6. Cấu trúc của luận văn
3.1. Nghệ thuật xây dựng kết cấu cốt truyện
Một tác phẩm văn học, dù có dung lượng lớn hay nhỏ đều là một chỉnh thể nghệ thuật, có một kết cấu nhất định. Kết cấu là toàn bộ tổ chức sinh động
và phức tạp của tác phẩm [25\156]. Nói cụ thể hơn, kết cấu là sự sắp xếp, liên
kết những yếu tố, những thành phần của toàn bộ câu chuyện theo một hệ thống, một trật tự nhất định. Nhiệm vụ chủ yếu của kết cấu là tổ chức, dàn dựng, gắn kết các yếu tố thuộc nội dung của tác phẩm (tính cách, hoàn cảnh, hành động, biến cố trong và ngoài cốt truyện) và các yếu tố hình thức như bố cục, hệ thống ngôn ngữ, giọng điệu… Trong bất kỳ một tác phẩm văn học nào, kết cấu bao giờ cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng bởi nó tạo nên cốt truyện cho tác phẩm. Với tiểu thuyết truyền thống, cốt truyện được coi là xương sống góp phần định hình cấu trúc tác phẩm. Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức hoạt động của tác phẩm tự sự…Mỗi cốt truyện thường bao gồm các thành phần: trình bày, khai
đoạn, phát triển, đỉnh điểm và kết thúc [25\99-101].
Trước 75, đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết về căn bản là triển khai theo hướng kết thúc “có hậu” và tác phẩm là sự xâu chuỗi các sự kiện của đời sống cách mạng. Kết cấu của tiểu thuyết sử thi chủ yếu là kiểu kết cấu sự kiện.
Sau 75, khi chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng thế sự, nhiều nhà văn đã không ngừng tìm tòi để cách tân về mặt kết cấu cốt truyện. Chẳng hạn, trong Gặp gỡ cuối năm, Nguyễn Khải đã đưa ra một kiểu tiểu thuyết không có cốt truyện, tác giả cũng mạnh dạn bỏ các chương, các phần và cũng không có những lời mào đầu rao trước, không dựng cảnh, dựng người theo các thao tác của tư duy tiểu thuyết. Thời gian trong cuốn tiểu thuyết cũng chỉ không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 70
đầy 5 tiềng đồng hồ. Không gian hoạt động chỉ là phòng khách của gia đình bà Hoàng. Thế nhưng chất tư liệu vẫn cứ ngồn ngộn trên các trang giấy. Hơn nữa, lại dày đặc những câu chuyện thời sự tươi rói như bao chí. Thêm vào đó là những câu triết lý sâu sắc như những châm ngôn hàm súc có sức lay động lòng người. Các nhân vật cứ người nói, người nghe, bình luận, mỉa mai, khích bác…Không có một sự sắp đặt nào cả. Nhà văn để các nhân vật tự hoàn tất lấy tác phẩm. Vì thế, cuốn tiểu thuyết diễn ra tự nhiên như chính ngoài đời thực và người đọc dường như cũng không phải đọc truyện mà đang được tham gia bàn luận các vấn đề cùng các nhân vật trong tác phẩm.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng thủ pháp đối thoại của sân khấu và thủ pháp lắp ghép của điện ảnh trong xây dựng kết cấu của tác phẩm. Đây là đặc điểm của thi pháp tiểu thuyết hiện đại. Lắp ghép là cách móc nối cố ý lược bỏ những khâu trung gian mang tính giải thích, dù chúng có trong ý thức tác giả và có thể được tái tạo nhờ ý thức người đọc hoặc người xem nào có khả năng nắm bắt những mối liên hệ liên tưởng làm cơ sở cho sự nối liền các tình tiết lại [11\185]. Nhờ thủ pháp này mà những chuyện cách xa nhau về không gian, thời gian vốn chẳng có mối liên hệ với nhau được đồng hiện bên nhau nhờ sự nối kết của những suy lý liên tưởng. Chẳng hạn chuyện Nguyễn Thế Truyền tát tai tổng đốc Thái Bình tại bến phà Tân Đệ, chuyện những người làm nghề „xỉa răng cá sấu” ngoài Mã Đảo, chuyện một cán bộ khoa học có tài bị thoái hóa mới trốn ra nước ngoài ở xí nghiệp Bình…Đủ cả những chuyện bên Tây, bên Tàu, chuyện xưa, chuyện nay, chuyện về những nhân vật lịch sử đến những chuyện sinh hoạt hàng ngày…Chuyện nào cũng cô đọng, hàm súc và đều rút ra được những triết lý thâm trầm, sâu sắc bằng những chính kiến, những trải nghiệm cá nhân khác nhau, nhưng rút cục đều quy về vấn đề chính trị, là thái độ chính trị của từng người trước những việc lớn của đất nước. Vấn đề đặt ra của tác phẩm là vấn đề chính trị nhưng cảm hứng chủ đạo của tác giả là cảm hứng triết luận (bàn luận mọi vấn đề của hiện thực để rút ra triết lý phổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 71
quát). Chính vì thế, nói về vấn đề chính trị, thế sự mà tác giả dường như còn muốn nói đến những điều sâu xa hơn có tầm phổ quát chung cho con người trong mọi biến thiên của thời cuộc. Tác phẩm thể hiện sự nâng cao vai trò của chủ thể sáng tạo trong sự sắp xếp bố cục, nhất là mạnh dạn tổng hợp những yếu tố của triết luận, tự sự, điện ảnh, sân khấu…tạo ra mô hình nghệ thuật để nhận thức cuộc sống. Điều đó được ghi nhận như một thể nghiệm mới mẻ và táo bạo của Nguyễn Khải trong quá trình cách tân, hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết.
Sự cách tân ấy còn thể hiện rất rõ trong tiểu thuyết Thời gian của người
của Nguyễn Khải. Nếu trong Gặp gỡ cuối năm, các nhân vật được tác giả đặt trong một không gian nhỏ hẹp, thời gian ngắn ngủi thì trong Thời gian của
người, Nguyễn Khải lại đặt các nhân vật trong không gian- thời gian mênh
mông vô cùng. Không gian ở đây là không gian vĩnh cửu, trường tồn của những cánh rừng cao su bạt ngàn. Thời gian tuyến tính vô cùng vô tận gắn với sự phát sinh phát triển và tiến hóa của loài người. Thời gian đời người nhanh hay chậm, có hay không phụ thuộc vào chính tốc độ sống của con người. Đặt nhân vật vào khoảng không gian- thời gian rộng lớn đó, Nguyễn Khải đã thể hiện ý thức về những nền tảng cội nguồn lâu đời của cuộc sống con người. Đồng thời, tác giả đã nêu cao trách nhiệm của mỗi con người trước cuộc sống trường cửu.
Ngoài ra, nếu mạch suy lý của Gặp gỡ cuối năm được triển khai theo hướng quy nạp thì Thời gian của người lại chủ yếu được triển khai theo hướng diễn dịch. Đầu tiên, tác giả đặt ra vấn đề thời gian của người. Sau đó, qua các nhân vật, Nguyễn Khải cho người đọc thấy thời gian đích thực của con người là những khoảng thời gian con người biết sống có ích nhất, sống đẹp nhất. Như chị Ba Huệ nhận xét về ông Hai Riềng: Dẫu có thế nào thì ông cũng đã sống đến nơi đến chốn, lưu lại dấu vết cho đời. Một đời người như thế kể cũng là
mãn nguyện [39\198]. Còn những người sống nhạt nhẽo, tầm thường, không có
lý tưởng, niềm tin thì sống cũng như chết và thời gian coi như không có. Đó là cách sống vô nghĩa, sống để “giết thời gian”. Có thể nói, chất triết học đã thấm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 72
nhuần vào cả kết cấu- cốt truyện của tác phẩm. Qua Thời gian của người, Nguyễn Khải đã chứng tỏ ngòi bút sắc sảo cũng như hiệu quả của các cách xây dựng kết cấu- cốt truyện khéo léo, linh hoạt của mình.
Từ tiểu thuyết sử thi sang tiểu thuyết thế sự, đời tư, các nhà văn đã chuyển đổi từ kết cấu sự kiện sang kết cấu số phận bởi nhà văn hầu như tập trung quan tâm đến dòng đời của nhân vật, tính cách, số phận họ qua thời gian hơn là hệ thống sự kiện quan trọng có tác động đến con người. Mưa mùa hạ
của Ma Văn Kháng, Thời xa vắng của Lê Lựu…tiêu biểu cho cách xây dựng kết cấu đó.
Với bút pháp ngày càng phóng túng, linh hoạt, nhà văn có thể sử dụng cùng một lúc nhiều kiểu kết cấu để tạo nên cốt truyện trong một sáng tác. Chẳng hạn trong Mưa mùa hạ của Ma Văn Kháng, ta có thể thấy rõ kiểu kết cấu của cốt truyện luận đề. Đặc điểm của kiểu kết cấu này là tác giả thường đan xen lời kể- tả và rất nhiều đoạn mang tính luận đề, triết lý. Theo lối cốt truyện này, con người trong tác phẩm bao giờ cũng xuất hiện và hoàn tất một quãng đời hay cả cuộc đời mình để nhằm chứng minh cho một chân lý nào đó. Việc tổ chức các tình tiết sự kiện theo một trình tự nhất định là để làm sáng tỏ cho quan điểm đã được xác định, thừa nhận và người đọc luôn bắt gặp luận bàn của nhà văn về các vấn đề nhân sinh xã hội trong tác phẩm. Bên cạnh đó, cuốn tiểu thuyết này còn xuất hiện kiểu kết cấu lắp ghép. Nhưng khác với thủ pháp lắp ghép của Nguyễn Khải, cái thú vị của kiểu kết cấu lắp ghép trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện tiểu thuyết thế sự- đời tư của Ma Văn Kháng là ở cách ông thường lồng hình thức bức thư vào cốt truyện. Thư của Trọng gửi cho Loan, thư của Trọng gửi cho ông Cần (trong Mùa lá rụng
trong vườn là thư của Cừ gửi cho cha). Những bức thư ấy được lắp ghép
thêm vào cốt truyện đã góp phần làm sáng tỏ chân dung, tính cách, số phận nhân vật. Mặt khác, những bức thư này thường gắn với những lời bình luận, triết lý trực tiếp của người kể chuyện hàm ẩn nên nó còn mang ý nghĩa giãi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 73
bày suy ngẫm, khái quát của người kể chuyện và góp phần quan trọng trong việc chuyển tải nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Mỗi sáng tác của các nhà văn thời kì này đều đánh dấu những biến chuyển về nghệ thuật xây dựng kết cấu cốt truyện. Nhà văn luôn có ý thức làm mới chính bản thân mình thông qua việc xây dựng kết cấu tác phẩm một cách linh hoạt, biến hóa. Những thành tựu ban đầu đó thực sự là một bước đệm quan trọng để tiểu thuyết tiến xa hơn trong quá trình đổi mới sau này.