Nội dung chi Ngân sách địa phương

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 55 - 57)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1. Nội dung chi Ngân sách địa phương

Nội dung chi Ngân sách địa phương kể từ trước năm 1997 được thực hiện theo các văn bản dưới luật, từ năm 1997 lại đây được thực hiện theo quy định của luật Ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, theo tình hình cụ thể của tỉnh, nội dung chi Ngân sách địa phương được cụ thể hoá và bổ sung để thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ thể là:

Về chi đầu tư phát triển: Trong mấy năm gần đây tỉnh đã thực hiện cơ chế đổi đất lấy cơ sở hạ tầng, thực hiện giao đất có thu tiền cấp quyền sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng cho nên bộ mặt của Tỉnh đã có nhiều khởi sắc, hạ tầng từng bước được nâng lên, như: khu Tuần Châu, Hùng Thắng, Cao Xanh, khu Bãi Dài - Vân Đồn… có thể nói bằng các cơ chế của tỉnh các khu du lịch, đô thị mới được hình thành.

Trong những năm qua Quảng Ninh đã huy đọng nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế: Nhà nước, dân doanh, trong nước, ngoài nước để đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy, hạ tầng khu đô thị mới…, nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bằng cơ chế thưởng vượt thu, tỉnh đã để lại các doanh nghiệp để tiến hành đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng hạ tầng nhằm thúc đẩy nhanh tiến độ phát triển từ cơ sở, từ doanh nghiệp.

Bằng cơ chế hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đã giúp các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu…

Về chi thường xuyên: Chi sự nghiệp kinh tế được cụ thể hoá và bổ sung các nội dung chi phát triển nông nghiệp, phát triển nông thôn, thuỷ sản, chăn nuôi, thuỷ lợi, giao thông nông thôn… như: trợ giá, trợ cước vận chuyển giống cây, con và nông lâm sản, khuyến khích nuôi tôm, cá, đánh bắt cá xa bờ, kiên cố hoá kênh mương, hỗ trợ giao thông nông thôn, phát triển các vùng nguyên liệu (chè, hồi, quế…) chăn nuôi bò, lợn, vịt ….

Chi cho sự nghiệp giáo dục nầm non, cơ chế khuyến học, thu hút nhân tài, xoá bỏ phòng học tranh tre nứa lá, trang thiết bị dạy học, y tế thôn bản, trợ cấp cho cán bộ khu phố tổ dân, chính sách hải đảo, bảo hiểm, y tế người nghèo, thu hút cán bộ xuống cơ sở…

Mặt khác, cơ cấu chi tiêu của 3 cấp NSĐP còn có những biến động đáng kể, theo số liệu thống kê như sau:

Bảng 3.5 - Cơ cấu chi Ngân sách địa phƣơng

Đơn vị: Tỷ lệ %

NỘI DUNG Năm

2009 2010 2011

TỔNG 100 100 100

1. NGÂN SÁCH TỈNH 53,95 61,4 61,31

2. NGÂN SÁCH HUYỆN 36,67 33,34 32,49

3. NGÂN SÁCH XÃ 9,38 5,26 6,2

Qua bảng số liệu nêu trên ta thấy: Tỷ trọng chi của Ngân sách là tương đối ổn định và có xu hướng là tăng chi cho ngân sách cấp huyện, cấp xã, phường.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)