Kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy Tà

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 91 - 97)

5. Bố cục của luận văn

4.3.5.Kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy Tà

địa phương

Hiện nay bộ máy tài chính địa phương gồm có: Sở Tài chính, Hải quan, Thuế, Kho bạc Nhà nước, các cơ quan bảo hiểm; chỉ có Sở Tài chính trực thuộc chính quyền địa phương, còn lại là các cơ quan chuyên ngành trực thuộc Bộ Tài chính. Vì vậy, để đảm bảo sức mạnh tổng hợp của bộ máy Tài chính phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của địa phương nói riêng, thì cần phải có cơ chế phối hợp chỉ đạo tốt hơn. Cần xác định vai trò nòng cốt, trung tâm của Sở Tài chính hay phòng Tài chính kế hoạch cấp huyện là cơ quan duy nhất thay mặt Bộ Trưởng Bộ Tài chính tại địa phương để chỉ đạo và điều hành toàn bộ công tác tài chính Ngân sách địa phương; từ đó tạo ra sự tập trung thống nhất để tạo ra sức mạnh tổng hợp phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Đối với quy trình chi Ngân sách Nhà nước, theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước mới bổ sung sửa đổi thì chuyển cơ quan Tài chính thành đơn vị lập, phân bổ dự toán, nghiên cứu ban hành và triển khai thực hiện các chính sách chế độ về tài chính Ngân sách nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

KBNN chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát, cấp phát và thanh toán các khoản chi theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thống nhất việc lập báo cáo kế toán thu chi Ngân sách về một đầu mối là cơ quan KBNN các cấp nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, thống nhất phục vụ yêu cầu quản lý điều hành Ngân sách. Đổi mới công tác tổng hợp, truyền số liệu thu chi Ngân sách qua hệ thống mạng nội bộ đặt tại cơ quan KBNN.

Song song với việc kiện toàn tổ chức bộ máy địa phương, một vấn đề hết sức quan trọng đặt ra là phải có những con người có đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới. Đội ngũ cán bộ Tài chính phải "vừa hồng vừa chuyên", phải nắm vững nghiệp vụ chuyên môn, nắm vững chính sách, chế độ, có khả năng tổng hợp nhận biết, phân tích được các xu hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, từ đó để tham mưu cho Cấp uỷ và Chính quyền địa phương triển khai thực hiện tốt các mục tiêu, phương hướng đã đề ra của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Phải thường xuyên chăm lo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Tài chính, có lập trường quan điểm tư tưởng vững vàng, không bị cám dỗ trước đồng tiền, có năng lực và khả năng tư duy tốt, nhất là đội ngũ cán bộ Tài chính - kế toán Ngân sách xã, kế toán tại các đơn vị thụ hưởng Ngân sách.

Thường xuyên tổ chức tốt các cuộc tập huấn bồi dưỡng, thực hiện tốt các kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức Tài chính trong bộ máy Tài chính địa phương.

Đổi mới nhận thức, tác phong của người cán bộ Tài chính trong việc quản lý chi tiêu Ngân sách phải xác định các khoản chi Ngân sách đều là chi đầu tư phát triển, không nên thụ động "chờ thu, đón chi" mà phải "tạo thu, tạo chi" lấy hiệu quả làm kim chỉ nam cho mọi khoản chi Ngân sách địa phương, lấy mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội là “cái đích” cho mọi biện pháp quản lý chi Ngân sách địa phương.

Tóm lại, xuất phát từ thực trạng nền kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua, những định hướng phát triển của địa phương đến năm 2015; nhận định những thuận lợi, khó khăn có thể xảy ra trong thời gian tới, đề tài nghiên cứu này đã đề cập tới việc đổi mới cả về nội dung, cơ cấu và cách thức quản lý chi Ngân sách địa phương. Đồng thời chuyên đề đã nêu ra một số yêu cầu, quan điểm và nguyên tắc nhằm thực hiện đổi mới chi Ngân sách địa phương, cùng với các biện pháp và điều kiện để đổi mới chi Ngân sách địa phương trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Phát triển kinh tế - xã hội là mục tiêu của tất cả các địa phương trong cả nước nói chung và Tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Hiện nay chính quyền các cấp trên địa bàn đã và đang chuẩn bị một cách đầy đủ hành trang nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Trong các công cụ kinh tế để Cấp uỷ và Chính quyền địa phương tác động trực tiếp, gián tiếp nhằm thúc đẩy sự phát triển, công cụ Ngân sách địa phương có vai trò đặc biệt quan trọng.

Tăng cường công tác quản lý chi NSĐP theo qui định của Luật NSNN nhằm đảm bảo cho NSĐP trở thành công cụ sắc bén của chính quyền địa phương để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội là mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu này. Tuy vậy, đây là vấn đề khó khăn, phức tạp nên chủ yếu dưới giác độ định tính, đề tài đã tập trung làm rõ một số nội dung chủ yếu như sau:

Một là, chuyên đề đã khái quát hoá các vấn đề về: khái niệm NSNN đến khái niệm chi NSNN, nội dung, cơ cấu chi NSNN, những đặc điểm, nội dung cơ bản và vai trò của chi Ngân sách trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến nội dung, cơ cấu chi NSNN và các mối quan hệ trong cơ cấu, nội dung chi NSNN. Đồng thời cũng đã nêu lên những vấn đề cơ bản về tổ chức hệ thống NSNN - vị trí, vai trò của NSĐP trong hệ thống NSNN; các căn cứ xác định nội dung thu chi NSĐP và vai trò của chi NSĐP đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Hai là, nghiên cứu thực trạng chi NSĐP Tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2009 - 2011, gắn với tình hình KT - XH và các cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước.

Tình hình kinh tế - xã hội trong những năm gần đây có nhiều khởi sắc, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, do đó thực trạng chi NSĐP cũng đã phản ánh một cách rõ nét bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế - xã hội trong thời gian qua và những đổi mới bước đầu của công tác quản lý NSĐP.

Cùng với việc phân tích đánh giá một số vấn đề về tình hình chi NSĐP, so sánh chi NSĐP với chi NSNN, chi NSTW và cân đối thu chi NSĐP trên địa bàn. Chuyên đề đã đề cập tới thực trạng chi NSĐP và tác động của nội dung, cơ cấu, quản lý chi NSĐP đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua.

Ba là, Trên cơ sở nghiên cứu những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015, đề xuất các giải pháp đổi mới tăng cường công tác quản lý chi NSĐP nhằm đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Trong điều kiện hiện nay để đảm bảo yêu cầu to lớn của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn không có con đường nào khác là phải hoàn thiện NSĐP theo qui định của Luật NSNN, đặc biệt là hoàn thiện chi NSĐP.

Để tăng cường công tác quản lý chi NSĐP trước hết phải có quan điểm mới về NSĐP trong tiến trình phát triển, với quan điểm phải coi chi NSĐP là chi đầu tư phát triển, chi NSĐP là "vốn mồi" để khai thác tối đa các nguồn vốn trong xã hội nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Hoàn thiện chi NSĐP nhưng cũng cần phải tôn trọng các nguyên tắc cơ bản về chi NSĐP theo qui định của Luật NSNN, phải có được sự thống nhất thực sự trong quản lý NSĐP, việc quản lý đó phải thực sự khoa học và có hiệu quả.

Bốn là, Từ các quan điểm và nguyên tắc về hoàn thiện chi NSĐP, đề

tài đã phân tích, mổ xẻ các loại chi, từng khoản chi cơ bản để tìm ra yếu tố vật chất, yếu tố phát triển, yếu tố khai thác nguồn vốn, yếu tố tiết kiệm, yếu tố thống nhất, yếu tố quản lý đích thực… Đó là các yếu tố lâu nay còn tiềm ẩn,

chưa rõ ràng, cần chỉ rõ nhằm khắc phục những tồn tại, phát huy ưu điểm để đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Năm là, tăng cường công tác quản lý chi NSĐP theo qui định của Luật

cũng được đề cập trên một số nội dung cơ bản đó là: ưu tiên bố trí chi thường xuyên sau đó mới đến chi đầu tư phát triển, phối hợp đầy đủ giữa chi thường xuyên và chi đầu tư; đặc biệt là đề tài nghiên cứu đã đề cập đến những lĩnh vực chi cụ thể như: Chi giáo dục - đào tạo, chi sự nghiệp y tế, chi cho khoa học công nghệ, chi sự nghiệp kiến thiết kinh tế, chi quản lý hành chính, chi đảm bảo xã hội…vv.

Nội dung và tỷ trọng các khoản chi đã chỉ rõ các yếu tố cơ bản để tạo nên sức mạnh của từng khoản chi đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Sáu là, Để thực hiện được các định hướng về đổi mới đó, đề tài nghiên

cứu cũng đã đưa ra một số biện pháp cụ thể về phân cấp quản lý và điều hành Ngân sách, các nội dung, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi; xây dựng kế hoạch Ngân sách trung và dài hạn, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong quá trình lập chấp hành và quyết toán Ngân sách địa phương. Ngoài ra để thực hiện đổi mới chi NSĐP cần thiết phải có một số điều kiện cụ thể là: Có nguồn thu đảm bảo; có chế độ chính sách phù hợp và tích cực; có sự thống nhất về định mức, tiêu chuẩn chi tiêu, có bộ máy tài chính trên địa bàn được tổ chức khoa học, đủ năng lực điều hành để triển khai thực hiện các nội dung cần phải hoàn thiện chi NSĐP nhằm góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Để chi NSĐP trở thành công cụ sắc bén của Cấp uỷ, Chính quyền địa phương trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, cần phải tiếp tục nghiên cứu một cách đầy đủ và cụ thể hơn, kết hợp cả thu và chi, cả vấn đề về phân cấp, vấn đề về tổ chức bộ máy và Ngân sách xã… mà theo phạm vi nghiên cứu của chuyên đề này chưa đề cập tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật NSNN.

2. Hệ thống hoá các văn bản pháp luật về quản lý kinh tế - các văn bản về tài chính; 1997.

3. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.

4. Nguyễn Công Nghiệp - Tào Hữu Phùng: Đổi mới ngân sách Nhà nước. NXB thống kê, Hà Nội.

5. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh.

6. GS - TS Tào Hữu Phùng; PTS Nguyễn Đình Tỳ: Cơ chế mới và chế độ quản lý ngân sách. NXB Thống kê, Hà nội; 1993.

7. Tiếp tục đổi mới chính sách tài chính phục vụ mục tiêu tăng trưởng - Viện nghiên cứu tài chính, NXB Bộ Tài chính; 1992.

8. Các website:

http://www.mof.gov.vn;

http://www.baoquangninh.com.vn; http://www.baohaiquan.vn;

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 91 - 97)