6. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Số phận con người cá nhân
Theo từ điển thuật ngữ văn học: Đặc trưng tiêu biểu nhất của tiểu thuyết
là cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư [25\329]. Thế nhưng, tiểu thuyết 1945-
1975 thể hiện quan niệm con người tập thể, con người quần chúng nên nhân vật thường được thể hiện trong các sự kiện, biến cố lịch sử. Hơn nữa, các nhân vật đều mang trong mình những phẩm chất anh hùng, thể hiện tầm vóc lớn lao của cộng đồng, nhân vật được đặt trong bối cảnh không gian rộng lớn, kì vĩ.Mặc dù vậy, thời kỳ này, cũng có nhà văn đã chú ý đến số phận của con người cá nhân. Chẳng hạn, trong Dấu chân người lính, Nguyễn Minh Châu đã chú ý đến số phận bi kịch của cụ Phang và cô Xiêm. Họ là những con người nhỏ bé, là nạn nhân của chiến tranh, của hoàn cảnh éo le, khắc nghiệt. Nhưng trong hoàn cảnh chiến tranh, do sự chi phối của cảm hứng sử thi, do mục tiêu ngợi ca, cổ vũ cuộc kháng chiến, Nguyễn Minh Châu cũng như rất nhiều nhà văn khác chưa thể đi sâu vào phần chìm khuất của hiện thực với bao nỗi éo le, bất hạnh trong số phận con người. Những góc khuất trong số phận của nhân vật mới chỉ được nhìn nhận ở góc độ hạn hẹp hoặc chỉ là một vài nét phác hoạ thoáng qua như những nốt lặng âm trầm giữa bản anh hùng ca của dân tộc. Sau 1975, khi đất nước trở về với cuộc sống hoà bình thì con người lại phải đối diện với bộn bề khó khăn, phức tạp của thời hậu chiến. Chính vì thế, các nhà văn với trách nhiệm và lương tâm của người cầm bút đã dành trọn sự quan tâm đối với con người. Các nhà văn chủ trương nhìn vào cuộc sống đời thường để lắng nghe, thấu hiểu nhân tình thế sự. Họ thích nói về những con người hôm nay, nói về chính mình. Bởi thế, số phận con người cá nhân trở thành vấn đề tâm huyết, nơi nhà văn thể hiện tư tưởng nghệ thuật độc đáo của mình cũng như những vấn đề của đời sống nhân sinh, thế sự.
Vì vậy, có thể nói, số phận con người con người cá nhân đã trở thành mối quan tâm sâu sắc trong sáng tác của các nhà văn sau 1975. Những biến cố, sự kiện không còn là trung tâm chú ý mà chỉ là đường viền cho số phận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 45
nhân vật. Sự thay đổi này là hệ quả của công cuộc đổi mới văn học, đổi mới quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người. Đồng thời đó cũng là sự kết tinh từ chính tấm lòng và tâm hồn sáng tạo đang độ chín của người cầm bút.
Trong Miền cháy, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã khiến người đọc đặc biệt xúc động trước những trang viết về mẹ Êm. Cuộc đời của mẹ cũng là cuộc đời, số phận của rất nhiều bà mẹ Việt Nam đã trải qua những năm đau thương của cuộc chiến. Là một cơ sở cách mạng, mẹ từng bị theo dõi, bắt bớ, tra tấn, giam cầm, thậm chí đem đi chôn sống… Trải qua bốn đời chồng nhưng cả bốn người đều tham gia cách mạng rồi hy sinh cho kháng chiến nên mẹ không có mấy thời gian được sống bên chồng. Người chồng sau cùng của mẹ, cho đến khi nằm vắt mình nửa trên khô nửa dưới nước trên bờ sông Vĩnh Định, mẹ mới thực sự nhìn rõ mặt mũi. Ngay cả khi đi qua xác chồng, mẹ cũng không thể dừng chân, chỉ có thể đưa mắt liếc qua. Đêm đến, mẹ Êm mới có thể bí mật đưa thi hài của chồng về chôn trong mảnh vườn bỏ hoang sau nhà. Đau xót trước cái chết của chồng nhưng nương nhẹ tay đặt thi hài chồng nằm xuống tầng đất sâu, mẹ phải gạt nước mắt vội quay vào nhà đắp thêm chăn cho con đề phòng chúng dậy gọi ầm lên có thể bị lộ. Không chỉ bốn người chồng, năm đứa con của mẹ cũng lần lượt hy sinh cho cách mạng. Chờ đợi và hi vọng vào đại đội trưởng Nghĩa, nhưng viên đạn bắn lén của tên sĩ quan ngụy trong buổi hoàng hôn cuối cùng của chiến tranh đã cướp đi đứa con trai cuối cùng của mẹ. Khi biết được sự thật, càng thương con, càng
ngẫm nghĩ về những ngày hoà bình vui vẻ hiện giờ, bà mẹ lại càng uất ức…
Kể từ hôm đó, người mẹ như già hẳn đi [13\278]. Sau này, khi biết mình đang nuôi nấng, chăm sóc con trai của kẻ thù, lúc đầu bà mẹ thấy đau lắm! Bà
vẫn không quên nguôi cái đứa đã cầm súng giết con trai mình [13\436].
Nhưng với tấm lòng nhân hậu, bao dung, mẹ Êm vẫn nuôi thằng bé và yêu thương nó. Là một nhà văn mặc áo lính, Nguyễn Minh Châu hiểu hơn ai hết nỗi đau mà con người, nhất là những người vợ, người mẹ phải chịu trong cuộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46
chiến. Chiến tranh mang đến cái tang thương chết chóc, cái đau khổ mất mát của những bà mẹ mất con, của những người vợ mất chồng. Với bà mẹ Êm, nỗi đau ấy nhân lên gấp bội lần khi mất mát với mẹ là quá lớn.
Tiếp cận đời sống ở bình diện sinh hoạt thế sự, các nhà văn thời kì này đã hướng sự chú ý đến cá nhân con người, đến con người cá nhân với ý nghĩa là một nhân cách độc lập, một thế giới riêng biệt, một cá nhân tự xác định mình bằng mối quan hệ với cộng đồng, với xã hội, với tự nhiên bằng một cuộc hành trình tư tưởng từ bên trong, bằng cách tự đối diện với chính mình, bằng toàn bộ sự chi phối của sức mạnh ý thức cũng như tiềm thức. Trong Cha và con, và…, trước thực tế là nhà thờ mất dần quần chúng, một số con chiên giả dối…, tâm hồn Cha Thư dường như không lúc nào được bình yên, thanh thản mà đầy khắc khoải, lo âu. Cuộc đấu tranh trong tâm hồn người giáo sĩ trẻ âm thầm, lặng lẽ nhưng cũng đầy dữ dội, quyết liệt. Cuộc đấu tranh ấy thể hiện nhân cách của một con người có ý thức rất cao về bổn phận, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với giáo dân. Cuộc đấu tranh căng thẳng, dữ dội trong thế giới nội tâm của nhà tu hành là để tìm một niềm tin chủ động. Cuối cùng, chân lý đã bừng sáng lên trong tâm hồn vị linh mục trẻ ấy: Vì lợi ích của giáo dân chính là vì Chúa. Chúa ở cùng và ở trong những người trung thực chất phác, những người lao động chịu đựng mọi khó nhọc…Đi với giáo hữu, tuân theo ý muốn của giáo hữu là sẽ hoà hợp được tất cả vì giáo hữu là nền tảng, là cội nguồn. Cách mạng cũng từ đấy mà có, Hội Thánh cũng từ đấy mà có,
bổn phận của linh mục cũng từ đấy mà có [37\217]. Những trăn trở của Cha
Thư cũng là những trăn trở trên con đường đời của biết bao người. Miêu tả cuộc đấu tranh trong tâm hồn ấy, nhà văn Nguyễn Khải đã khiến nhân vật trong tác phẩm chân thực, gần gũi như chính con người trong cuộc đời thực.
Đi vào những vấn đề nóng bỏng của đô thị miền Nam sau giải phóng, tiểu thuyết Những khoảng cách còn lại của Nguyễn Mạnh Tuấn là một hướng tìm tòi, khám phá mới về số phận con người cá nhân trong cuộc sống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 47
đời thường của thời kì hậu chiến. Sau 20 năm xa nhà, đi hoạt động cách mạng, Huỳnh Phú Sĩ trở về gặp lại những người ruột thịt. Thế nhưng sau những ngày đầu vồ vập, đậm đà trăng mật, ông Sĩ sớm nhận ra cái còn lại giữa hai vợ chồng ông chỉ là đạo vợ chồng và hai nỗi thương xót của hai con người mang hai bản chất khác nhau đang cố gượng hoà thuận lại. Vì thế, ông Sĩ cảm thấy cô đơn ngay trong gia đình của mình. Ông cảm thấy người đàn bà ấy như không phải vợ mình. Những đứa con ấy hình như không phải con mình. Mâu thuẫn càng tăng lên khi bà Thuận Thành liên tục lừa dối chồng trong công việc kinh doanh, khi ông Sĩ yêu cầu vợ hiến tài sản cho nhà nước và không bảo lãnh cho Sơn và cả Quỳnh khỏi phải đi học tập cải tạo…Đến khi không chịu nổi người vợ ngoan cố, xảo quyệt của mình, ông Sĩ đã quyết định đến khu tập thể của cơ quan để ở. Những sóng gió dồn dập đến với ông Sĩ là kết quả tất yếu của sự trái ngược hoàn toàn về nếp sống, về chính kiến, tình cảm và suy nghĩ giữa ông và các thành viên trong gia đình. Nguyễn Mạnh Tuấn đã thấu hiểu hoàn cảnh của ông cũng như của bao người cách mạng sau bao năm đi chiến đấu trở về. Vì thế, nhân vật Huỳnh Phú Sĩ đã được nhà văn viết với sự đồng cảm và sẻ chia sâu sắc.
Nhiều cuốn tiểu thuyết đã hướng tới miêu tả số phận những con người bình thường với những bi kịch của đời họ. Đó có thể là bi kịch giữa khát vọng và thực trạng, giữa cái muốn vươn lên và cái kìm hãm, giữa nhân bản và phi nhân bản… Với nhà văn Ma Văn Kháng, khi Mưa mùa hạ của ông xuất hiện, người đọc thực sự ngỡ ngàng, sửng sốt, tưởng đây là một Ma Văn Kháng mới. Có nhiều ý kiến khen chê khác nhau nhưng người ta không thể không đồng cảm cùng ông trước cuộc đời của nhân vật chính. Kĩ sư Trọng là nạn nhân của những tiêu cực trong xã hội. Là một trí thức trẻ được tiếp thu những đức tính tốt đẹp của cha, tốt nghiệp đại học ra trường, Trọng lao vào khoa học với niềm say mê cuồng nhiệt. Trọng đến với ngành thuỷ lợi với tất cả nhiệt tình và sự say mê. Anh hoàn toàn bị chinh phục bởi những con đê xanh đã có hàng ngàn năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 48
tồn tại. Đê như đã hoá thân, như đã trở thành máu thịt của anh. Nhưng chàng trai trẻ đã gặp phải sự chèn ép vì ganh ghét hơn thua của Hưng- người đồng nghiệp trong cơ quan. Trong tình yêu, anh bị Loan phản bội vì cô mải chạy theo giá trị vật chất. Với bản lĩnh của mình, Trọng đã đứng vững trước những sóng gió của cuộc đời. Anh lao vào cuộc chiến đấu với thuỷ thần để bảo vệ con đê, sâu xa hơn là bảo vệ thành quả của cuộc sống, bảo vệ nền văn minh của dân tộc. Không thể yên tâm với việc nghiên cứu khoa học trong bốn bức tường, Trọng đã xuống hiện trường, xắn tay làm việc như bao người khác và trong một trận đấu quyết liệt với thuỷ thần, anh đã hy sinh khi dùng thân mình làm vật cản ngăn dòng nước xiết. Có thể nói, nhà văn Ma Văn Kháng đã dành nhiều tâm sức để xây dựng nhân vật Trọng. Trọng chính là niềm mơ ước, là hoài bão của Ma Văn Kháng về một mẫu người trí thức tài năng, trong sáng, hoàn toàn đối lập với thói dung tục, xấu xa của một số kẻ trong xã hội.
Khuynh hướng thế sự cũng cho phép nhà văn Ma Văn Kháng khám phá về người lính ở phương diện đời tư với tất cả hạnh phúc và bất hạnh. Ông trung tá Đông- người anh hùng giữa đời thường giờ đây hiện diện với tư cách là một số phận cụ thể và trước mắt anh là bao điều khắc nghiệt mà anh phải đón nhận. Bản tính hiền lành cùng với thói quen đơn giản hoá mọi quan hệ đời thường đã khiến cho Đông trở thành một con người phẳng nhạt, không hứng khởi, không hy vọng, vô lo vô nghĩ, bàng quan với tất cả mọi chuyện, ngoại trừ đánh tổ tôm. Ông trung tá lạc lõng giữa đời thường ấy không thể nhận ra vết rạn nứt giữa các quan hệ trong gia đình, lại càng không thể nhận ra những diễn biến phức tạp, nhanh nhạy sâu kín trong đời sống nội tâm của
vợ. Đông đã tận hưởng cái vẻ đẹp vốn có của quan hệ gia đình và yên tâm
rằng dù đời có đen bạc đến đâu thì đây cũng là nơi trú ngụ yên vui nhất của đời anh. Anh đã ung dung thụ hưởng mà không mất công sức cấy trồng, chăm
sóc, điểm tô cái quan hệ tự nhiên vốn đẹp đẽ này [41\297]. Đến khi Lý bỏ đi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 49
năm bom đạn, Đông là người anh hùng xông pha trận mạc, là niềm tự hào của gia đình, dòng họ thì trong tình cảm vợ chồng, Đông là người lính bại trận trên mặt trận đời thường. Hạnh phúc tan vỡ, Đông vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân đáng thương của tấn bi kịch gia đình.
Viết về số phận của con người cá nhân,các nhà văn không đơn giản chỉ phản ánh những bất hạnh, éo le, ngang trái, sóng gió trong cuộc sống của họ mà còn khái quát thành những vấn đề tư tưởng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thân phận con người. Tuy không phải hình tượng nhân vật nào cũng đặc sắc, nhưng nhìn chung, những số phận con người cá nhân trong tiểu thuyết thời kì này đều có cái đầy đặn máu thịt của cuộc đời và vì thế có sức ám ảnh sâu sắc trong lòng người đọc.