6. Cấu trúc của luận văn
1.4.2. Chuyển đổi quan niệm về con người
Văn học là “nhân học”, là khoa học đặc thù về con người. Bất cứ nền văn học nào, con người cũng là đối tượng trung tâm của phản ánh hiện thực.Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức để thể hiện con người trong văn học, tạo
nên giá trị nghệ thuật thẩm mỹ cho các hiện tượng nhân vật trong đó [60/43].
Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người tức là tìm hiểu cách nhìn, chiều sâu của sự khám phá, lý giải, trình độ chiếm lĩnh con người của nhà văn. Quan niệm nghệ thuật về con người chính là cơ sở chi phối những nguyên tắc chiếm lĩnh, cắt nghĩa đời sống của nhà văn. Nó đánh dấu sự thay đổi đáng kể của hệ hình tư duy trong sáng tác của nhà văn. Quan niệm nghệ thuật về con người là cốt lõi tinh thần, là phương diện quan trọng hàng đầu để xác định những đặc trưng cơ bản, xác định trình độ, tài năng và những cống hiến, đóng góp của nhà văn. Quan niệm nghệ thuật về con người liên quan đến toàn bộ quá trình sáng tạo của nhà văn, đến tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm.
Tiến trình lịch sử văn học cho thấy, sự đổi mới văn học thường gắn liền với sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người. Bởi theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử: chừng nào chưa có sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người, thì sự tái hiện các hiện tượng đời sống khác nhau chỉ có ý nghĩa
mở rộng về lượng trên cùng một chiều sâu [59].
Văn học giai đoạn 1945- 1975 phát triển trong hoàn cảnh đặc biệt của hai cuộc chiến tranh vệ quốc với những biến cố cách mạng lớn lao. Vì thế nó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28
không thể không bị chi phối bởi những quy luật của thời chiến. theo sát nhiệm vụ chính trị, tự ý thức mình như một vũ khí tư tưởng, văn học đã tập trung vào nhiệm vụ giáo dục con người mới, con người cộng đồng. Hình mẫu con người được gửi gắm vào các nhân vật lí tưởng. Bằng con đường trưởng thành và vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật đó mà khẳng định xu thế phát triển lạc quan của cách mạng. Phát hiện “con người cộng đồng” trong mỗi cá nhân, con người vận động theo chiều hướng tích cực, lạc quan của quan điểm cách mạng là cống hiến quan trọng của văn học thời kì này.
Một số nguyên tắc miêu tả con người của thời chiến đã trở thành quy phạm, “sự kiện lấn át con người”. Con người được nhận thức đánh giá, khám phá chủ yếu và trước hết ở góc độ chính trị, trong quan hệ ta- địch. Các nhân vật thường có khuynh hướng mô tả một chiều, chưa chân thực. Niềm vui, nỗi buồn của con người hòa trong niềm vui, nỗi lo của dân tộc, giai cấp. Nhà văn thường chú ý tới các biến cố lịch sử hơn là quan tâm đến con người, coi trọng con người tập thể, con người của sự nghiệp chung hơn là cá nhân cụ thể với những vấn đề riêng tư của nó. Nhà văn Nguyễn Minh Châu nhận xét văn học thời kì này: Nhân vật chỉ đóng vai trò làm đường dây để xâu chuỗi các sự kiện lại với nhau [45/46]. Thực sự, chúng ta vẫn chưa làm được cái việc là biến ngòi bút trở thành một cái lưỡi cày để xới thật sâu vào cõi lòng người dân Việt
Nam trong bốn mươi năm vừa qua của cách mạng và chiến tranh [45/93].
Sau 1975, chiến tranh kết thúc nhưng bao khó khăn thử thách đặt ra trong đời sống hòa bình. Sự bề bộn và phức tạp của cuộc sống thời hậu chiến đã tác động sâu sắc không chỉ tới đời sống mà cả tâm tư, tình cảm, nguyện vọng…của con người. Thực tế đó đòi hỏi văn học phải thay đổi cách viết về con người, phải đi sâu tìm hiểu khám phá để hiểu rõ hơn về con người, về cuộc sống. Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học sau 75 bắt đầu với việc lấy con người làm tâm điểm soi chiếu lịch sử. Con người từ điểm nhìn lý tưởng hóa được đặt vào điểm nhìn thế sự, đời tư. Từ một nền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29
văn học phản ánh con người trong mối quan hệ với cộng đồng, con người thường mang trong mình những phẩm chất cao đẹp, có ý chí và sức mạnh phi thường, kết tinh cho những vẻ đẹp tinh thần và lí tưởng cao đẹp của dân tộc, văn học sau 1975 chuyển sang phản ánh con người cá nhân. Con người trong văn học không còn đại diện cho cái chung nữa mà là con người cá nhân trong các mối quan hệ đa chiều của nó. Từ đây, tất cả những biểu hiện của con người trong đời sống từ lĩnh vực chính trị đến kinh tế, từ đạo đức xã hội, phong tục tập quán đến tình yêu, hạnh phúc…đều được các nhà văn quan tâm thể hiện. Sự tìm hiểu khám phá con người ở nhiều chiều, nhiều hướng trở thành xu thế chủ yếu của văn học thời kì này, trong đó có tiểu thuyết.
Mười năm đầu sau khi chiến tranh chống Mĩ kết thúc, tiểu thuyết tuy vẫn theo quán tính cũ, lấy lịch sử làm điểm quy chiếu nhưng đã có sự quan tâm hơn đến số phận con người. Miền cháy, Những người đi từ trong rừng ra
của Nguyễn Minh châu, Năm 1975 họ đã sống như thế của Nguyễn Trí Huân, Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh…gây được sự chú ý một phần vì dung lượng hiện thực được mở rộng, phần quan trọng hơn là khả năng đào xới sâu hơn vào đời sống nội tâm con người với những cảm xúc, suy nghĩ riêng tư, những trăn trở, dằn vặt và những mối quan hệ ít nhiều phức tạp…Vì thế, nhân vật trở nên sinh động hơn, chân thực hơn. Còn người đọc có ấn tượng về một hiện thực ít bị tô vẽ, thi vị hóa và không hề đơn giản.
Trong tiểu thuyết, con người vẫn được nhìn nhận theo sự phân tuyến chính- tà, tốt- xấu, có điều nó không đối lập đến mức siêu hình. Sự tốt, xấu trong mỗi người được nhìn nhận mềm mại, uyển chuyển hơn. Các nhân vật “chính”, “tích cực” cũng không bị lý tưởng hóa. Họ cũng sai lầm, cũng phải thường xuyên chiến đấu với phần bóng tối ở chính lòng mình. Họ kiên trì lý tưởng nhưng quan tâm hơn đến các mối quan hệ đời thường. Ba Đức trong
Đứng trước biển là nhân vật “tích cực” của Nguyễn Mạnh Tuấn. Ông đã dám
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30
ra nguyên nhân căn bệnh của nó và quyết tâm cải cách xí nghiệp bằng những quyết định, hành động táo bạo, đúng đắn. Xí nghiệp Sao Mai dưới sự lãnh đạo của Ba Đức đã dần trở thành một hình mẫu mới về một cơ cấu quản lý kinh tế công nghiệp, lấy hiệu quả kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa làm thước đo đánh giá giá trị của mỗi người. Khi xây dựng nhân vật Ba Đức, Nguyễn Mạnh Tuấn một mặt tập trung khắc họa những phẩm chất cao đẹp của một người cộng sản tiên tiến. Mặt khác, ông để cho nhân vật của mình hiện ra là con người của cuộc sống thường ngày với tất cả những lo toan và dục vọng bình thường trong bao mối quan hệ. Giám đốc Ba Đức rất cương quyết trong cuộc đấu tranh với cái lạc hậu, tiêu cực nhưng cũng có lúc ông đã tỏ ra nhân nhượng với nó. Ông ngập ngừng không dám dứt bỏ Năm Miên- một con người ông đã quá rõ bản chất ích kỷ, chỉ vì nể tình y đã xin nhà cho mình. Ông cũng là người không chấp nhận tình yêu đẹp đẽ, phóng khoáng của con trai với Liên vì ông có quan niệm về tình yêu quá khe khắt. Và khi xí nghiệp trở nên tiên tiến, ông cũng lại ưa sự tuyên truyền phô trương, hình thức của báo chí…Những nhược điểm ấy của Ba Đức không phải là hạn chế của ngòi bút tác giả. Trái lại, những mặt phải, mặt trái ấy của các nhân vật tích cực đã khiến họ gần gũi hơn với chúng ta. Đặc biệt, với việc xây dựng tính cách nhân vật có bề dày và chiều sâu ấy, nhà văn đã thực sự thuyết phục được bạn đọc bởi sự chân thực của hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
Cũng với cách nhìn nhận con người ở nhiều phía, nhiều góc độ, nhưng ở một góc độ khác, ngòi bút của Ma Văn Kháng đã bước đầu hướng tới việc nghiên cứu, phát hiện con người đầy phức tạp và mâu thuẫn, con người lưỡng diện, con người không nhất quán với mình qua nhân Lý. Chị Lý của những năm tháng hòa bình thích nhởn nhơ ăn diện, thích hưởng lạc và quay cuồng trong tiếng gọi của vật chất, mất vẻ đẹp vốn có của người phụ nữ, từ bỏ chồng để sống buông thả cùng gã trưởng phòng bất lương, làm ăn bất chính, thậm chí có nguy cơ phải ra tòa… Nhưng trong những năm tháng chiến tranh, chị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31
đã từng là tự vệ trực chiến, đã từng đẩy xe bánh tới trận địa pháo phục vụ chiến sĩ, từng đi nhặt xương thịt của bộ đội khi trận địa trúng bom Mỹ, từng thay chồng nuôi dạy con, đứng mũi chịu sào, gánh vác công việc gia đình chồng…Những hồi ức này được chị kể lại với sự xúc động chân thành, với niềm tự hào và niềm kiêu hãnh của con người thấy mình đã sống có ích. Như vậy, con người vốn phức tạp, không thể dùng cái nhìn phân đôi con người một cách giản đơn, cứng nhắc. Nhà văn cần phải đi sâu nghiên cứu, mổ xẻ phân tích những nỗi niềm, những uẩn khúc và bi kịch riêng của đời họ để có một cái nhìn bao dung, độ lượng trước những lầm lạc, vấp ngã của con người trong xã hội. Không nên quá khắt khe với sai lầm của con người, con người đang ở trong tiến trình của nó, nó còn vật lộn dai dẳng với bản thân nó, hãy
giúp nó [41/281]…Chỉ cần con người có khuynh hướng trở về với cái thiện là
ta phải giơ tay ra đón nó. Nhất là người đó là của mình. Cái xấu là ngẫu
nhiên. Con người chứ không phải cái gì trừu tượng [41/283].
Đối với “người mở đường” Nguyễn Minh Châu, ngay từ thời kỳ viết những tác phẩm đầy sắc màu lãng mạn, anh hùng để ngợi ca, cổ vũ cuộc kháng chiến chống Mĩ, ông đã sớm có những trăn trở, day dứt về một hướng tiếp cận khác. Chính vì thế, sau 1975, trong bối cảnh mới của đất nước, Nguyễn Minh Châu đã chuyển ngòi bút từ thiên về sự kiện chiến tranh sang số phận con người với tác động biện chứng của hoàn cảnh. Ông quan niệm:
Niềm hạnh phúc lớn nhất và cũng đồng thời là cái điều khổ ải nhất trần đời của một người cầm bút xưa nay vẫn là công việc khám phá ra tất cả những
cái gì khó nắm bắt nhất, xảy ra nơi cái thế giới bên trong con người [45/92].
Nguyễn Minh Châu đã trở thành một trong những người tiên phong trên con đường đổi mới văn học mà đổi mới trước tiên là cách nhìn, cách biểu hiện con người, hướng văn học quan tâm đến số phận của từng con người với tất cả chiều sâu của diễn biến tâm lý và tính cách đầy chân thực, khách quan. Những chuyển đổi đó đã sớm thể hiện trong những tác phẩm viết về chiến tranh của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32
ông. Trong cách nhìn nhận của ông, chiến tranh không chỉ hun đúc nên những anh hùng mà còn là thử thách bộc lộ bản chất của những kẻ hèn nhát, phản bội…Con người thậm chí cả những anh hùng trong chiến tranh cũng không còn hoàn thiện, không tì vết như trước mà họ cũng có khuyết điểm, sai lầm, thậm chí có người tha hóa như Bàng trong Miền cháy, Phong trong Lửa từ
những ngôi nhà, Thuần trong Những người đi từ trong rừng ra…Chính
cách nhìn nhận đa chiều với cả hai phần sáng- tối đã khiến con người trong tác phẩm của ông trở nên gần gũi hơn, chân thực hơn, đúng với bản chất “nhân vô thập toàn” của cuộc đời.
Từ những con người của cộng đồng, Nguyễn Minh Châu đã hướng chú ý khai thác số phận riêng tư của con người trong chiến tranh, đặc biệt là nạn nhân của cuộc chiến với những trớ trêu, bất hạnh. Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn bằng sự nhạy cảm, cũng như sự đa cảm của mình đã sớm cảm nhận và viết về những di chứng của chiến tranh, những nỗi nhức nhối, mất mát, éo le, những bi kịch của con người đi qua chiến tranh một cách da diết và sâu sắc. Với tiểu thuyết Miền cháy, chúng ta đã bắt đầu thấy một Nguyễn Minh Châu khác với chính mình trước đó. Một Nguyễn Minh Châu với những nỗi trăn trở, day dứt khôn nguôi về số phận riêng tư của con người qua cơn binh lửa ác liệt. Từ đây, ngòi bút của ông đã bắt đầu đoạn tuyệt với lối văn chương chỉ ca ngợi một chiều có phần dễ dãi và dần dần lấy số phận con người không những làm mảnh đất khám phá những quy luật vĩnh hằng
của các giá trị nhân bản, mà còn coi đó là hạt nhân của tư duy nghệ thuật, là
hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, sự phân tích, cắt nghĩa và lý giải về thế giới và đời sống con người. Điểm nhìn nghệ thuật mới này về con người đã mở ra cho ngòi bút của Nguyễn Minh Châu nhiều hướng khác nhau trong cách xây dựng hình tượng nhân vật.
Nếu thời kì trước 1975, văn học chủ yếu tiếp cận con người ở bình diện lập trường địch- ta và đạo đức cách mạng, xem xét, lý giải, đánh giá cuộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33
sống và con người theo những yêu cầu chuẩn mực của lập trường và đạo đức cách mạng thì sau 1975, các nhà văn đã có nhiều nỗ lực kiếm tìm, khơi sâu thêm, mở rộng tiếp tư duy nghệ thuật trên các phương diện khác nhau của tồn tại con người như không gian và thời gian, khả năng nhận thức và tự ý thức của mỗi con người trước đời sống hiện thực. Trong Thời gian của người, Nguyễn Khải đã nghiên cứu, phân tích con người trong mối quan hệ với thời gian. Cái mới của Nguyễn Khải là không phải nói đến thời gian lịch sử, thời gian vật lý có thể đo đếm một cách thông thường được mà là thời gian của một đời người, thời gian nằm trong bản thân mỗi con người, thời gian của chính mình. Nguyễn Khải cũng dè dặt đề nghị một cách nhìn uyển chuyển hơn, đa dạng hơn về con người và cuộc sống khi nói rằng: Phải đến cái tuổi nào đó mới hiểu được rằng con người vốn đa sự và phiền nhiễu, nên cách phục vụ nó không nên và cũng không thể rút gọn trong cái đơn giản được.Vả lại, còn nên vui vì sự phong phú, phức tạp ấy. Nó phong phú nên nó mở ra, nó
phức tạp nên nó hứa hẹn những ảnh hưởng bất ngờ [39\253].
Như vậy, có thể thấy, văn học sau 1975 đã có những quan niệm mới mẻ và với nhiều cách tiếp cận, thể hiện độc đáo về con người. Các nhà văn đều tìm cách đi sâu vào tâm hồn của con người để thấy ở mỗi cá nhân những cung bậc cảm xúc, tình cảm với tất cả chất người của nó. Cũng vì thế, văn học đã lật xới lên bao vấn đề nhức nhối, bức xúc của con người mang ý nghĩa nhân sinh thời đại. Các chủ thể sáng tạo cũng không còn ở vị trí lấn át, chi phối mà