6. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Sự đa thanh trong giọng điệu trần thuật
Từ giọng điệu chủ âm là ngợi ca trong văn xuôi giai đoạn chiến tranh, văn xuôi từ 1975- 1985 bắt đầu có sự đa dạng, phong phú hơn trong giọng điệu trần thuật. Mỗi nhà văn bộc lộ cá tính sáng tạo riêng của mình và tạo nên những dấu ấn riêng, khó trộn lẫn. Điều ấy cũng thể hiện khá rõ trong tiểu thuyết.
Nói tới sự đa thanh của giọng điệu trần thuật không thể không nhắc tới
Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải. Thực ra, tác phẩm này chưa phải là phức
điệu nhưng ở thời kì tiền đổi mới thì đó là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự đổi mới của nghệ thuật trần thuật. Trong tác phẩm, quanh bàn tiệc nhà bà Hoàng có ngót chục con người với đủ các hạng người khác nhau: “bảo hoàng” có, cấp tiến có, cộng sản có, chống cộng sản có, thiền có, khoa học có, người chiến thắng có, kẻ chiến bại có, rồi một luật sư, một chiến sĩ cách mạng hoạt động tình báo nhiều năm trong hàng ngũ địch, một nhà văn cách mạng, một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 77
kĩ sư hóa học trẻ…[38\91]. Họ ngồi trò chuyện, tranh luận với nhau. Đó là
cuộc đối thoại đa thanh với nhiều giọng điệu khác nhau, xen cài, đan kết vào nhau. Từ đó, bộc lộ nhiều quan điểm, nhiều sắc thái tình cảm, nhiều tâm trạng, thái độ khác nhau: khi thành kính, trang trọng, khi thân mật đến suồng sã, lúc nghiêm khắc đến lãnh đạm, lúc lại bốp chát, châm chọc, hài hước… Tác phẩm có bao nhiêu nhân vật là có bấy nhiêu giọng điệu khác nhau. Lời người này là nguyên nhân câu trả lời của người kia, ý người này lại gợi ra suy nghĩ cho người kia. Kết cấu của tác phẩm thì đơn giản chỉ là một cuộc hội thoại nhưng những giọng điệu khác nhau đó đã góp phần làm nổi bật chủ đề và tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm này.
Đến Thời gian của người thì Nguyễn Khải đã thực sự tạo ra được sự đa
dạng trong điểm nhìn, nhất là tính đa thanh trong giọng điệu trần thuật. Các giọng nói trong tác phẩm lúc thì thuận chiều, lúc lại ngược chiều với nhau, nhân vật lúc thì kể lể, khi thì biện hộ, khi lại tự trào, giọng người kể chuyện bị cắt ngang bởi giọng của nhân vật, cả những nhân vật không trực tiếp đối thoại, tạo nên một cộng hưởng chung. Âm điệu chính trong lời lẽ các nhân vật là ôn tồn, trầm nhưng cũng có xen vào giọng bốp chát, “bốc”. Khi cần thì cũng lên giọng, nhưng không phải là giọng phán quyết, tự mãn của người sở
đắc chân lý [55\251].
Nhạy bén với xu hướng mới của văn học, Ma Văn Kháng cũng không ngừng tìm tòi, trăn trở để tự đổi mới ngòi bút của mình. Từ quan điểm trần thuật theo khuynh hướng sử thi, ngòi bút của Ma Văn Kháng đã nhanh chóng chuyển sang quan điểm trần thuật thế sự- đời tư. Sự chuyển biến dễ thấy nhất trong nghệ thuật trần thuật của Ma Văn Kháng chính là sự thay đổi giọng điệu trần thuật. Giọng văn của ông giờ đây không còn vút lên bay bổng, hào hứng ngợi ca, tự hào của âm điệu sử thi vừa hào hùng, vừa trữ tình như trong các sáng tác về đề tài miền núi giai đoạn trước. Ngòi bút của ông thời kì này đang cố gắng len lỏi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 78
vào các ngõ ngách của đời sống để khám phá cái phong phú, phức tạp của lòng người và lẽ đời. Chẳng hạn, trong Mùa lá rụng trong vườn, chính sự đa dạng trong điểm nhìn trần thuật đã kéo theo sự đa thanh trong giọng điệu trần thuật. Có những đoạn văn người đọc thật khó có thể xác định đâu là giọng tác giả, đâu là giọng nhân vật: Đã có những buổi vẩn vơ một mình trên ghế đá. Đã có những đêm ngột ngạt, trơ trọi trong căn buồng vắng...Nhưng, cũng đã có những ngày hồi tỉnh, hổ thẹn với chính mình. Đạo lý như một vành đai nhân hậu. Công luận như một mệnh lệnh ân tình của xã hội. lương tâm còn sáng, trí thông minh còn
đủ để nhận biết đâu là giới hạn [41\170]. Qua những đoạn văn này, người đọc
có thể nhận thấy, cùng với giọng văn đối thoại, điểm nổi bật trong Mùa lá rụng
trong vườn còn là giọng văn hướng nội. Giọng văn này đã đem lại hiệu quả rõ
rệt trong việc khám phá thế giới nội tâm của con người bằng thủ pháp nghệ thuật độc thoại nội tâm và đối thoại trong độc thoại nội nội tâm. Độc thoại bên trong phơi bày quá trình vận động tự thân trực tiếp của suy tư và biểu hiện phức tạp của tình cảm. Còn đối thoại nội tâm mở rộng dung lượng của sự phân tích tâm lý đem lại khả năng biểu hiện những chuyển động rất sâu xa, khác biệt bên trong tâm hồn con người. Góc độ tiếp cận nhân bản này đã mở ra khả năng chiêm nghiệm, tự đối thoại của nhân vật, và là cách tốt nhất để nhân vật hướng vào bên trong, tự đấu tranh với chính bản thân mình.
Có thể nói, sự vận động, đổi mới trong nghệ thuật trần thuật của tiểu thuyết Ma Văn Kháng, cũng như của tiểu thuyết Nguyễn Khải không phải là cá biệt mà nằm trong xu hướng vận động chung của văn xuôi đầu những năm 80. Bên cạnh họ, những nhà văn khác như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Lựu… cũng đạt được những thành tựu quan trọng trong đổi mới nghệ thuật trần thuật. Biện pháp gia tăng các điểm nhìn trong tiểu thuyết thời kì này không chỉ để mở rộng trường nhìn mà còn làm phong phú thêm các giọng điệu trần thuật. Với sự cố gắng không ngừng, mỗi nhà văn đã tạo ra cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 79
mình một giọng văn với sắc điệu riêng, không ai giống ai. Chẳng hạn, giọng chủ âm trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu là giọng thâm trầm, còn giọng triết lý tranh biện là của tiểu thuyết Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng thì duyên dáng trong giọng văn trữ tình mượt mà, đằm thắm, Nguyễn Mạnh Tuấn lại nổi bật trong giọng văn chính luận sắc sảo, chặt chẽ…
Sự đổi mới về giọng điệu trần thuật vừa là hệ quả vừa là tác nhân tạo ra sự phát triển trong tư duy nghệ thuật. Chính sự thay đổi kịp thời đó đã rút ngắn khoảng cách giữa nhà văn và bạn đọc, từ đó đem tới luồng không khí dân chủ cởi mở và cả sức hấp dẫn mới cho tiểu thuyết thời kì này.