Lập kế hoạch đào tạo và phát triển

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển cán bộ quản lý tại tập đoàn công nghiệp tàu thủy việt nam-vinashin (Trang 32 - 35)

Từ nhu cầu đào tạo, phát triển đã đƣợc tìm ra ở bƣớc trên ta cần phân tích và sắp xếp nhu cầu đào tạo, phát triển theo thứ tự ƣu tiên gắn với nhu cầu của tổ chức trong việc lập kế hoạch đào tạo, phát triển. Một kế hoạch đào tạo, phát triển sẽ bao gồm những nội dung: mục tiêu đào tạo, đối tƣợng đào tạo, các chƣơng trình đào tạo cụ thể, thời gian dự kiến thực hiện, kinh phí và các nguồn lực cần thiết để đảm bảo cho kế hoạch đó đƣợc thực hiện. Khi lập kế hoạch đào tạo, phát triển cần vạch ra hƣớng đánh giá kết quả đào tạo và đạt đƣợc sự cam kết của những ngƣời có liên quan trong tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, phát triển sau này [1,13,14,17, 22, 23].

Có nhiều cách thể hiện một bản kế hoạch. Mỗi tổ chức có thể có cách thể hiện riêng của mình. Thể hiện kế hoạch đào tạo chi tiết ở dạng các bảng/biểu làm cho việc quản lý và theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch thuận tiện hơn. Nhìn chung mỗi kế hoạch đào tạo và phát triển cần chứa đựng thông tin trả lời cho các câu hỏi : đào tạo cái gì, cho ai, đào tạo ở đâu, lúc nào, đào tạo nhƣ thế nào, ai có trách nhiệm tổ chức, nguồn kinh phí cần thiết là bao nhiêu.

a. Thiết lập mục tiêu đào tạo dựa trên nhu cầu đào tạo

Mục tiêu đào tạo là những thái độ, kiến thức, kỹ năng nhất định mà ngƣời lao động cần đạt tới.

Mục tiêu đào tạo phải đáp ứng được yêu cầu sau (SMART):

- Specific: Cụ thể.

- Measurable: Đo lƣờng đƣợc.

- Achievable: Có khả năng đạt đƣợc. - Relevant: Liên quan.

24

Để xác định mục tiêu học tập có thể tham khảo các cấp độ tiến bộ trong học tập theo “các cấp độ khác nhau của tƣ duy” nhƣ trong bảng dƣới đây [12, 45].

Bảng 1.4: Đánh giá mục tiêu đào tạo của Benjamin Bloom

Các cấp độ cao

Cấp độ thấp

6. Đánh giá

Khả năng đánh giá giá trị các tƣ liệu và các phƣơng pháp trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó, trên cơ sở các tiêu chí đã cho hoặc tự xây dựng. Các ví dụ bao gồm các cấp độ của khả năng đánh giá sự chính xác các thông tin trên cơ sở các chứng cứ sẵn có và khả năng so sánh ngoại suy

5.Tổng hợp

Khả năng sắp xếp các ý tƣởng, thông tin để hình thành một mạch văn ví dụ nhƣ để xây dựng một báo cáo hay một kế hoạch.

4. Phân tích

Khả năng mổ xẻ thông tin và thể hiện mối liên hệ giữa các bộ phận thông tin đã bị tách bóc ra đó. Ví dụ: khả năng phân biệt các sự kiện từ các ý kiến, phân loại và gắn kết các ý tƣởng bằng các mối quan hệ phù hợp

3.Ứng dụng

Khả năng ứng dụng các nguyên tắc chung và các ý tƣởng trìu tƣợng vào một hoàn cảnh cụ thể

2. Nhận thức

Hiểu đƣợc sự việc thực

Mức độ thấp nhất của sự hiểu biết Khả năng đọc hiểu đƣợc tài liệu

1. Kiến thức

Nhớ lại và nhận biết

Khả năng nhớ lại những sự kiện cụ thể, thứ tự, phân loại và các nguyên tắc.

25

b. Thiết kế, lập kế hoạch

* Thiết kế: Thiết kế đào tạo là một tiếp cận hệ thống đến việc phát triển đào tạo nhằm đảm bảo các mục tiêu đào tạo đƣợc hoàn tất. Cần quan tâm đến các vấn đề sau [13,14]:

- Lựa chọn và tổ chức nội dung đào tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nội dung là nền tảng của chƣơng trình đào tạo, nó liên quan đến các dữ kiện, khái niệm, nguyên tắc, lý thuyết, sự tổng hợp hóa và trình độ nhận thức của ngƣời học. Nội dung đào tạo phải quan tâm đến việc phát triển các khả năng, kỹ năng và sự hình thành thái độ. Không nên chỉ lựa chọn nội dung dựa theo khía cạnh nhận thức của nội dung mà còn phải dựa trên thái độ của ngƣời lao động. Nội dung đƣợc lựa chọn nên quan tâm tới tầm quan trọng văn hóa.

Nội dung đƣợc lựa chọn phải phù hợp với khả năng của ngƣời học, với thời gian cho phép, các nguồn lực có sẵn, tính chuyên môn của đội ngũ giáo viên. Việc tổ chức nội dung nên bắt đầu với các khái niệm đơn giản và tiếp tục đến những cái phức tạp hơn, đi từ các môi trƣờng trung bình đến môi trƣờng cao hơn.

+ Phát triển các hoạt động đào tạo: Là việc tổ chức các hoạt động đào tạo sao cho đạt đƣợc các kết quả (outcomes) đã đƣợc xác định ở phần mục tiêu. Khi phát triển các hoạt động đào tạo, lựa chọn các chiến lƣợc đào tạo (learning strategy) có thể giúp cho việc đáp ứng mục tiêu.

+ Phƣơng pháp đào tạo: Là một quá trình (process), kỹ thuật hay cách tiếp cận (approach) mà ngƣời phụ trách đào tạo sử dụng trong việc dạy học.

+ Thời gian đào tạo: Cần quyết định lƣợng thời gian cần để thực hiện mỗi hành động và để đạt tới mục tiêu đào tạo.

+ Tài liệu đào tạo: Cần phát triển các tài liệu nguồn (resource materials) để hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo, gồm bản tin (handout), nghiên cứu riêng (case studies), các thƣ mục (bibliographies) hay các bảng câu hỏi.

26

* Lập kế hoạch đào tạo.

Nhằm cung cấp một kế hoạch chi tiết về các thời gian (session) đào tạo, bao gồm các mục đích và mục tiêu, trình tự của các hoạt động học tập cụ thể và thời gian phân phối cho mỗi hoạt động; các chỉ dẫn và các điểm then chốt đƣợc đề cập trong mỗi hoạt động và ngƣời phụ trách đào tạo-ngƣời chịu trách nhiệm cho hoạt động. Khi viết kế hoạch đào tạo cần quan tâm đến kỹ năng, chuyên môn (expertise), phong cách đào tạo và mức độ thuận tiện của mỗi ngƣời phụ trách đào tạo. Kế hoạch đào tạo bao gồm: [13,14,18,22,24].

 Nội dung đào tạo.

 Đối tƣợng đƣợc đào tạo

 Xác định ngƣời hƣớng dẫn, huấn luyện.

 Ngày lập kế hoạch đào tạo

 Ngày thực hiện kế hoạch đào tạo.

 Địa điểm đào tạo

 Các nguồn lực cho đào tạo (resources).

 Các tài liệu (materials), phƣơng tiện dạy học cần thiết.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển cán bộ quản lý tại tập đoàn công nghiệp tàu thủy việt nam-vinashin (Trang 32 - 35)