Đặc điểm của chi Ngân sách địa phương trong sự nghiệp phát

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 28 - 30)

5. Bố cục của luận văn

1.2.4. Đặc điểm của chi Ngân sách địa phương trong sự nghiệp phát

kinh tế - xã hội địa phương

Trong mọi thời đại, ở mỗi quốc gia, Ngân sách địa phương luôn luôn là công cụ tài chính của một chủ thể duy nhất đó là chính quyền Nhà nước địa phương. Ngân sách địa phương không bao gồm nhiều thành phần mà chỉ có một chủ sở hữu duy nhất đó là chính quyền địa phương. Có thể nói đây là đặc điểm chung nhất bao trùm nhất của Ngân sách địa phương, từ đặc điểm này cho thấy mọi quan hệ tài chính hội tụ ở Ngân sách địa phương dù là việc hình thành hay sử dụng các nguồn tài chính đều được đảm bảo để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, thông qua các hoạt động thu chi của Ngân sách địa phương. Nói cách khác Ngân sách địa phương mang tính pháp lý cao, nó luôn gần với quyền lực kinh tế, chính trị của Nhà nước.

Đặc điểm này của Ngân sách địa phương là đặc điểm chung cho mọi chế độ xã hội và mọi cơ chế quản lý, nhưng điểm đáng chú ý là trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội hiện nay thì NSĐP lại mang những đặc điểm mới, đó là:

- Trong mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nội dung thu chi Ngân sách địa phương mang nặng dấu ấn của chế độ công hữu XHCN (quốc doanh và tập thể), bao cấp cho mọi hoạt động của nền kinh tế. Trong cơ chế mới, Ngân sách địa phương huy động nguồn tài chính từ mọi thành phần kinh tế (không bị bó khung trong quốc doanh và tập thể) và nó là công cụ quan trọng của Nhà nước để thúc đẩy mọi quá trình kinh tế - xã hội phát triển lên một bước mới.

- Trong cơ chế quản lý cũ, hoạt động Ngân sách địa phương gần như thoát ly với xu hướng phát triển của nền kinh tế và quan hệ thị trường, mà nó chỉ trở thành chỗ thu, chi cho các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương.

- Ngày nay, hoạt động Ngân sách địa phương mang đặc điểm là luôn gắn với thực trạng kinh tế - xã hội, gắn với quan hệ thị trường, không tách rời các phạm trù như: giá cả, lãi suất, đầu tư, công nghệ, vốn, tỷ giá hối đoái… do đó, Ngân sách địa phương không chỉ phục vụ nền kinh tế mà còn được sử dụng như công cụ để điều chỉnh các hoạt động kinh tế, giải quyết được những vấn đề khó khăn và phức tạp như các vấn đề xã hội và cơ sở hạ tầng.

- Một đặc điểm mới đó là: trong thời đại ngày nay với chức năng của mình, Nhà nước thông qua các hoạt động thu, chi của Ngân sách địa phương để giải quyết, xử lý một cách có hiệu quả đến các vấn đề quan trọng của nền kinh tế như: vấn đề về tăng trưởng kinh tế, về khoa học công nghệ, kiểm soát và kiềm chế lạm phát, giải quyết việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội khác…, mà chỉ có thông qua công cụ Ngân sách Nhà nước mới giải quyết được một cách có hiệu quả và toàn diện.

Các đặc điểm nêu trên của Ngân sách địa phương đều được bắt nguồn từ chính vai trò của chính quyền Nhà nước địa phương và những nhận thức mới đầy đủ về các hoạt động thu chi ngân sách trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 28 - 30)