6. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Trần thuật từ nhiều điểm nhìn
Theo từ điển thuật ngữ văn học, điểm nhìn nghệ thuật là vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm. Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn…Sự đổi thay của nghệ thuật bắt đầu từ đổi thay
điểm nhìn [25\113].
Tiểu thuyết 1945- 1975 do ưu tiên phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc nên có khuynh hướng tác động đến người đọc bằng chân lí có sẵn của nhà văn- người thầy thông thái, luôn luôn đúng. Đó là chân lý được đảm bảo bởi kinh nghiệm cộng đồng, được khẳng định bằng tính hợp lí tất yếu của hiện thực cách mạng. Nhà văn đồng nhất mình với chân lí nên quan hệ giữa anh ta và bạn đọc là quan hệ độc thoại. Điểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 74
nhìn trần thuật do người phán truyền chân lí đảm nhận. Do đó, mỗi tác phẩm chỉ có một điểm nhìn.
Giai đoạn 1975- 1985 đánh dấu sự thay đổi của điểm nhìn trong tác phẩm. Từ khi nhà văn trao cho nhân vật quyền bình đẳng về tư tưởng và coi hiện thực là cái cần phải “nghiên cứu” từ nhiều phía thì ý thức đối thoại trong văn học xuất hiện. Lúc này vai trò của nhân vật cũng thay đổi, Không phải nhân vật là cái gì trong thế giới này mà trước hết thế giới này là cái gì đối với
nhân vật và nó là cái gì đối với bản thân nó [6\238]. Như vậy là sẽ xuất hiện
phương thức trần thuật từ nhiều điểm nhìn, bản chất dân chủ của văn học sẽ được xác nhận bằng việc nhà văn không phải là người phán xét chân lý cuối cùng và người đọc sẽ cảm nhận được từ mỗi nhân vật bao giờ cũng có một cái gì đó mà chỉ bản thân nó mới có thể khám phá bằng hành động tự do của sự tự ý thức và của lời nói, điều này không thể nào xác định từ bề ngoài, từ “sau
lưng” con người [6\259].
Trong Miền cháy của Nguyễn Minh Châu, thằng bé Sinh được nhìn nhận theo hai cách nhìn khác nhau: Nếu nhìn nó là con của kẻ thù thì đôi khi Hiển thấy hơi ghét, khó chịu với nó. Thắng thì coi nó như là “cái của nợ”. Những cán bộ và chiến sĩ khác trong đại đội K1 không ai tán thành để nó ở lại trong đơn vị, thằng bé trở thành cái đích cho cả đại đội nhằm vào để kết tội, để trút lên đầu nó tất cả lòng căm thù trong lễ an táng Nghĩa, Cúc thì thấy khó hiểu trước hành động của Hiển, bà mẹ Êm thì đau nhói, tức giận và cảm tưởng nó như một con rắn mà lâu nay lúc nào mẹ cũng ấp ủ nó… Nhưng suy nghĩ sâu sắc hơn thì cả Hiển, mẹ Êm đều hiểu rằng nó chỉ là một đứa trẻ, nó vô tội nên Hiển và mẹ Êm đã quyết định chăm sóc và yêu thương nó.
Ở Cha và con và của Nguyễn Khải, tuy lập trường tác giả vẫn chi phối
nhân vật nhưng trường nhìn của người kể chuyện đã hướng tới các nhân vật với thái độ đối thoại. Quan niệm, thái độ sống và cách sống của cha Thư, cha Hòe, cha quản hạt, ông “thầy xuất” luôn luôn đối thoại với nhau. Một số lời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 75
văn trong tác phẩm đã có những liên hệ tiềm tàng với đối thoại của các nhân vật. Giọng điệu của các nhân vật cũng không bị quy định trước mà được giành một khoảng rộng tự do. Câu chuyện là một cuộc đối thoại bên trong với rất nhiều câu hỏi. Một cuộc đối thoại không khép kín mà được mở ra đa phương, đa chiều. Không chỉ là đối thoại giữa các nhân vật mà còn là đối thoại giữa tác giả và nhân vật, giữa tác giả với người đọc về vấn đề tôn giáo. Việc lựa chọn cách sống, quan điểm về đời sống giữa các nhân vật cũng bước đầu cho thấy giá trị của kinh nghiệm cá nhân, tính độc lập về tư tưởng của nhân vật. Nguyễn Khải không hề đặt vào lời kể chuyện ấy sự phán xét và đánh giá riêng của mình. Vì vậy mà người kể chuyện không có độ dôi về trường nhìn. Tất cả mọi quan niệm về đời sống đều ở phạm vi đối thoại và bị thu hút vào sự hình thành đối thoại.
Cũng trần thuật ở nhiều điểm nhìn nhưng với hướng khám phá riêng, Ma Văn Kháng đã rất thành công ở nghệ thuật trần thuật qua Mùa lá rụng trong vườn. Mỗi thành viên trong gia đình ông Bằng, tuy sống cùng một nhà nhưng lại có cách nhìn riêng về cuộc sống, cách sống. Cừ thì xem cuộc đời là lừa lọc, “đạo đức giả cả thôi”. Lý thì thấy “đời bây giờ nó tệ lắm”, “có tiền là xong hết”. Chính vì quan niệm như thế nên Lý bất chấp tất cả, buông thả mình theo những dục vọng thấp hèn. Ông Bằng thì không nhìn đời đen tối như Cừ và Lý. Ông khinh bỉ cái xấu nhưng lại chỉ biết “dựa vào một nền tảng tinh thần bền vững để chống lại cái xấu đang tàn phá cuộc sống”. Ông né tránh thực tế, dùng cái đẹp lấn át cái xấu nhưng dù ông có né tránh thì cái xấu vẫn không kiêng nể ông. Trong khi đó, Đông lại nhìn đời bằng con mắt quá đơn giản, sơ lược nên mặc dù đã từng vào sinh ra tử, lăn lộn khắp các chiến trường, ông trung tá về hưu ấy vẫn thất bại thảm hại trong cuộc sống vợ chồng giữa đời thường. Khác hẳn với Đông, Luận lại nhìn cuộc đời và con người với một cái nhìn rất uyển chuyển, linh hoạt trong tất cả sự phong phú, phức tạp của nó bằng con mắt nhanh nhạy và sự độ lượng, bao dung của một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 76
nhà báo có trình độ và sự hiểu biết. Luận cho rằng: không nhất thiết thật giàu có mới sống đẹp được. Đói vẫn sạch được, rách vẫn thơm được. Mỗi người đều có thể sống đẹp được, không nên đổ lỗi cho hoàn cảnh…Nhân nghĩa, vị
tha, hết lòng cho nhau. Không có cái đó, lạc lối ngay [41\281]. Trong khi đó,
Cần- người con trai thứ ba của ông Bằng vừa đi học ở nước ngoài về thì quan niệm có lối sống tốt, sống đẹp chưa đủ mà phải phấn đấu kết hợp lối sống tốt đó với một cách sống sung sướng hơn. Rõ ràng, Mùa lá rụng trong vườn đã cố gắng đi theo xu hướng đối thoại và bước đầu xu hướng này đã tạo ra được sự đa dạng trong điểm nhìn trần thuật cho tác phẩm.
Có thể nói, những trường nhìn khác nhau ấy đã tạo thành những cuộc đối thoại về tư tưởng giữa các nhân vật, cũng chính là đối thoại với bạn đọc. Đặc biệt, điểm nhìn đa dạng, phong phú đã tạo nên chiều sâu cho bối cảnh và nhân vật, nhất là góp phần quan trọng để tạo nên tính đa thanh trong giọng điệu trần thuật của tác phẩm.