6. Cấu trúc của luận văn
2.1.4. Những chuyện đời thường, vụn vặt
Trước 75, tiểu thuyết sử thi thường hướng tới những vấn đề chung của cộng đồng, xã hội, đất nước. Hiện thực được phản ánh trong tác phẩm là hiện thực của lịch sử dân tộc. Nhà văn cũng ít nhiều đề cập tới những chuyện trong sinh hoạt hằng ngày nhưng những chuyện đó đều đã được soi chiếu qua lăng kính sử thi nên nó được tráng một lớp men trữ tình, hào hùng.
Tiểu thuyết thế sự sau 75 thì quan tâm đến những sinh hoạt bình thường với những bộn bề lo toan, những chuyện vụn vặt hằng ngày của con người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 55
Những chuyện đó tưởng như không có gì đáng để viết nhưng lại chứa đựng rất nhiều vấn đề phải suy nghĩ.
Ngay từ những năm đầu sau khi chiến tranh kết thúc, Nguyễn Minh Châu đã đưa những câu chuyện đời thường vào trong tác phẩm của mình. Trong
Lửa từ những ngôi nhà của Nguyễn Minh Châu, chúng ta thấy tác giả chủ
yếu xoay quanh chuyện sinh hoạt hàng ngày ở hậu phương, nơi Nhàn về nghỉ phép. Toàn những chuyện rất vụn vặt tưởng như chẳng có gì đáng nói: Chuyện nơi ở mới của Huy, chuyện những người hàng xóm của vợ chồng Nhàn, chuyện lộn xộn ở chỗ xếp hàng mua củi theo tem phiếu…Qua ngòi bút của Nguyễn Minh Châu, cuộc sống ở hậu phương hiện lên với tất cả vẻ trần trụi của nó. Bức tranh cuộc sống ấy có vẻ thô nhám nhưng chứa đựng trong đó sự ấm áp của tình cảm con người. Tình cảm ấy làm ấm lòng Nhàn cũng như bao chiến sĩ khác trong chuyến về phép.
Cũng hướng vào chuyện đời thường, Gặp gỡ cuối năm của nhà văn Nguyễn Khải đã kể lại câu chuyện xung quanh một bàn tiệc tất niên giữa những người thân thuộc trong gia đình, họ hàng và có cả người là bạn bè thân thiết. Những chuyện họ nói tự do về mọi đề tài, không hề có dự kiến sẵn, cốt là để góp vui đêm giao thừa. Câu chuyện của họ tưởng như không có gì đáng nói nhưng thực ra lại chứa đựng vấn đề rất sâu sắc. Bởi lẽ, bề ngoài của mỗi nhân vật có vẻ bình thản, nhưng thực ra bên trong mỗi con người là một cuộc đấu tranh căng thẳng, quyết liệt- nó là một cuộc chọn lựa tìm đường, kể cả người chiến thắng lẫn kẻ chiến bại. Đối với bà Hoàng- một con người trước sau vẫn quyết liệt quay lưng với trật tự mới, đến lúc này, bà ta buộc phải lựa chọn: chấp nhận hay không chấp nhận hiện tại. Ở ông Chương, ông Quý, ông Hoàng là sự phán xét công- tội trong những năm tháng đã qua, là thái độ thích hợp đúng đắn với thời điểm lịch sử hiện tại. Ở ông Đại, ông Hảo,Việt, Quân, Bình là sự lựa chọn giữa một cách sống cho tốt hơn và một cách sống cho sướng hơn trong hoàn cảnh đất nước đầy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 56
những khó khăn sau giải phóng. Cuối cùng, bà Hoàng đã chấp nhận hiện tại. Ông Chương, ông Quý, ông Hoàng không thể tự cho mình là đứng ngoài chính trị, là vô tội và xác định thái độ sống mới theo phương châm: nếu không làm nên công thì cũng phải là người vô tội. Còn những người chiến thắng như Quân, Việt, Bình dẫu rất biết sức mạnh của đồng tiền nhưng vẫn xác định một thái độ rất tích cực: Thế hệ bọn cháu có rất nhiều việc phải làm nhưng việc khẩn cấp là phải bảo nhau loại bỏ đồng tiền ra mọi tính toán cá nhân. Bị đồng tiền cám dỗ thì mất hết bác ạ, mất lý tưởng, mất niềm tin, mất cả bạn bè, sẽ sống với tâm địa
ích kỷ, tàn độc như dưới chế độ tư bản [38\125]. Mọi cuộc tranh chấp nội tâm
căng thẳng, dữ dội của các nhân vật đều được dẫn đến một lối thoát tích cực. Vấn đề đặt ra ở đây là phải chọn cho mình một thái độ sống tích cực. Nguyễn Khải đã rất khéo léo gửi gắm thông điệp sống cho độc giả qua một câu chuyện bình thường trong cuộc sống con người.
Khi viết về những chuyện trong cuộc sống hàng ngày, một số tác phẩm đã đi sâu vào những vấn đề nhức nhối của cuộc sống. Những khoảng cách
còn lại, Đứng trước biển, Cù lao tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn là một trong
số đó. Trung thực với mình, dám đặt kinh nghiệm cá nhân ngang bằng kinh nghiệm cộng đồng, Nguyễn Mạnh Tuấn đã trình bày tư tưởng riêng của mình một cách trực diện, với thái độ thẳng thắn, dũng cảm, thông qua những kiến nghị trực tiếp trước những vấn đề nóng bỏng trong đấu tranh cải tạo tư bản, trong quản lý kinh tế công nông nghiệp ở miền Nam sau ngày giải phóng. Với chùm tiểu thuyết- phóng sự này, Nguyễn Mạnh Tuấn đã thực sự rút ngắn khoảng cách giữa văn chương với cuộc đời và trở thành cây bút mở đầu cho trào lưu văn học chống tiêu cực vào những năm 80.
Việc phản ánh những chuyện đời thường, cả những chuyện vụn vặt đã cho thấy sự bám sát đời sống của nhà văn trước hiện thực mới của đất nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 57
Điều đó giúp cho tác phẩm của nhà văn gần gũi hơn, chân thực hơn và cũng hấp dẫn độc giả hơn.