6. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Dạng thức tự chiêm nghiệm, triết lý
Theo suy nghĩ của chúng tôi, chiêm nghiệm, triết lý là sự xem xét, đoán biết và thuyết lí về những vấn đề nhân sinh, xã hội, nhờ sự từng trải. Sự chiêm nghiệm, triết lý gắn liền với một tư tưởng và một sự đánh giá nhất định. Qua những triết lý , nhà văn tài năng có thể kéo người đọc cùng tham gia đối thoại, bàn luận về vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
Trước 1975, văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng đã có hứng thú chiêm nghiệm, triết lý. Các nhà văn thường chiêm nghiệm, triết lý xung quanh những vấn đề chính trị nhằm tuyên truyền các chân lí cách mạng, hướng người đọc đến những nhận thức sáng suốt. Nhà văn Nguyễn Khải là một trường hợp tiêu biểu. Ông không ngại thuyết lí, tranh biện với độc giả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 65
Ông trình bày lí lẽ rất sắc bén, khúc triết, thông minh, bằng giọng sôi nổi, hùng hồn. Những chiêm nghiệm, triết lý của ông thời kì này luôn dựa trên những chuẩn mực của lập trường, đạo đức cách mạng nhưng bước đầu đã đem lại cho bạn đọc những khoái cảm thẩm mĩ thú vị.
Sau 1975, các nhà văn vẫn tiếp tục phát triển mạch chiêm nghiệm, triết lý trong tiểu thuyết. Tuy nhiên, họ đã chuyển hướng chú ý vào các vấn đề thế sự, nhân sinh như ý nghĩa tồn tại của con người, về mối quan hệ của con người với thời thế, về cái ngẫu nhiên, may rủi, tính nghịch lí trong đời sống, về vấn đề truyền thống và hiện đại…Nhà văn thực sự trở thành người bạn đồng hành của độc giả, cùng họ chia sẻ một cách tin cậy, bình đẳng.
Với nhà văn Nguyễn Khải, những chiêm nghiệm, triết lý vẫn là nét nổi bật trong tiểu thuyết của ông thời kì này. Tính chất chiêm nghiệm, triết lý thể hiện ở nhiều phương diện: Có thể toát ra từ những hình tượng mà cũng có thể từ những lời nói vô tình nhưng mang tầm khái quát cao. Ông chiêm nghiệm, triết lý về con người, về cuộc đời, về tôn giáo… trong cuộc sống thời hiện tại.
Thời gian của người là một ví dụ. Tiểu thuyết này là cách tiếp cận hiện thực từ
cái nhìn tổng hợp về triết học và đạo đức nhân sinh, là những suy nghĩ, chiêm nghiệm của Nguyễn Khải về lẽ sống và cách ứng xử của mỗi cá nhân trước thời gian và lịch sử. Qua nhân vật Quân, tác giả đã cho rằng: Thời gian chỉ có ý nghĩa khi nó gắn liền với sự sống con người, với sự phát triển, tiến bộ. Nếu trái đất không còn sự sống nữa, trở lại cái trạng thái hoang dợ nguyên thủy thì thời gian tự nó cũng không có.… Sống hết mình cho lý tưởng cao cả là cách sống
dài nhất [39\270]. Thực ra, trước 75, văn xuôi đã bước đầu có ý thức hướng sự
quan tâm tới mối quan hệ giữa con người và thời gian. Chỉ có điều thời gian ấy là thời gian lịch sử luôn gắn liền với các sự kiện, biến cố, các cao trào với vẻ đẹp nhân sinh quan và lý tưởng được xem như cái đích để con người không ngừng vươn tới. Cái mới của Nguyễn Khải trong Thời gian của người là ý niệm thời gian bên trong. Đó không phải là thời gian lịch sử, thời gian vật lý có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 66
thể đo đếm được một cách thông thường mà là thời gian của đời người, thời gian nằm bên trong bản thân mỗi con người, thời gian của chính mình. Đặc biệt thời gian chỉ có ý nghĩa khi con người hành động và hành động đúng, hợp với sự tiến bộ và phát triển. Giá trị khảo luận triết học của tác phẩm thể hiện ở chỗ nó là triết học của đời sống, cần cho đời sống và cho mỗi con người khi kiếm tìm câu trả lời về cách sống của mình trong cuộc đời.
Đồng thời với Nguyễn Khải, các nhà văn khác như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn… cũng có thiên hướng đi sâu kiếm tìm ý nghĩa triết học nhân sinh qua diễn tả đời sống cụ thể. Chính điều đó đã đem lại cho tiểu thuyết của họ ý vị triết lý và giá trị phổ quát.
Chẳng hạn, trong tiểu thuyết Miền cháy, Nguyễn Minh Châu không chỉ dừng lại ở triết lý về sự thù hận, mà nhà văn còn đề xuất một cách giải quyết khá thấu tình, đạt lý. Thực tế cuộc sống cho thấy, hận thù chỉ có thể hóa giải bằng chính lòng khoan dung và nhân hậu của người trong cuộc. Để triển khai triết lý ấy, Nguyễn Minh Châu đã đặt các nhân vật vào tình huống đầy thử thách. Nhất là tình huống thử thách đối với mẹ Êm: Khi mẹ biết được sự thật thằng bé Sinh chính là con trai kẻ thù của mình và cuộc đối mặt giữa mẹ Êm và viên trung tá ngụy. Qua những tình huống thử thách này, bà mẹ đã bộc lộ tấm lòng khoan dung, độ lượng cao đẹp. Chính nhờ tấm lòng ấy của mẹ, hận thù đã được hóa giải. Hành động quỳ sụp xuống dưới chân bà mẹ và đứa con trai của viên trung tá ngụy cuối truyện đã nói lên nhiều điều: Đó vừa là cảm giác tội lỗi, vừa là lòng biết ơn, vừa là sự quy phục…Vì thế, dù rất khó khăn, rất đau đớn, nhưng hãy cố gắng tha thứ cho kẻ thù nhân danh sự sống, nhân danh con trẻ. Đó là triết lý Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến người đọc. Cách triết luận sâu xa ấy đã làm nên sức sống cho cuốn tiểu thuyết này.
Nghiên cứu tiểu thuyết 1975- 1985, chúng tôi nhận thấy, qua tác phẩm, dường như người đọc không chỉ được sống cùng cuộc đời nhân vật mà còn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 67
được sống cùng với những suy nghĩ của tác giả. Những suy nghĩ của nhà văn bộc lộ qua những chiêm nghiệm, triết lý gần gũi, sâu sắc về các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của con người. Cũng từ những chiêm nghiệm, triết lý ấy, các nhà văn đã thực sự tạo nên chiều sâu cho tiểu thuyết thời kì này.