Thực trạng quản lý chi Ngân sách địa phương

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 52 - 97)

5. Bố cục của luận văn

3.2.3. Thực trạng quản lý chi Ngân sách địa phương

Cơ chế quản lý và điều hành Ngân sách tại Chính quyền các cấp và các cơ quan quản lý tại địa phương thực hiện theo luật Ngân sách Nhà nước.

* Lập dự toán chi Ngân sách địa phương tỉnh Quảng Ninh

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét dự toán Ngân sách của các đơn vị thực thuộc tỉnh, dự toán thu do cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan lập, dự toán thu, chi Ngân sách của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; lập dự toán thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi Ngân sách tỉnh (gồm dự toán Ngân sách Nhà nước cấp huyện và dự toán Ngân sách Nhà nước cấp tỉnh), dự toán chương trình mục tiêu quốc gia, dự toán các khoản kinh phí uỷ quyền báo cáo UBND tỉnh để trình Thường trực HĐND xem xét trước ngày 20 tháng 7 năm trước.

UBND các cấp trên địa bàn hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới lập dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước thuộc phạm vi quản lý; chỉ đạo các cơ quan Thuế, Hải quan trên địa bàn lập dự toán thu Ngân sách Nhà nước, dự kiến số thuế giá trị gia tăng phải hoàn theo chế độ; Lập dự toán thu Ngân sách trên địa bàn, dự toán thu, chi Ngân sách địa phương, báo cáo Thường trực HĐND hoặc Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND (đối với cấp xã) xem xét trước khi báo cáo cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Căn cứ nhiệm vụ thu, chi Ngân sách được cấp trên giao, trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán Ngân sách và phương án phân bổ Ngân sách cấp mình, báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư cấp trên trực tiếp dự toán Ngân sách địa phương và kết quả phân bổ dự toán Ngân sách cấp mình đã được HĐND cùng cấp quyết định.

Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cùng cấp, giao nhiệm vụ thu, chi Ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc, nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung Ngân sách cho cấp dưới; Lập phương án điều chỉnh dự toán Ngân sách địa phương và phân bổ dự toán thu, chi Ngân sách cấp mình, trình HĐND cùng cấp quyết định theo yêu cầu của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trong trường hợp nghị quyết của HĐND cùng cấp không phù hợp với nhiệm vụ thu, chi Ngân sách cấp trên giao.

* Chấp hành chi Ngân sách địa phương tỉnh Quảng Ninh: Có 2 cơ quan thực hiện đó là:

Cơ quan Tài chính thẩm tra việc phân bổ dự toán Ngân sách cho các đơn vị sử dụng Ngân sách; Bố trí nguồn để đáp ứng các nhu cầu chi, trường hợp các đơn vị sử dụng Ngân sách chi vượt quá khả năng thu và huy động của quỹ Ngân sách thì cơ quan Tài chính phải chủ động thực hiện các biện pháp vay tạm thời theo quy định để bảo đảm nguồn; Kiểm tra, giám sát việc thực

hiện chi tiêu và sử dụng Ngân sách các cơ quan, đơn vị sử dụng Ngân sách. Trường hợp phát hiện các khoản chi vượt nguồn cho phép, sai chính sách chế độ hoặc đơn vị không chấp hành chế độ báo cáo thì có quyền yêu cầu KBNN tạm dừng thanh toán. Trường hợp phát hiện việc chấp hành dự toán của các đơn vị sử dụng Ngân sách chậm hoặc không phù hợp làm ảnh hưởng kết quả nhiệm vụ, thì có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước và đơn vị dự toán cấp trên có giải pháp kịp thời hoặc điều chỉnh nhiệm vụ, dự toán chi của các cơ quan, đơn vị trực thuộc để bảo đảm thực hiện Ngân sách theo mục tiêu và tiến độ quy định.

Kho bạc Nhà nước thực hiện việc thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN căn cứ vào dự toán được giao, quyết định chi của thủ trưởng đơn vị sử dụng Ngân sách; có quyền từ chối các khoản chi Ngân sách không đủ điều kiện chi; Thủ trưởng cơ quan KBNN chịu trách nhiệm về các quyết định thanh toán, chi Ngân sách Nhà nước hoặc từ chối thanh toán chi Ngân sách; các cơ quan Trung ương đóng trên địa phương phải hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi việc sử dụng Ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực do cơ quan quản lý.

* Quyết toán chi Ngân sách địa phương tỉnh Quảng Ninh:

Các đơn vị, cá nhân trên địa bàn tổ chức hạch toán kế toán, lập báo cáo kế toán và quyết toán các khoản thu, chi của Ngân sách Nhà nước và các khoản thu, chi tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê, theo chế độ kế toán và mục lục Ngân sách Nhà nước.

Cơ quan Tài chính trên địa bàn lập báo cáo quyết toán Ngân sách của Chính quyền cấp mình. KBNN trên địa bàn định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi Ngân sách cho cơ quan Tài chính cùng cấp; KBNN huyện lập báo cáo thu, chi Ngân sách của từng xã, phường, thị trấn gửi UBND các xã phường, thị trấn; thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho cơ quan Tài chính theo quy định của Bộ Tài chính.

Qua thống kê số liệu tình hình thu - chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh, thấy tốc độ tăng thu - chi Ngân sách hàng năm là rất lớn, nguồn thu trên địa bàn cơ bản đắp ứng được nhu cầu chi Ngân sách Nhà nước và có điều tiết về Ngân sách Trung ương, nhưng nhu cầu chi Ngân sách địa phương thì ngày càng lớn. Vì vậy đòi hỏi các cấp Chính quyền địa phương cũng như các cơ quan quản lý Tài chính phải tăng cường công tác quản lý chi Ngân sách địa phương, KBNN phải có biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản chi Ngân sách địa phương trên địa bàn.

3.3. Đánh giá về quản lý chi Ngân sách địa phƣơng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

3.3.1. Nội dung chi Ngân sách địa phương

Nội dung chi Ngân sách địa phương kể từ trước năm 1997 được thực hiện theo các văn bản dưới luật, từ năm 1997 lại đây được thực hiện theo quy định của luật Ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, theo tình hình cụ thể của tỉnh, nội dung chi Ngân sách địa phương được cụ thể hoá và bổ sung để thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ thể là:

Về chi đầu tư phát triển: Trong mấy năm gần đây tỉnh đã thực hiện cơ chế đổi đất lấy cơ sở hạ tầng, thực hiện giao đất có thu tiền cấp quyền sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng cho nên bộ mặt của Tỉnh đã có nhiều khởi sắc, hạ tầng từng bước được nâng lên, như: khu Tuần Châu, Hùng Thắng, Cao Xanh, khu Bãi Dài - Vân Đồn… có thể nói bằng các cơ chế của tỉnh các khu du lịch, đô thị mới được hình thành.

Trong những năm qua Quảng Ninh đã huy đọng nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế: Nhà nước, dân doanh, trong nước, ngoài nước để đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy, hạ tầng khu đô thị mới…, nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bằng cơ chế thưởng vượt thu, tỉnh đã để lại các doanh nghiệp để tiến hành đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng hạ tầng nhằm thúc đẩy nhanh tiến độ phát triển từ cơ sở, từ doanh nghiệp.

Bằng cơ chế hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đã giúp các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu…

Về chi thường xuyên: Chi sự nghiệp kinh tế được cụ thể hoá và bổ sung các nội dung chi phát triển nông nghiệp, phát triển nông thôn, thuỷ sản, chăn nuôi, thuỷ lợi, giao thông nông thôn… như: trợ giá, trợ cước vận chuyển giống cây, con và nông lâm sản, khuyến khích nuôi tôm, cá, đánh bắt cá xa bờ, kiên cố hoá kênh mương, hỗ trợ giao thông nông thôn, phát triển các vùng nguyên liệu (chè, hồi, quế…) chăn nuôi bò, lợn, vịt ….

Chi cho sự nghiệp giáo dục nầm non, cơ chế khuyến học, thu hút nhân tài, xoá bỏ phòng học tranh tre nứa lá, trang thiết bị dạy học, y tế thôn bản, trợ cấp cho cán bộ khu phố tổ dân, chính sách hải đảo, bảo hiểm, y tế người nghèo, thu hút cán bộ xuống cơ sở…

Mặt khác, cơ cấu chi tiêu của 3 cấp NSĐP còn có những biến động đáng kể, theo số liệu thống kê như sau:

Bảng 3.5 - Cơ cấu chi Ngân sách địa phƣơng

Đơn vị: Tỷ lệ %

NỘI DUNG Năm

2009 2010 2011

TỔNG 100 100 100

1. NGÂN SÁCH TỈNH 53,95 61,4 61,31

2. NGÂN SÁCH HUYỆN 36,67 33,34 32,49

3. NGÂN SÁCH XÃ 9,38 5,26 6,2

Qua bảng số liệu nêu trên ta thấy: Tỷ trọng chi của Ngân sách là tương đối ổn định và có xu hướng là tăng chi cho ngân sách cấp huyện, cấp xã, phường.

Tóm lại, Trong mấy năm qua công tác quản lý NSĐP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng đã có những bước chuyển biến mới, mức độ đảm bảo nguồn kinh phí tại chỗ tiếp tục tăng, địa phương đã phân cấp mạnh cho cơ sở và ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện thu hút các nguồn lực nhằm thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

3.3.2. Mức độ đảm bảo chi NSĐP cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn trên địa bàn

Mức độ đảm bảo chi của NSĐP theo quy định của luật NSNN ngày càng được tăng lên, nhìn chung xu hướng tự đảm bảo từ các nguồn thu trên địa bàn ngày càng tăng (trừ khoản được đầu tư trở lại và chi chương trình mục tiêu theo qui định của Chính phủ). Hơn thế nữa, tỉnh cũng đã mạnh dạn xây dựng nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng để thu hút tiềm lực nhằm tạo nguồn lực để phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội trên địa bàn, nhất là cơ chế cấp đất có thu tiền, giao đất có thu tiền, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng, liên doanh…, để thu hút hàng ngàn tỷ đồng vốn đầu tư vào Quảng Ninh nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng, chính sự tăng trưởng và phát triển đó lại tạo ra nhiều nguồn thu mới đáp ứng nhu cầu chi ngày càng tăng.

3.3.3. Cơ cấu chi NSĐP tác động đến sự phát triển KT- XH trên địa bàn

Kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển khá, tốc độ tăng GDP bình quân của giai đoạn 2009 - 2011 là 12,31%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng mà Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ đã đề ra, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, du lịch, dịch vụ và nuôi trồng thuỷ hải sản. Năng lực sản xuất không ngừng được nâng lên, kết cấu hạ tầng được cải thiện tạo điều kiện thúc đẩy

nhanh sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo tiền đề cho bước phát triển mới. Đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần được cải thiện một bước, tình hình chính trị được tiếp tục ổn định, quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững… Đạt được những thành tựu nêu trên thì nguồn lực tài chính Ngân sách đóng góp một phần rất quan trọng, là điều kiện cơ bản để ổn định và thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Để thấy được sự tác động của cơ cấu chi Ngân sách cần đánh giá trên 1 số mặt như sau:

* Cơ cấu chi Ngân sách địa phương tác động đến tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội:

Quảng Ninh đã chú trọng chi đầu tư phát triển cho các ngành, các vùng, các lĩnh vực để cung cấp và xây dựng thêm hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và động viên thu hút các nguồn vốn ngoài Ngân sách Nhà nước để tăng đầu tư. Từ đó, cơ cấu kinh tế đã được chuyển dịch theo đúng định hướng, tạo nên năng lực sản xuất mới phát triển hơn.

Nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 2009 - 2011 là tăng trưởng kinh tế với mức độ cao. Theo số liệu thống kê thì Ngân sách địa phương đó trực tiếp đóng góp vào tăng trưởng GDP với tỷ trọng tăng từ 18,25 % năm 2009 lên 22,39% năm 2011.

Thời gian qua, nhìn chung nền kinh tế - xã hội và bộ mặt đô thị đều có sự thay đổi lớn, nổi bật đó là: Kết cấu hạ tầng cơ sở được nâng lên, giao thông, đô thị, điện nước, thị chính công cộng, các công trình phúc lợi, trường học, cơ sở khám chữa bệnh… đều được bố trí vốn đầu tư một cách hợp lý nhằm đảm bảo các cơ cấu, cân đối lớn của tỉnh.

Tóm lại, có thể nói Ngân sách địa phương thông qua trình tự bố trí và thứ tự ưu tiên, tỷ trọng các nội dung chi để khuyến khích đầu tư vào những

ngành, những lĩnh vực theo định hướng phát triển đã được phê duyệt, qua đó gián tiếp làm tăng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội.

Để làm rõ tác động cơ cấu chi Ngân sách địa phương đối với tăng trưởng kinh tế, ta có thể xem xét tình hình chi đầu tư từ Ngân sách địa phương trong tổng đầu tư toàn xã hội và phát triển của các ngành như sau:

Bảng 3.6- Chi đầu tƣ từ NSĐP trong tổng đầu tƣ xã hội trên địa bàn và phát triển của các ngành trong giai đoạn 2009 - 2011

Chỉ tiêu Nông lâm,

N. nghiệp

C. nghiệp - xây dựng

D. vụ, d. lịch và h. tầng khác

Tổng đầu tư xã hội (Tỷ. đ ) 4.013 12.348 14.509

Cơ cấu đầu tư xã hội (%) 13 40 47

Tổng đầu tư NSĐP (Tỷ. đ) 454 510 1.965

Cơ cấu đầu tư từ NSĐP (%) 15,5 17,4 67,1

T. trọng đ. tư: NSĐP/ Xã hội (%) 11,3 4,1 13,54

Tỷ trọng tổng sản lượng (%) 9,74 49,19 41,07

Tỷ trọng của GDP 2009 (%) 9,31 47,5 43,19

Tỷ trọng của GDP 2011 (%) 8,5 52,2 39,3

Nguồn: [Cục thống kê Quảng Ninh]

Từ bảng trên ta thấy, Ngân sách địa phương đã bố trí tỷ trọng chi lớn hơn so với tỷ trọng chi của toàn xã hội đối với các lĩnh vực du lịch, dịch vụ và kết cấu hạ tầng cơ sở, điều này chứng tỏ Ngân sách địa phương đã tập trung đầu tư cho những lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên với điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp kém, tích luỹ nội bộ còn nhiều hạn chế, thì việc bố trí cơ cấu chi đầu tư phát triển những năm qua cũng đã từng bước góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở, tạo tiền đề thu hút đầu tư để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cho các năm tới.

- Về chuyển đổi cơ cấu vùng: Trên cơ sở các điều kiện về tự nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội và tập quán sản xuất kinh doanh, NSĐP đã tập trung đầu tư và thực hiện các chính sách thu hút vốn đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu các vùng trên địa bàn.

Tuy nhiên, cơ cấu chi Ngân sách địa phương còn manh mún do vậy chưa tạo được những "Cú hích " mang tính đột phá để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội. Nói chung cơ bản các vùng đã được hình thành song với nguồn vốn có hạn do vậy trong thời gian qua sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang dừng lại ở mức độ nhất định.

* Cơ cấu chi Ngân sách địa phương tác động đến sự ổn định và điều tiết sự phát triển của nền kinh tế - xã hội trên địa bàn:

So với Ngân sách Trung ương thì Ngân sách địa phương có sự tác động

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 52 - 97)