Dạng thức các xung đột

Một phần của tài liệu Khuynh hướng thế sự trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975 đến 1985 (Trang 67 - 70)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Dạng thức các xung đột

Theo từ điển thuật ngữ văn học, xung đột là sự đối lập, sự mâu thuẫn được dùng như một nguyên tắc để xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa

các hình tượng của tác phẩm nghệ thuật [25\431].

Văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng bao giờ cũng phản ánh hiện thực cuộc sống qua những xung đột trong xã hội cũng như những xung đột trong tư tưởng, tình cảm con người. Nhưng mỗi giai đoạn văn học lại sử dụng một loại hình xung đột đặc thù phù hợp với bản chất thể loại của nó.

Thời đại chiến tranh cách mạng 1945- 1975 làm xuất hiện loại hình tiểu thuyết sử thi, lấy cảm hứng sử thi làm cảm hứng chủ đạo. Với cảm hứng sử thi, tiểu thuyết tập trung phản ánh những xung đột có tính sử thi hóa. Đó là những xung đột thuộc phạm vi lịch sử- dân tộc, trong đó xung đột chiến tranh là xung đột trung tâm. Xung đột chiến tranh mang nội dung dân tộc và giai cấp nên xuất hiện kiểu đối nghịch địch- ta cẳng thẳng, gay gắt. Cấu trúc của loại hình này luôn phát triển theo chiều hướng: Ta từ nhỏ bé vươn lên lớn mạnh, phi thường. Địch có vô vàn vũ khí tối tân, tàn bạo điên cuồng nhưng hèn nhát, ngu tối nên cuối cùng thất bại thảm hại. Cấu trúc của loại hình xung đột này là phân tuyến, hướng ngoại, bám sát sự kiện lịch sử. Còn xung đột nội tâm xuất hiện rất ít. Bên cạnh xung đột chiến tranh, tiểu thuyết sử thi cũng xây dựng kiểu xung đột xã hội mà cốt lõi của nó là xung đột thế sự- đời tư. Nhưng xung đột thế sự- đời tư của loại hình tiểu thuyết này đã được sử thi hóa nên luôn gắn kết và chịu tác động của xung đột chiến tranh và luôn được xây dựng trên kinh nghiệm của cộng đồng. Vì thế, diễn biến và cách giải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 62

quyết xung đột bao giờ cũng đi theo một con đường định sẵn, không thể có cách hiểu khác và cách giải quyết khác.

Tiểu thuyết giai đoạn 1975- 1985 vẫn xây dựng kiểu xung đột chiến tranh trong những tiểu thuyết viết về chiến tranh. Nhưng nếu giai đoạn trước, các nhà văn chỉ dừng lại ở những sự đụng độ ngoài thì nay họ đã mạnh dạn đi thẳng vào bề trong của các sự kiện, biến cố của chiến tranh, không né tránh tính chất gay cấn, khốc liệt và phức tạp của chúng. Nhân vật cũng được đặt vào những hoàn cảnh căng thẳng cao độ, không loại trừ những tình huống bi kịch và phải chịu sự cọ xát, thử thách của nhiều xung đột trong đó. Chẳng hạn, trung đoàn trưởng Mạc (Năm 1975 họ đã sống như thế của Nguyễn Trí Huân) đang chỉ huy đơn vị trong một trận đánh quyết liệt cuối cuộc chiến tranh nhưng chính trong thời điểm nóng bỏng, ác liệt ấy, anh cũng đang phải trải qua sự thử thách của những tình cảm phức tạp, giằng xé: suy nghĩ về người vợ bội bạc ở hậu phương, tình yêu thầm kín với Thư, quan hệ với Thức- chính ủy quân đoàn, người cũng đang thầm yêu Thư. Có thể nói, Nguyễn Trí Huân đã đặt nhân vật Mạc vào những mâu thuấn giằng xé, trước tình huống buộc phải lựa chọn, xác định và tỏ rõ một thái độ ứng xử đúng đắn nhất trong hoàn cảnh cấp bách. Điều đó khiến nhân vật của nhà văn trở lên chân thật hơn, người hơn và cũng góp phần thể hiện sâu sắc hơn ý nghĩa tư tưởng cho tác phẩm.

Chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng thế sự, các nhà văn đặc biệt quan tâm hơn tới kiểu xung đột trong cuộc sống đời thường. Đó không phải là xung đột đối kháng gay gắt kiểu một mất một còn như thời kì trước mà là xung đột trong nội bộ nhân dân. Vì thế, các xung đột đa dạng hơn, phong phú hơn và cũng phức tạp nhưng có thể giải quyết được.

Chọn khoảng thời gian một năm sau giải phóng, trong Những khoảng

cách còn lại, Nguyễn Mạnh Tuấn đã chọn câu chuyện của một gia đình với

những xung đột căng thẳng. Ông Sĩ, nhân vật chính của truyện, trở về gặp lại những người ruột thịt sau hai mươi năm xa cách. Thế nhưng trong những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 63

ngày sum họp đó, sự xung đột về chính kiến đã xảy ra và ngày càng gay go, phức tạp. Những mâu thuẫn của gia đình được tác giả đặt ra trong cơn lốc xoáy của cách mạng và được thể hiện trong những mối quan hệ đan chéo. Thực chất của cuộc xung đột trong gia đình ông Sĩ là cuộc xung đột giữa hai hệ ý thức: Tư sản và vô sản. Cuộc đấu tranh ý thức hệ này diễn ra không phải chỉ với bản thân những “ông chủ, bà chủ” mà phần quan trọng còn là ở vấn đề lối sống, ở những ảnh hưởng và tàn dư của nó, biểu hiện dưới nhiều dạng vẻ khác nhau. Đó là một cuộc đấu tranh thực sự phức tạp, quyết liệt, đau xót bởi nó xảy ra ngay ra giữa những người vốn là ruột thịt. Trải qua bao sóng gió, cuối cùng thì xung đột cũng được giải quyết. Cuốn tiểu thuyết khép lại nhưng mở ra tình cảm ấm áp, gắn bó của các thành viên trong gia đình ông Sĩ.

Nếu trong Những khoảng cách còn lại, Nguyễn Mạnh Tuấn xây dựng các xung đột, mâu thuẫn giữa lối sống và ý thức hệ thì trong Đứng trước

biển, Cù lao tràm, nhà văn lại tập trung vào việc phản ánh và giải quyết

những mâu thuẫn nội bộ trong lãnh đạo, quản lý kinh tế công, nông nghiệp. Bằng việc lách sâu vào ngõ ngách của xung đột, mâu thuẫn, nhà văn đã tạo nên sự nóng bỏng đầy sức hấp dẫn cho hai cuốn tiểu thuyết này.

Ở một khía cạnh khác, trong Mưa mùa hạ, nhà văn Ma Văn Kháng lại quan tâm đến xung đột trong tính cách, nhân cách của con người. Nếu Trọng, Nam, ông giáo Cần là những trí thức chân chính, tài năng, hết mình vì công việc thì ông Chánh, kĩ sư Hưng, họa sĩ Hảo là những kẻ đội lốt trí thức, bất tài, vô dụng và độc ác. Hay đó còn là xung đột ngay trong một gia đình bởi hai lối sống trái ngược nhau. Trong gia đình ông Bằng (Mùa lá rụng trong

vườn của Ma Văn Kháng), có những người chọn cho mình lối sống nghiêng

về các giá trị tình thần như ông Bằng, chị Hoài, vợ chồng Luận- Phượng và Cần. Bên cạnh đó, có những người thích sống tự do, đặt vấn đề vật chất cao hơn tình cảm gia đình như Lý, Cừ. Đó chính là nguyên nhân gây ra sự lủng củng, bất hòa, bất ổn trong các mối quan hệ của gia đình này. Cuối cùng, Lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 64

và Cừ sa ngã. Họ đã phải trả giá và ân hận vì lối sống buông thả của mình.

Với Mưa mùa hạMùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng đã phản ánh

chân thực những vấn đề phức tạp trong đời sống hàng ngày. Qua đó, nhà văn đã thể hiện một cách nhìn mới về hiện thực, cũng như về con người.

Khám phá những vấn đề của cuộc sống đời thường, tiểu thuyết thời kì cũng chú ý tới những xung đột ngay trong tâm lý con người. Chẳng hạn, trong

Miền cháy của Nguyễn Minh Châu, khi biết sự thật về thằng bé Sinh, mẹ Êm

đã sống trong một tâm trạng đầy mâu thuẫn. Bà mẹ vừa căm ghét vừa yêu thương nó, vừa xa lánh, xua đuổi, lại vừa chìa tay đón nhận lấy nó một lần nữa

[13\440]. Cuối cùng, mẹ Êm vẫn quyết định chăm sóc, yêu thương thằng bé và dắt thằng bé đi gặp người cha tội lỗi của nó. Có thể nói, những mâu thuẫn trong lòng mẹ Êm đã được giải tỏa nhờ tấm lòng bao dung, nhân hậu của bà mẹ. Tình đời, tình người cao cả ấy chính là điểm sáng của cuốn tiểu thuyết này.

Trong tiểu thuyết 75- 85, xung đột chính là một phần quan trọng làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm. Tất cả đều là những xung đột, mâu thuẫn trong cuộc sống đời thường hằng ngày. Những xung đột ấy đã góp phần thể hiện tính cách, phẩm chất nhân vật và giúp nhà văn triển khai và giải quyết hiệu quả đề tài, cũng như chủ đề của tác phẩm.

Một phần của tài liệu Khuynh hướng thế sự trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975 đến 1985 (Trang 67 - 70)