Thống nhất đầu mối chi Ngân sách địa phương

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 89 - 90)

5. Bố cục của luận văn

4.3.3. Thống nhất đầu mối chi Ngân sách địa phương

- Để thực hiện việc đổi mới chi Ngân sách địa phương một cách tập trung và có hiệu quả đòi hỏi phải thống nhất một đầu mối cấp phát Ngân sách, nếu không nguồn vốn của Ngân sách sẽ bị phân tán và không tạo được sức mạnh mới của nguồn vốn đó. Chức năng duy nhất về quản lý thu chi Ngân sách của ngành Tài chính là một tất yếu không ai có thể phủ nhận được, đây là một sự phân công lao động xã hội khách quan ở chế độ nào cũng vậy, chứ không phải ai quản lý tiền, quản lý Ngân sách Nhà nước cũng được.

Hệ thống Tài chính của nước ta có từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã, nên các khoản chi của Ngân sách cấp cho đối tượng thụ hưởng phải do hệ thống đó quản lý và cấp phát trực tiếp. Cấp phát trực tiếp cho đơn vị thụ hưởng không qua khâu trung gian là điều kiện tốt nhất để tránh sự phân tán, lãng phí, phiền nhiễu trong quản lý Ngân sách địa phương.

Từ năm Ngân sách 2004 đã cơ bản bỏ qua các khâu cấp phát từ cơ quan Tài chính, mà được chuyển sang KBNN để quản lý và thanh toán, đây thực sự là một sự chuyển biến, đổi mới. Cơ quan KBNN quản lý, cấp phát và thanh toán trực tiếp sẽ tránh được sự phiền nhiễu qua các khâu trung gian. Có thể nói đây là một sự chuyển đổi quan trọng để tạo nên một sự thống nhất tập trung trong quản lý để phục vụ có hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Một sự thống nhất khó khăn thứ hai nữa là các khoản chi của Ngân sách Nhà nước phải do một cấp Ngân sách duy nhất chi. Vì hiện nay có 4 cấp Ngân sách, có những khoản chi mà cả 4 cấp đều chi nên thường có hiện tượng trùng lắp, chồng chéo không quản lý được. Tuy rằng, theo quy định của luật mới, các khoản chi Ngân sách địa phương do HĐND cấp tỉnh quy định, song thực tế do yêu cầu quản lý các hoạt động về kinh tế - chính trị - xã hội trên địa bàn mà các khoản chi dù đã được qui định trong Luật, nhưng vẫn thường xảy ra sự chồng chéo, trùng lắp.

Có thể nói 2 nội dung trên trong chi Ngân sách địa phương đều do ý muốn chủ quan, phủ nhận sự tồn tại khách quan của ngành Tài chính và cấp Ngân sách, do vậy phải được sửa đổi thì mới tạo điều kiện cơ bản cho việc thực hiện tăng cường công tác quản lý chi Ngân sách địa phương nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 89 - 90)