Xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tích cực và khoa học

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 90 - 91)

5. Bố cục của luận văn

4.3.4. Xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tích cực và khoa học

Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng "ai cũng đòi quyền chi ", "đơn vị phải chạy vạy xin tiền ", "cơ chế xin cho"đó là vì toàn bộ các khoản chi của Ngân sách Nhà nước chưa có chế độ, định mức thống nhất, nếu có thì cũng chưa đồng bộ, chưa kịp thời, nhiều khi không có khả năng thực thi.

Tuy Luật Ngân sách Nhà nước mới sửa đổi, áp dụng từ năm Ngân sách 2004 đã quy định cụ thể về thẩm quyền ban hành các chính sách, chế độ chi tiêu Ngân sách, song thực tiễn thì quả là một việc hết sức phức tạp.

Do vậy để tăng cường công tác quản lý chi Ngân sách địa phương thì vấn đề quan trọng đặt ra là các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước phải xây dựng và ban hành các chế độ, định mức chi tiêu một cách khoa học, tích cực để mọi ngành, mọi cấp thực hiện và quản lý, tránh hiện tượng lộn xộn trong chi tiêu Ngân sách như hiện nay. Trong những năm tới có thể xây dựng định mức chi tiêu theo hướng sau:

- Phần "cứng" là phần chi cho nội dung tiêu dùng gồm: quỹ lương và các khoản chi trực tiếp cho con người, chi nghiệp vụ, công vụ…

- Phần "mềm" là phần chi cho nội dung vật chất gồm: mua sắm tài sản, sửa chữa, bảo dưỡng…

Định mức chi từng loại chi là bao nhiêu phụ thuộc rất nhiều yếu tố, song trong quá trình triển khai thực hiện nên có sự thống nhất như sau: Coi định mức chi tiêu đã giao là định mức khoán cho đơn vị, dứt khoát không có sự điều chỉnh và thông báo cho đơn vị từ đầu năm để đơn vị chủ động bố trí cân đối các khoản chi.

Trong định mức khoán cố định phần "cứng" cho đơn vị còn phần "mềm" đơn vị có thể huy động các nguồn vốn khác để bổ sung và có thể nêu rõ cho đơn vị biết là đơn vị được lấy nguồn ở đâu để bổ sung cho phần "mềm" để tăng sự phát triển.

Theo các quan điểm nêu trên có thể trong khi nguồn Ngân sách hạn hẹp vẫn có thể xây dựng được định mức chi tiêu phù hợp cho từng đơn vị. Khi có định mức chi tiêu phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý chi tiêu Ngân sách phục vụ tốt hơn để hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 90 - 91)