VINASHIN xác định nhu cầu đào tạo dựa vào những căn cứ sau:
Tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ, tiêu chuẩn cấp bậc theo quy định của Nhà nƣớc, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và Đơn vị thành viên.
Yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành và công tác phát triển nguồn nhân lực của các đơn vị trong Tập đoàn VINASHIN
Các chủ trƣơng chính sách, các chƣơng trình, kế hoạch cụ thể của các đơn vị và của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng phát triển và khả năng áp dụng kiến thức đƣợc đào tạo vào trong công việc của mỗi cán bộ và ngƣời lao động
61
Bảng 2.3: Hoạt động đánh giá nhu cầu đào tạo và phát triển
Đơn vị tình:%
STT Nội dung Điểm từ
1-3 Điểm 4 Điểm 5 Tổng cộng
1 Phân tích kết quả thực hiện công việc của ngƣời lao động để xác định nhu cầu đào tạo và phát triển
57 29 14 100
2 Thảo luận và đi đến thống nhất với ngƣời lao động về các yêu cầu đào tạo, phát triển cá nhân
63 34 3 100
3 Phát hiện loại hình và nội dung đào tạo phù hợp để nâng cao kết quả thực hiện công việc của ngƣời lao động
50 39 11 100
Nguồn: Đề án phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2010-2015 của VINASHIN
Tuy nhiên nhiều công ty đã thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo khi nhu cầu quá rõ nhƣ khi họ tuyển dụng nhân viên mới, khi họ có sản phẩm mới.... Thực tế cũng có rất ít công ty đã thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo bài bản nhƣ Nhà máy đóng tàu 76 ở thành phố Hồ Chí Minh: họ đã thực hiện đánh giá năng lực để đánh giá nhu cầu đào tạo và kết hợp phƣơng pháp đánh giá 360 độ để đánh giá nhu cầu đào tạo: Mong muốn đào tạo của ngƣời lao động, trƣởng bộ phận đồng ý, công ty duyệt. Việc đánh giá nhu cầu đào tạo đã dựa trên “ đánh giá kết quả thực hiện công việc tìm ra nguyên nhân của việc hoàn thành không tốt công việc” nhƣ ở Công ty vận tải Biển Đông, Công ty TNHH
62
thƣơng mại và dịch vụ văn phòng VINASHIN.
Có ít công ty đã đƣợc thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo đã căn cứ vào nhu cầu của tổ chức và cá nhân nhƣ sau: căn cứ vào nhiệm vụ hàng năm giám đốc sẽ quyết định năm nay cần tiến hành đào tạo gì và nhân viên có thể đề xuất để đƣợc phê duyệt (công ty Xuất nhập khẩu VINASHIN). Hoặc “căn cứ vào yêu cầu của đơn vị cùng với nhu cầu đƣợc đào tạo thêm của nhân viên sẽ tạo điều kiện cho nhân viên đƣợc đăng ký học thêm hoặc tổ chức đào tạo tập trung tại doanh nghiệp” theo nhƣ Công ty cổ phần VINASHIN Media.
Đối với Văn phòng Tập đoàn nơi có những Lãnh đạo cấp cao nhất điều hành thì hàng tháng đều đánh giá mức độ hoàn thành công việc đối với từng Ban chuyên môn, Tổng giám đốc chức năng theo chức năng nhiệm vụ đƣợc giao. Kết quả đánh giá mức độ hoàn thành công việc, không hoàn thành công việc sẽ là cơ sở để các Đơn vị, các Ban chức năng thực hiện việc xác định nhu cầu đào tạo của mình.
Trên cơ sở tổng hợp nhu cầu đào tạo của các Đơn vị và chiến lƣợc phát triển của Tập đoàn nhu cầu về đào tạo phát triển nguồn nhân lực quản lý của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam năm 2010 nhƣ sau :
63
Bảng 2.4: Nhu cầu đào tạo năm 2010
Loại hình Doanh nghiệp
Số lƣợng (Đơn vị) Số lƣợng Cán bộ quản lý (ngƣời) Nhu cầu đào tạo (ngƣời) Ngành nghề Tập đoàn (cấp 1) 01 80 30 Quản lý Tổng công ty (công ty mẹ cấp II) 3 15 5 Quản lý, kỹ thuật
Công ty TNHH (Cấp II) 43 86 40 Quản lý, kỹ thuật
Công ty cổ phần (cấp II) 30 80 70 Quản lý
Liên doanh 10 10 8 Quản lý
Công ty cấp III 138 585 335
Tổng 225 856 488
Nguồn: Đề án phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2010-2015 của VINASHIN
Để đánh giá nhu cầu đào tạo VINASHIN và các Đơn vị dựa các đặc điểm kỹ thuật riêng của từng đơn vị, từng dự án đóng tàu, và đặc điểm lao động quản lý.
- Đặc điểm kỹ thuật: VINASHIN có đặc điểm khác biệt so với những
Tập đoàn khác về tính chất sản xuất kinh doanh. VINASHIN là đơn vị thuộc ngành công nghiệp nặng trong đó đóng mới và sửa chữa tàu là lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu. Mỗi con tàu, mỗi series tàu lại mang một đặc trƣng khác nhau, điều này đòi hỏi Tập đoàn và các Đơn vị thành viên phải bồi dƣỡng nâng cao năng lực, kiến thức kỹ năng cho ban lãnh đạo, cán bộ quản lý, các chuyên viên, kỹ sƣ liên tục và phù hợp với từng dự án mới.
- Đặc điểm về lao động quản lý:
+ Trong những năm qua, do số lƣợng đơn vị thành viên tăng lên (255 đơn vị), đồng thời VINASHIN cũng đã ký nhiều hợp đồng đóng tàu mới. Đối với mỗi doanh nghiệp mới, mỗi dự án đóng tàu mới đều có sự thuyên chuyển, bổ nhiệm, thay đổi cán bộ quản lý giữa các đơn vị, hoặc giữa các bộ phận
64
trong từng doanh nghiệp. Hầu hết các cán bộ quản lý mới đƣợc tuyển chọn đều phát triển lên từ chuyên môn nên chƣa có đủ trình độ và kỹ năng về quản lý, đặc biệt là quản lý các dự án đóng tàu.
+ Đối với cán bộ kỹ thuật, nhu cầu học để nâng cao trình độ ngoại ngữ rất lớn. Ngày nay các cán bộ kỹ phải có trình độ ngoại ngữ khá cao để đọc đƣợc tài liệu, hiểu đƣợc cấu tạo, quy trình vận hành của máy móc thiết bị. Vì chủ yếu các máy móc thiết bị đều nhập từ nƣớc ngoài.
+ Đối với những cán bộ quản lý khác (lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo tác nghiệp) để đáp ứng đƣợc những nhu cầu ngày càng cao của ngƣời lao động nhƣ tạo ra động lực để ngƣời lao động tích cực làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả của công việc hơn đòi hỏi ngƣời quản lý phải có cách thức quản lý mới, sáng tạo hiện đại hơn. Có nhƣ vậy ngƣời quản lý mới khai thác hết và sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong Công ty để thực hiện mục tiêu của Công ty. Để làm đƣợc điều này ngƣời lãnh đạo phải thƣờng xuyên học tập, tiếp cận những phƣơng thức, cách thức quản lý khoa học, hiện đại trên thế giới, không ngừng bồi dƣỡng nâng cao kiến thức cho mình.
Tóm lại, trên cơ sở các kế hoạch sản xuất, do yêu cầu và đòi hỏi của công việc và nhu cầu muốn học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết mà Công ty xác định nhu cầu đào tạo.