Cơ cấu chi NSĐP tác động đến sự phát triển KT XH trên địa bàn

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 57 - 97)

5. Bố cục của luận văn

3.3.3. Cơ cấu chi NSĐP tác động đến sự phát triển KT XH trên địa bàn

Kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển khá, tốc độ tăng GDP bình quân của giai đoạn 2009 - 2011 là 12,31%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng mà Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ đã đề ra, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, du lịch, dịch vụ và nuôi trồng thuỷ hải sản. Năng lực sản xuất không ngừng được nâng lên, kết cấu hạ tầng được cải thiện tạo điều kiện thúc đẩy

nhanh sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo tiền đề cho bước phát triển mới. Đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần được cải thiện một bước, tình hình chính trị được tiếp tục ổn định, quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững… Đạt được những thành tựu nêu trên thì nguồn lực tài chính Ngân sách đóng góp một phần rất quan trọng, là điều kiện cơ bản để ổn định và thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Để thấy được sự tác động của cơ cấu chi Ngân sách cần đánh giá trên 1 số mặt như sau:

* Cơ cấu chi Ngân sách địa phương tác động đến tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội:

Quảng Ninh đã chú trọng chi đầu tư phát triển cho các ngành, các vùng, các lĩnh vực để cung cấp và xây dựng thêm hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và động viên thu hút các nguồn vốn ngoài Ngân sách Nhà nước để tăng đầu tư. Từ đó, cơ cấu kinh tế đã được chuyển dịch theo đúng định hướng, tạo nên năng lực sản xuất mới phát triển hơn.

Nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 2009 - 2011 là tăng trưởng kinh tế với mức độ cao. Theo số liệu thống kê thì Ngân sách địa phương đó trực tiếp đóng góp vào tăng trưởng GDP với tỷ trọng tăng từ 18,25 % năm 2009 lên 22,39% năm 2011.

Thời gian qua, nhìn chung nền kinh tế - xã hội và bộ mặt đô thị đều có sự thay đổi lớn, nổi bật đó là: Kết cấu hạ tầng cơ sở được nâng lên, giao thông, đô thị, điện nước, thị chính công cộng, các công trình phúc lợi, trường học, cơ sở khám chữa bệnh… đều được bố trí vốn đầu tư một cách hợp lý nhằm đảm bảo các cơ cấu, cân đối lớn của tỉnh.

Tóm lại, có thể nói Ngân sách địa phương thông qua trình tự bố trí và thứ tự ưu tiên, tỷ trọng các nội dung chi để khuyến khích đầu tư vào những

ngành, những lĩnh vực theo định hướng phát triển đã được phê duyệt, qua đó gián tiếp làm tăng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội.

Để làm rõ tác động cơ cấu chi Ngân sách địa phương đối với tăng trưởng kinh tế, ta có thể xem xét tình hình chi đầu tư từ Ngân sách địa phương trong tổng đầu tư toàn xã hội và phát triển của các ngành như sau:

Bảng 3.6- Chi đầu tƣ từ NSĐP trong tổng đầu tƣ xã hội trên địa bàn và phát triển của các ngành trong giai đoạn 2009 - 2011

Chỉ tiêu Nông lâm,

N. nghiệp

C. nghiệp - xây dựng

D. vụ, d. lịch và h. tầng khác

Tổng đầu tư xã hội (Tỷ. đ ) 4.013 12.348 14.509

Cơ cấu đầu tư xã hội (%) 13 40 47

Tổng đầu tư NSĐP (Tỷ. đ) 454 510 1.965

Cơ cấu đầu tư từ NSĐP (%) 15,5 17,4 67,1

T. trọng đ. tư: NSĐP/ Xã hội (%) 11,3 4,1 13,54

Tỷ trọng tổng sản lượng (%) 9,74 49,19 41,07

Tỷ trọng của GDP 2009 (%) 9,31 47,5 43,19

Tỷ trọng của GDP 2011 (%) 8,5 52,2 39,3

Nguồn: [Cục thống kê Quảng Ninh]

Từ bảng trên ta thấy, Ngân sách địa phương đã bố trí tỷ trọng chi lớn hơn so với tỷ trọng chi của toàn xã hội đối với các lĩnh vực du lịch, dịch vụ và kết cấu hạ tầng cơ sở, điều này chứng tỏ Ngân sách địa phương đã tập trung đầu tư cho những lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên với điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp kém, tích luỹ nội bộ còn nhiều hạn chế, thì việc bố trí cơ cấu chi đầu tư phát triển những năm qua cũng đã từng bước góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở, tạo tiền đề thu hút đầu tư để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cho các năm tới.

- Về chuyển đổi cơ cấu vùng: Trên cơ sở các điều kiện về tự nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội và tập quán sản xuất kinh doanh, NSĐP đã tập trung đầu tư và thực hiện các chính sách thu hút vốn đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu các vùng trên địa bàn.

Tuy nhiên, cơ cấu chi Ngân sách địa phương còn manh mún do vậy chưa tạo được những "Cú hích " mang tính đột phá để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội. Nói chung cơ bản các vùng đã được hình thành song với nguồn vốn có hạn do vậy trong thời gian qua sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang dừng lại ở mức độ nhất định.

* Cơ cấu chi Ngân sách địa phương tác động đến sự ổn định và điều tiết sự phát triển của nền kinh tế - xã hội trên địa bàn:

So với Ngân sách Trung ương thì Ngân sách địa phương có sự tác động hạn chế hơn đến việc ổn định kinh tế - xã hội và điều tiết sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên chúng ta có thể nhận thấy sự tác động này của NSĐP trên các giác độ như sau:

Một là, Thực hiện các chính sách ổn định và điều tiết vĩ mô của Nhà nước đã từng bước được cụ thể hoá bằng các chế độ, chính sách chi tiêu.

Hai là, Bố trí cơ cấu chi Ngân sách địa phương hợp lý đảm bảo cho sự phát triển hài hoà giữa các vùng, các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

Mặt khác, chi Ngân sách địa phương trong giai đoạn 2009 - 2011 về cơ bản đã được bố trí với cơ cấu đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy Nhà nước, duy trì an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, đáp ứng được nhiệm vụ phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình, các chế độ chính sách về đảm bảo xã hội... Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, khám chữa bệnh, thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

Năm 2009 các hoạt động khoa học công nghệ được đảm bảo từ nguồn Ngân sách địa phương đã hướng vào việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào ứng dụng trong sản xuất cũng như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Các đề tài nghiên cứu khoa học nhìn chung hướng vào việc khai thác các tiềm năng thế mạnh của địa phương, khai thác có hiệu quả các nguồn lực nhằm thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội trên địa bàn.

Chi sự nghiệp y tế đã hướng vào việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, công tác kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc bà mẹ trẻ em, các đối tượng chính sách xã hội, góp phần nâng cao sức khoẻ cộng đồng, cải thiện y tế cơ sở, hạn chế dịch bệnh. Hoạt động văn hoá, thể dục thể thao được quan tâm đúng mức....

Tuy nhiên có nhiều nguồn vốn chi ra hiệu quả kinh tế chưa cao, song đã giúp cho việc ổn định xã hội, tạo việc làm nhất là khu vực nông nghiệp nông thôn. Đầu tư của Ngân sách địa phương đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, giúp cho người nông dân yên tâm, ổn định sản xuất kinh doanh.

Nói chung cho đến nay thì trong cơ cấu chi Ngân sách địa phương mới đảm bảo được các hoạt động bình thường của đời sống xã hội mà chưa có tác động nhiều đến việc nâng cao chất lượng của các hoạt động, do vậy cần nghiên cứu để tiếp tục đổi mới phương thức quản lý, đổi mới cơ cấu, đổi mới các cơ chế chính sách… nhằm sử dụng có hiệu quả hơn nguồn Ngân sách địa phương.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

4.1. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2015

4.1.1. Căn cứ định hướng

4.1.1.1. Thuận lợi

Xu thế hoà bình, hợp tác phát triển kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học, công nghệ và quốc tế hoá, toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra sâu rộng, châu Á - Thái Bình Dương sẽ là khu vực phát triển rất năng động.

Nền kinh tế trong nước đã cơ bản ổn định và có sự tăng trưởng khá, công cuộc đổi mới đang mở ra triển vọng thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế với tốc độ cao.

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) được xác định là khu vực động lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Bắc Bộ và cả nước. Là một cực phát triển của vùng kinh tế trọng điểm, sẽ có cơ hội đón nhận đầu tư hơn nhiều so với trước, mà trước hết là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cảng biển lớn, hệ thống đường bộ lớn tiến tới cao tốc, đường sắt, sân bay…

Vị trí độc đáo của Quảng Ninh là lợi thế rất đặc biệt để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, có điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường, giao lưu hàng hoá và thu hút vốn đầu tư.

Quảng Ninh có tài nguyên rất phong phú, đa dạng đặc biệt là tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch, biển và tài nguyên biển. Có ưu thế nhất miền Bắc để phát triển cảng biển, nhất là cảng nước sâu, kéo theo hàng loạt các

ngành khác có điều kiện để phát triển nhanh như: Cơ khí đóng và sửa chữa tầu biển, công nghiệp chế xuất, dịch vụ cảng và hàng hải… và mở cửa ra nước ngoài.

Đội ngũ công nhân đông đảo, có kỹ thuật cao (nhất là công nhân ngành than và cơ khí) là tiền đề quan trọng để phát triển các ngành chủ đạo và mũi nhọn của tỉnh. Lực lượng lao động nữ dồi dào, cho phép mở mang và phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động nữ như: du lịch, dịch vụ….

Thực trạng kinh tế - xã hội Quảng Ninh trong mấy năm qua có nhiều biến đổi tích cực, đạt mức tăng trưởng kinh tế khá (bình quân 12,31 % /năm). Cơ cấu kinh tế trong chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, tỷ lệ thu Ngân sách và tích luỹ đầu tư ngày một tăng, các vấn đề về văn hoá - xã hội được cải thiện một bước, an ninh chính trị ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện… tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nhanh trong thời gian tới.

4.1.1.2. Hạn chế

Xuất phát điểm về kinh tế - xã hội còn thấp, tốc độ phát triển còn chậm so với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Công nghệ nhiều mặt còn lạc hậu, năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường còn non yếu.

Hệ thống kết cấu hạ tầng yếu kém nhất là về giao thông, cấp điện, cấp nước và các dịch vụ tài chính ngân hàng gây trở ngại rất lớn cho sự phát triển từ bên trong, đồng thời chưa tạo được sự hấp dẫn đầu tư từ bên ngoài.

Có sự chênh lệch phát triển lớn giữa vùng đô thị với vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, giữa vùng miền tây và vùng miền đông của tỉnh.

Thiếu một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kỹ thuật giỏi, có đủ trình độ quản lý, điều hành các dự án lớn và tiếp thu nhanh các công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Thiếu một hệ thống biện pháp chính sách đồng bộ, cụ thể sát với tình hình của địa phương, nhất là các chính sách khuyến khích đầu tư, thu hút vốn, mở rộng thị trường mở rộng kinh tế đối ngoại… công tác quản lý nhiều mặt chưa chặt chẽ, đặc biệt là quản lý xuất nhập khẩu, quản lý đô thị, đất và tài nguyên môi trường, cải cách hành chính chậm.

Việc điều hành nền kinh tế - xã hội của tỉnh trong nhiều năm qua thiếu một quy hoạch phát triển đồng bộ, toàn diện từ qui hoạch tổng thể đến qui hoạch ngành, qui hoạch vùng và quy hoạch cụ thể cho từng khu vực.

Có tài nguyên đa dạng phong phú nhưng phân bố xen kẽ lẫn nhau trong phạm vi không gian lớn, việc phát triển khai thác qui mô lớn đối với các loại tài nguyên này trong nhiều trường hợp sẽ gây tác động tiêu cực tới các tài nguyên khác trong khu vực; mặt khác tình trạng giảm sút tài nguyên và huỷ hoại môi trường trong tỉnh cũng đang là một trở ngại rất lớn cho sự phát triển.

Tóm lại, Quảng Ninh có nhiều lợi thế so sánh hơn các tỉnh khác, là nơi hội tụ của nhiều yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển tăng tốc, tuy nhiên cũng có những hạn chế, trở ngại, nếu có định hướng đúng để khai thác tối đa các mặt lợi thế và khắc phục được hạn chế thì chắc chắn Quảng Ninh sẽ có khả năng bứt lên để trở thành một khu vực có nền kinh tế phát triển nhanh và năng động nhất của cả nước.

4.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới

Tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ và đồng bộ, động viên mọi nguồn lực để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; phấn đấu phát triển kinh tế với tốc độ cao, ổn định, bền vững, gắn kết với các lĩnh vực văn hoá - xã hội; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; phấn đấu xây dựng Quảng Ninh thực sự trở thành một địa bàn động lực, phát triển năng động trong vùng trọng điểm Bắc bộ và cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015.

Xây dựng kinh tế của tỉnh theo cơ cấu công nghiệp, du lịch - dịch vụ và nông nghiệp, đảm bảo tính hợp lý trên cơ sở tiềm năng, lợi thế, tạo sự phát triển bền vững trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ 13 -14%; Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 18,4 %; Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5 - 5,5%; Giá trị các ngành dịch vụ tăng 14,4 - 14,7 %; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 6,8 %; Thu Ngân sách địa phương hàng năm tăng ít nhất là 10%; GDP bình quân tính theo đầu người năm 2015 tăng từ 3 - 3,1 lần so với 2000 ( 3000 - 3050 USD).

Khách du lịch: 3,5- 4 triệu lượt khách (trong đó có 3 triệu lượt khách lưu trú).

Nước sạch cho nông thôn : 85 - 90 % hộ được dùng.

Giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,2%, đến năm 2015 có tốc độ phát triển dân số là: 0.99 %. Giải quyết việc làm hàng năm cho 3 - 4 vạn lao động. Xóa hộ đói, giảm hộ nghèo xuống dưới 5% (tính theo tiêu chí mới ).

4.1.3. Một số chỉ tiêu dự kiến cho chi ngân sách đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương giai đoan 2012 - 2015 xã hội của địa phương giai đoan 2012 - 2015

Một là, chi Ngân sách địa phương phải đảm bảo về mặt kinh phí cho chính quyền địa phương thực hiện các nội dung và mục tiêu của sự nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 57 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)