Nội dung thu, chi Ngân sách địa phương ở nước ta

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 25 - 28)

5. Bố cục của luận văn

1.2.3. Nội dung thu, chi Ngân sách địa phương ở nước ta

1.2.3.1. Về thu ngân sách địa phương, bao gồm

+ Các khoản thu Ngân sách địa phương được hưởng 100% (thu cố định):  Thuế nhà, đất

 Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ dầu, khí  Thuế môn bài

 Thuế chuyển quyền sử dụng đất  Thuế sử dụng đất nông nghiệp  Tiền sử dụng đất

 Tiền cho thuê đất

 Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;  Lệ phí trước bạ

 Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết

 Thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của địa phương, thu nhập từ vốn góp của địa phương

 Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;

 Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật

 Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác

 Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật

 Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước  Thu kết dư ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước (Kết dư ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh được trích 50% chuyển vào quỹ dự trữ tài chính, 50% chuyển vào ngân sách năm sau, nếu quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức giới hạn thì chuyển số còn lại vào thu ngân sách năm sau. Kết dư ngân sách các cấp khác ở địa phương được chuyển vào thu ngân sách năm sau).

 Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương (Thu điều tiết) bao gồm:

 Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu quy định tại các khoản thu Ngân sách địa phương được hưởng 100%

 Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành quy định tại các khoản thu Ngân sách địa phương được hưởng 100%

 Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

 Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, không kể thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ lĩnh vực dầu, khí quy định tại các khoản thu Ngân sách địa phương được hưởng 100%.

 Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nước;  Phí xăng, dầu

Như vậy, các khoản thu quan trọng, chủ yếu của Ngân sách Nhà nước tập trung 100% cho Ngân sách Trung ương là: Thuế xuất, nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hoá xuất nhập khẩu; thuế thu nhập của các đơn vị hạch toán toàn ngành, các khoản thu từ dầu khí. Tuy nhiên, Trung ương cũng dành cho địa phương 100% các khoản thu trực tiếp từ địa phương và phân chia cho địa phương một phần các khoản thu quan trọng là thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hoá, dịch vụ trong nước, phí xăng dầu… tạo cho Ngân sách địa phương chủ động về nguồn thu của mình. Nhưng so với yêu cầu chi thì hiện nay số tỉnh mất cân đối Ngân sách phải xin trợ cấp của Ngân sách Trung ương vẫn còn lớn.

Tóm lại, Ngân sách Trung ương vẫn giữ vai trò chủ đạo, chi phối ngân sách địa phương.

1.2.3.2. Về chi ngân sách địa phương, bao gồm

- Chi thường xuyên gồm: Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, xã hội, thông tin liên lạc, thể dục thể thao, sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do địa phương quản lý; Chi quốc phòng, an ninh và đảm bảo trật tự an toàn xã hội (Phần giao cho địa phương quản lý); Chi tài trợ cho các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; Chi cho các hoạt động của các cơ quan Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội do địa phương quản lý; Chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia do Chính phủ giao cho địa phương quản lý; Chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước; Trả lãi tiền vay đầu tư; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

- Chi đầu tư phát triển gồm: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do địa phương quản lý; Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Ngân sách địa phương còn có các khoản chi trả nợ gốc tiền vay cho đầu tư và chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.

Tóm lại, trên địa bàn các khoản chi của NSĐP thể hiện rất rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương trên các mặt kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Nội dung của các khoản chi nêu trên được gắn liền với trách nhiệm và lợi ích của chính quyền địa phương, sự gắn kết này có vai trò rất quan trọng.

Mặt khác, trong nội dung thu chi Ngân sách địa phương theo quy định của luật NSNN chúng ta cần lưu ý thêm một số điểm đó là:

- Luật Ngân sách quy định ổn định các khoản thu cho NSĐP trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm (kể cả các khoản thu phân chia và thu bổ sung). Quy định đó sẽ khuyến khích các địa phương lập kế hoạch thu được tích cực hơn, đồng thời tích cực tăng thu để đảm bảo cân đối cho ngân sách địa phương.

- Luật cũng quy định các địa phương được thực chế huy động và phụ thu thêm đối với một số khoản thu đóng góp của các cá nhân và các tổ chức để tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Điều đó tạo thế chủ động cho các địa phương có nguồn vốn để đầu tư cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nhằm huy động tối đa sức mạnh của các nguồn lực tài chính trên địa bàn.

- Luật Ngân sách xác định rõ chức năng, quyền hạn trách nhiệm của các cấp chính quyền, các cấp, các ngành, các đơn vị đối với quá trình lập, chấp hành và quyết toán Ngân sách Nhà nước.

- Luật cũng ghi rõ Ngân sách địa phương bao gồm Ngân sách tỉnh, Ngân sách huyện và Ngân sách xã, phường, thị trấn...

Như vậy, Luật Ngân sách Nhà nước ra đời đã tạo nên một sức mạnh tương đối toàn diện để Ngân sách địa phương thực thiện tốt hơn vai trò thúc đẩy sự phát triển toàn diện sự nghiệp kinh tế - xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 25 - 28)