Tiền lƣơng là công cụ thiết yếu và quan trọng trong việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, VINASHIN đã tự xây dựng cho mình một chính sách tiền lƣơng dựa trên các văn bản hƣớng dẫn của Bộ tài chính về đãi ngộ cho ngƣời lao động.
Tập đoàn đã xây dựng và ban hành Quy chế tiền lƣơng áp dụng thống nhất trong toàn Tập đoàn. Tiền lƣơng sẽ chia làm tiền lƣơng cơ bản áp dụng theo quy định của Nhà nƣớc về chế độ tiền lƣơng, tiền lƣơng theo doanh thu đƣợc phân phối theo tính chất công việc, mức độ trách nhiệm/chức vụ và đƣợc sử dụng nhƣ là đòn bẩy kinh tế quan trọng, tạo động lực để thúc đẩy ngƣời lao động tích cực làm việc, tăng năng suất lao động. Đối với các vị trí quản lý thì sẽ có hệ số phụ cấp chức vụ
83
của ngƣời của cán bộ quản lý tại văn phòng Tập đoàn là 1,5 triệu/ngƣời/tháng năm 2007; năm 2008 thu nhập bình quân của ngƣời lao động trong VINASHIN là 3,3 triệu đồng/tháng, và năm 2009 là 4,1 triệu đồng/tháng. Nếu nhƣ các năm 2007 và 2008 tiền lƣơng bình quân tăng phần nào phản ánh đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh mà VINASHIN đạt đƣợc thì sang năm 2009 mặc dù tiền lƣơng tăng nhƣng trên thực tế hiệu quả sản xuất kinh doanh của VINASHIN là rất thấp. Việc tăng lƣơng trên tuy ngƣợc chiều với sự tăng trƣởng của sản xuất kinh doanh nhƣng đó là một chính sách tiền lƣơng đúng đắn của VINASHIN. Chính vì vậy trong lúc khủng hoảng VINASHIN vẫn duy trì đƣợc một đội ngũ nhà quản lý và các kỹ sử giỏi để tiếp tục duy trì sản xuất và trong tƣơng lai họ sẽ là ngƣời khôi phục và phát triển ngành đóng tàu Việt Nam.