Chính những yếu tố yếu tố “phá rào” trong thành phần ngôn ngữ của những sáng tác ấy đã làm nên sự sống động và tạo ra tính chất “mở” của tiểu thuyết hiện đại. Qua lớp ngôn ngữ ấy, người đọc cũng dễ dàng nhận ra tính cách của nhân vật, cũng như những vấn đề đặt ra trong tác phẩm