Sự xuất hiện kiểu nhân vật mới

Một phần của tài liệu Khuynh hướng thế sự trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975 đến 1985 (Trang 85 - 87)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Sự xuất hiện kiểu nhân vật mới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 80

Trước 1975, nhân vật trong văn học được phân tuyến địch- ta rạch ròi. Xuất phát từ quan điểm văn học cổ vũ, phục vụ kháng chiến nên văn học giai đoạn này lấy tầng lớp công- nông- binh làm nhân vật trung tâm trong sáng tác. Đó là những con người dũng cảm, kiên cường, có lòng vị tha cao thượng… Họ đại diện cho vẻ đẹp và sức mạnh của dân tộc trong thời đại đau thương nhưng cũng vô cùng quyết liệt, hào hùng. Muôn người như một, họ sát cánh bên nhau trong cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc. Xu hướng chung của các nhà văn là thường lý tưởng hóa nhân vật văn học để phục vụ cho những mục đích chính trị.

Giai đoạn 1975- 1985, nhân vật trong tiểu thuyết đã hiện lên với đúng con người thực của cuộc sống thường ngày với tất cả những mặt mạnh và mặt yếu của họ. Năm Trà (Cù Lao tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn), một bí thư xã giàu bản lĩnh là thế nhưng lại trở nên quá nhu nhược trong quan hệ vợ chồng, hoặc đã nhẹ dạ nên bị mắc lừa trong việc đọc bản tham luận “qúa táo bạo” ở một hội nghị của huyện ủy có phó bí thư tỉnh ủy về dự để rồi chị bị quy vào tội chống lại đường lối chính sách của Đảng. Ngay cả những nhân vật tha hóa, họ không phải lúc nào cũng hoàn toàn xấu. Lý (Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng) là một trong những nhân vật như thế. Luận thấy bà chị dâu của mình đầy nhược điểm nhưng cũng nhiều những ưu thế lớn lao. Bên cạnh sự ích kỉ, đố kị, đáo để, bốp chát, vụ lợi trắng trợn… chị ta lại rất tháo vát, khéo léo việc nội trợ, cũng làm được một số việc có ích cho tập thể và cũng có lúc biết quan tâm đến người khác…Tất cả những mặt phải và mặt trái ấy của nhân vật khiến cho tính cách của họ có bề dầy và chiều sâu hơn, khiến cho họ gần gũi chúng ta hơn và do đó thuyết phục được người đọc.

Bên cạnh đó, nhiều kiểu nhân vật mới xuất hiện trong tiểu thuyết thời kì này. Ngoài kiểu nhân vật nhân vật tích cực, nhân vật tiêu cực như văn học giai đoạn trước, tiểu thuyết còn có sự hiện diện của kiểu nhân vật lạc thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 81

vườn của Ma Văn Kháng), nhân vật bi kịch (Miền cháy của Nguyễn Minh Châu, Mưa mùa hạ của Ma Văn Kháng, Thời xa vắng của Lê Lựu)…

Có thể nói, sự đa dạng của các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết tương quan với sự phong phú của các kiểu người trong cuộc sống hiện thực. Hơn nữa, với cách nhìn đa diện, nhiều chiều của nhà văn, nhân vật văn học đã trở nên chân thực hơn, “người hơn” so với nhân vật trong văn học thời kì trước. Đặc biệt, mỗi kiểu nhân vật đó đều để lại trong lòng người đọc những suy nghĩ, băn khoăn không dứt về đời sống, cả những suy nghĩ về chính mình và những người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.

Một phần của tài liệu Khuynh hướng thế sự trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975 đến 1985 (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)