6. Cấu trúc của luận văn
3.3.3. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật
Thế giới bên trong của mỗi con người vốn rất phong phú, đa dạng nhưng cũng rất phức tạp. Vì thế, việc thể hiện đời sống tâm lý của nhân vật thành công sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với sự thành công của tiểu thuyết. Thời kỳ chiến tranh, các nhà văn tập trung xây dựng con người quần chúng, con người hiện thân cho ý chí cách mạng nên việc đi sâu khái thác tâm lý con người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 84
chưa được chú trọng. Sau 75, khi văn học trở về với con người cá nhân, con người trong cuộc sống đời thường thì việc miêu tả tâm lý con người đã trở thành một lợi thế và cũng là ưu điểm của tiểu thuyết.
Khảo sát tiểu thuyết 1975- 1985, chúng tôi nhận thấy, các nhà văn đã rất nhạy bén, tinh tế trong việc miêu tả quá trình tâm lý phức tạp của con người. Chẳng hạn, trong Mùa lá rụng trong vườn, nhà văn Ma Văn Kháng đã rất tài tình khi khắc họa trạng thái tâm lí của nhân vật Lý. Đó là trạng thái tâm lí từ yêu quý ngưỡng mộ chồng đến sự xem thường, chán ngán chồng. Ngòi bút của tác giả đặc biệt tập trung vào những diễn biến thất thường trong tâm lí của Lý. Đấy là một diễn biến khó lường, có lúc theo quy luật thông thường, song có lúc bất ngờ, dữ dội, không theo quy luật nào cả. Ngay chính bản thân Lý đôi lúc cũng phải ngạc nhiên về chính mình. Đặt nhân vật vào một gia đình gia giáo, với các mối quan hệ chồng chéo, tác giả đã làm sáng lên con người tâm lí của Lý. Có lúc Lý độc địa với vợ con Cừ đang trong hoàn cảnh bi đát phải dọn về ở chung, nhưng có lúc lại tỏ vẻ quan tâm và có ý định tìm cho một chỗ làm bởi suy nghĩ: Cô khổ, tôi yên lòng sao? Chị em với nhau không
thương nhau thì thương ai?” [41\255]. Chị vui vẻ hay trò chuyện với Phượng
nhưng lại dửng dưng, lạnh lùng và sẵn sàng vu oan cho vợ chồng Phượng bày mưu mất xe đạp. Chị đối đáp bốp chát, ăn miếng trả miếng với chồng, với em chồng chỉ vì sợ chiếm mất căn phòng. Không tha cả bà Chí, chị ngồi “xoen xoét rủa bà” một cách thậm tệ…Tâm lí của Lý biểu hiện rất phức tạp. Qua nhân vật này, nhà văn Ma Văn Kháng dường như muốn xây dựng một loại người khá phổ biến của ngày hôm nay. Đó là những người phụ nữ tháo vát, năng động, nhạy bén, táo bạo, rất dễ thích nghi với thời đại. Nhưng họ cũng rất dễ bị tha hóa trước những cám dỗ của cuộc sống.
Không chỉ trong sáng tác của Ma Văn Kháng, nhiều tiểu thuyết thời kì này cũng rất thành công trong miêu tả tâm lí nhân vật. Tâm lí của mẹ Êm trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 85
Miền cháy của Nguyễn Minh Châu, của cha Thư trong Cha và con, và… của
Nguyễn Khải, và kể cả tâm lí của Năm Trà trong Cù lao tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn… đều được các tác giả dụng công miêu tả rất tinh tế và sâu sắc.
Nói tóm lại, các nhân vật trong tiểu thuyết thời kì này được khắc họa phong phú, đa dạng mà cũng rất phức tạp như chính con người của cuộc sống đời thường. Với ngòi bút sắc sảo, linh hoạt, các nhà văn thực sự đã gửi gắm được những thông điệp sâu sắc về những vấn đề xã hội qua hệ thống nhân vật trong tác phẩm của mình.