5. Bố cục của luận văn
3.2.2. Cơ cấu chi ngân sách địa phương
Bảng 3.3- Cơ cấu và tỷ trọng chi đầu tƣ, chi thƣờng xuyên trong NSĐP Năm
Tổng số Chi đầu tƣ Chi thƣờng xuyên
Tổng tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng tiền (Tỷ đồng) Tỉ trọng (%) 2009 3.776,2 100 1.729,6 43,50% 2.234,9 56,5% 2010 6.659,8 100 3.166,0 47,54% 2.797,2 52,46% 2011 5.453,8 100 1.843,0 33,79% 3.149,0 66,21%
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
- Chi thường xuyên luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi Ngân sách địa phương mặc dù so với Ngân sách địa phương khác thì tỷ trọng chi đầu tư phát triển ở Quảng Ninh vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn.
- Xu hướng: Chi đầu tư phát triển tương đối cao so với mức chi bình quân của cả nước (cả nước thường khoảng từ 27 - 30%).
Từ đó cho ta thấy, những năm qua Ngân sách địa phương đã chú trọng đến vấn đề chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên đã từng bước được tiết kiệm để ưu tiên cho chi đầu tư. Để thấy rõ hơn thực trạng chi Ngân sách địa phương trong các năm qua, ta đi sâu xem xét cơ cấu từng khoản chi đầu tư, chi thường xuyên.
3.2.2.1. Chi đầu tư phát triển
Bảng 3.4 - Cơ cấu chi đầu tƣ phát triển theo loại
Đơn vị : Tỷ lệ %
Năm Tổng số chi đầu
tƣ phát triển Chi đầu tƣ XDCB Chi XDCB khác 2009 100 98,72 1,28 2010 100 98,01 1,99 2011 100 99,17 0,83
Nguồn:[Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh]
Qua bảng trên cho ta thấy chi Ngân sách địa phương cho đầu tư phát triển chủ yếu là dành cho đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu là phần xây lắp chiếm tỷ trọng trên 98%, còn chi kiến thiết cơ bản khác thường chiếm tỷ trọng nhỏ dưới 2%.
Còn trong cơ cấu chi đầu tư phát triển của Ngân sách địa phương thì chủ yếu tập trung cho các lĩnh vực: Nông lâm, thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng giao thông, công nghiệp, xây dựng, còn các lĩnh vực quản lý hành chính và quản lý
nhà nước khác thì rất hạn chế. Điều đó thể hiện rất rõ quan điểm chỉ đạo của Chính quyền địa phương trong mấy năm qua chủ yếu tập trung vào việc giải quyết các vấn đề gay cấn như: đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, còn các vấn đề khác thì mới ở mức độ nhất định, vì chưa đủ nguồn lực để đầu tư.
Trong cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản thì tỷ trọng phần vốn xây lắp thường chiếm tỷ trọng lớn trên 97%, còn phần thiết bị thì thường chiếm tỷ trọng thấp. Qua đó ta thấy cơ cấu chi đầu tư còn có sự bất hợp lý, chưa chú ý đến việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của đầu tư. Vì phần xây lắp chỉ là phần vỏ, phần hình thức, bề ngoài là chủ yếu, ít có tác dụng đối với cải tiến kỹ thuật, hiện đại hoá và nâng cao năng suất lao động ….
Tóm lại, Nhìn chung chi đầu tư phát triển của NSĐP trong những năm qua (2009 - 2011 với số tiền là: 6.738,6 tỷ đồng) đã có tác dụng rất lớn đến việc củng cố, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu cho nền kinh tế - xã hội, từng bước cải tiến bộ mặt và giải quyết cơ bản các vấn đề về kết cấu hạ tầng cơ sở trên địa bàn.
Tuy vậy, những kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, mang tính cấp bách, tình thế là chính nhằm ổn định tương đối nền kinh tế - xã hội của tỉnh, chứ chưa đầu tư được khối lượng lớn, chưa có công trình trọng điểm, chưa đầu tư được nhiều vào các ngành kinh tế quan trọng, chưa đầu tư được vào chiều sâu… để nâng cao hiệu quả sử dụng của công trình và tạo ra sự phát triển bền vững cho nền kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian tới. Hơn thế nữa hiệu quả vốn đầu tư còn hạn chế, vấn đề thất thoát, lãng phí trong chi xây dựng cơ bản trong những năm qua còn lớn, theo thống kê bước đầu của các các đoàn thanh tra kiểm tra của tỉnh thì tỉ lệ thất thoát không dưới 20% tổng số vốn đã đầu tư.
Mặt khác, chủ trương đầu tư chưa đúng, chưa trúng cũng là một vấn đề bức xúc và làm thất thoát, lãng phí vốn và kém hiệu quả trong đầu tư xây dựng cơ bản.
3.2.2.2. Chi thường xuyên
Chi thường xuyên trong mấy năm gần đây chiếm tỷ lệ từ 56,5% - 66,21% tổng số chi của Ngân sách địa phương.
Chi thường xuyên có liên quan trực tiếp đến việc duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, nó mang tính đa dạng và phức tạp, tính đa dạng phức tạp đó do chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước đòi hỏi và quyết định. Từ việc gắn với thực hiện chức năng nhiệm vụ Nhà nước nên chi thường xuyên có tác động to lớn, tích cực và quan trọng đến các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Chi thường xuyên bao gồm rất nhiều nội dung, song chúng ta có thể tổng hợp và phân tích những loại chi chủ yếu đó là: Chi sự nghiệp kiến thiết kinh tế, sự nghiệp giáo dục - đào tạo, sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hoá - xã hội, quản lý hành chính và chi khác.
Chi sự nghiệp kinh tế thường chiếm tỷ trọng từ 19,72% đến 23,15% số chi thường xuyên của NSĐP. Các khoản chi này đều có tính chất phục vụ trực tiếp cho các hoạt động kinh tế ở địa phương, trong đó các khoản chi lớn như: sự nghiệp giao thông, thị chính công cộng và môi trường đô thị.
Nhìn chung các khoản chi sự nghiệp này rất gần với chi đầu tư và luôn được địa phương chú ý quan tâm, tỷ trọng này luôn chiếm tỷ trọng trên 19% trong tổng chi thường xuyên của Ngân sách địa phương. Tuy nhiên thực tế ở địa phương hiện nay các khoản chi về sự nghiệp kinh tế chưa có cơ chế quản lý rõ ràng, có khoản thì quản lý như xây dựng cơ bản, có khoản thì chi theo dự toán, tính chất nhiều khoản chi đang lẫn lộn giữa chi sự nghiệp và xây dựng cơ bản chưa có ranh giới, từ đó tạo ra khoảng trống về qui trình quản lý, đồng thời cũng tạo nên cơ chế "xin - cho" gây lãng phí và thất thoát tương đối lớn, song chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu.
Chi sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo, Y tế thường là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong chi Ngân sách địa phương, nó thường giao động từ 40 đến 50% chi Ngân sách địa phương. Trên địa bàn trừ các trường trong hệ thống doanh nghiệp (ngành than, xây dựng) trường dân lập, bệnh viện tư, các chương trình mục tiêu, còn lại toàn bộ các khoản chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế do Ngân sách địa phương đảm nhiệm; do đó khoản chi này thường chiếm tỷ lệ lớn trong chi Ngân sách địa phương; cho nên vai trò của Ngân sách địa phương đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế là rất lớn.
Chi văn hoá, xã hội: chi cho các đối tượng nghỉ hưu, các đối tượng thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, cho các chương trình mục tiêu là do Ngân sách Trung ương đảm nhận, còn lại nguồn chi cho sự nghiệp văn hoá, thông tin, truyền thanh truyền hình, thể dục thể thao, đảm bảo xã hội… là do Ngân sách địa phương đảm nhận.
Trong mấy năm gần đây khoản chi văn hoá, xã hội có xu hướng tăng lên do cơ chế chung của Nhà nước cũng như địa phương, đặc biệt là khoản chi xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ cho gia đình chính sách... đều được địa phương quan tâm hỗ trợ nguồn kinh phí.
Chi quản lý hành chính: Chiếm tỷ trọng từ 17-19% trong chi Ngân sách địa phương, bao gồm các khoản chi cho quản lý Nhà nước, chi cho các cơ quan Đảng, đoàn thể, hội quần chúng… Điều đáng quan tâm là trong nhiều năm qua Tỉnh đã thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp lại lao động trong bộ máy Nhà nước, cải cách hành chính, thực hiện cơ chế khoán biên chế và kinh phí… nhưng hiệu quả của bộ máy Nhà nước vẫn còn hạn chế, trật tự kỷ cương chưa thật nghiêm. Bên cạnh đó thì việc sử dụng kinh phí hành chính vẫn chưa hợp lý, nhiều khoản chi mang tính phô trương hình thức, lãng phí, vi phạm chế độ quản lý tài chính thống nhất, chế độ tiền lương chưa khuyến khích được người lao động trong bộ máy trong các cơ quan hành chính Nhà nước.
Chi sự nghiệp khoa học công nghệ: Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng nhỏ, trong các năm gần đây thường chiếm tỷ lệ khoảng 2% trên tổng chi thường xuyên. Song do việc tổng kết không được làm thường xuyên, nên đề tài khoa học thật sự chưa có hiệu quả cao và ít được áp dụng trong thực tế.
Chi khác, Là các khoản chi còn lại thường chiếm tỷ lệ từ 3 đến 5% tổng chi là khoản chi không định hình được (tên tuổi) cụ thể mà là khoản chi không rõ ràng ở mục lục Ngân sách, nó thuộc mục 134 (hiện nay).
Tóm lại, Chi thường xuyên của Ngân sách tỉnh Quảng Ninh trong mấy năm qua, tuy còn hạn chế, nhưng từng bước cũng đã hình thành được những cơ sở nền tảng cơ bản cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, bước đầu đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho Quảng Ninh trong những năm gần đây. Chi Ngân sách địa phương thực sự là nơi tạo ra nguồn lực ban đầu, nơi đảm bảo ổn định các vấn đề xã hội của địa phương để không ngừng ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.