Hệ thống các câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 35 - 97)

5. Bố cục của luận văn

2.1. Hệ thống các câu hỏi nghiên cứu

a. Đến nay, sau gần 10 năm triển khai thực hiện luật ngân sách nhà nước năm 2002, công tác quản lý chi NSĐP vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và tồn tại chưa đáp ứng được yêu cầu về đổi mới. Nhiều bất cập tồn tại trong cơ chế quản lý, sự phân định trách nhiệm, quyền hạn giữa các đơn vị, cơ quan trong việc quản lý NSNN chưa thực sự rõ ràng do vậy cũng như mọi địa phương khác trong cả nước, vấn đề kể trên luôn mang tính thời sự thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý và nghiên cứu của tỉnh Quảng Ninh.

b. Chi Ngân sách trong những năm qua thường xuyên được các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm và tăng cường quản lý, từng bước phát huy được hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tài chính tiền tệ. Tuy nhiên tình hình quản lý chi Ngân sách ngày càng phức tạp, đa dạng, nó đòi hỏi các nhà quản lý phải luôn thay đổi phương thức quản lý để phù hợp với yêu cầu đặt ra. Trong phần cơ cấu chi Ngân sách đã nêu một số vấn đề quản lý ở một số khoản chi chủ yếu, phần này chúng tôi xin đề cập đến một số vấn đề có tính tổng hợp, khái quát nhất về công tác quản lý chi NSĐP trên địa bàn Quảng Ninh trong những năm gần đây:

Một là, công cụ quản lý chi NSNN là chế độ chính sách của Nhà nước, trong mấy năm qua tuy đã ban hành được một số cơ chế chính sách cơ bản, song nhìn chung việc ban hành các chế độ chính sách của Nhà nước là quá chậm, còn nhiều bất hợp lý, thiếu đồng bộ, chủ yếu là mang tính chất xử lý tình thế là chính, điển hình là các chính sách về tiền lương, phụ cấp lương, công tác phí, học bổng học sinh, chế độ điện thoại, hội nghị, cơ chế thu học phí, viện phí….

Hai là, căn cứ để chi là các chế độ, định mức, nhưng chế độ, định mức ban hành thường không phù hợp, lạc hậu, chậm bổ sung, sửa đổi… nên thực tế chế độ, định mức chỉ mang tính kế hoạch, hướng dẫn là chính, còn quá trình triển khai thực hiện thì ít được các cơ quan đơn vị tuân thủ chấp hành, vì thế công tác quản lý chi hành chính rất tuỳ tiện, “dễ thêm, bớt và cắt xén”.

Ba là, về vấn đề phân cấp chi, nghĩa là cấp nào và ai chi đó là vấn đề nổi cộm và gay cấn hiện nay, mặc dù đã có Luật Ngân sách Nhà nước, song vấn đề triển khai thực hiện thì quá là phức tạp.

Một điều dễ hiểu là ai cũng muốn chi nhưng trong Luật, trong các văn bản hướng dẫn thực hiện, đặc biệt là trong quá trình điều hành trực tiếp, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa khẳng định được một cách dứt khoát là ai được chi, cấp nào chi, cho nên thường xảy ra hiện tượng chi trùng lắp, chồng chéo giữa các cấp Ngân sách, giữa trung ương và địa phương, giữa ngành này với ngành khác, đơn vị này với đơn vị khác....

Bốn là, nhiều cấp, nhiều cơ quan ban hành cơ chế chính sách nên chế độ chi tiêu không đồng nhất, trùng lắp, trong quá trình thực hiện chi Ngân sách rất khó khăn và phức tạp, tạo ra sự thất thoát, lãng phí….

Tóm lại, thực trạng quản lý chi trong mấy năm qua, nhất là kể từ khi Luật Ngân sách Nhà nước ra đời, có phần đi vào khuôn khổ pháp lý, song nói chung công tác quản lý chi Ngân sách trong những năm qua còn nhiều bất cập, mới chỉ quản lý được “cái ngọn” là chính, còn "cái gốc, cái rễ" thì nhiều khi còn đang bị bỏ ngỏ. Vậy vấn đề đặt ra là trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cần phải tìm ra và đổi mới cách quản lý “cái gốc, cái rễ” đó, từ đó làm cho vấn đề chi Ngân sách địa phương được ổn định và ngày càng góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh lên tầm cao mới, tương xứng với vùng kinh tế trọng điểm ở phía bắc Tổ quốc Việt Nam.

c. Những định hướng chung của việc tăng cường quản lý chi NSĐP cần hướng tới là:

Một là, chi Ngân sách địa phương phải đảm bảo về mặt kinh phí cho chính quyền địa phương thực hiện các nội dung và mục tiêu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Ngân sách địa phương phải tăng chi trên cơ sở cân đối vững chắc, tích cực thì mới đảm bảo thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển được.

Trong điều kiện khó khăn hiện nay của địa phương việc đảm bảo kinh phí Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội là một yêu cầu tất yếu, nhưng cũng là một sự thách thức lớn đối với tỉnh Quảng Ninh.

Hai là, chi Ngân sách địa phương phải được bố trí phân bổ tập trung, trực tiếp cho các nội dung và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ba là, chi Ngân sách địa phương phải có sức mạnh mới là: Tác động tăng trưởng kinh tế - xã hội, khơi dậy các tiềm năng, khai thác các nguồn vốn ở tất cả các thành phần kinh tế, tạo cơ hội thuận lợi cho các vùng, các lĩnh vực.

Bốn là, chi Ngân sách địa phương phải được bố trí phù hợp với từng bước đi từng giai đoạn trong tiến trình của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Ninh là cả một quá trình, trong đó có những giai đoạn bước đi cụ thể, nên chi Ngân sách địa phương phải chủ động bố trí cho phù hợp với từng giai đoạn từng bước đi cụ thể đó.

Năm là, chi Ngân sách địa phương phải được bố trí đảm bảo cho sự phát triển bền vững, ưu tiên cho chi đầu tư phát triển ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo để thúc đảy phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng này; nâng cao mức sống của nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển, giảm dần sự chênh lệch so với các vùng đô thị, tạo môi trường sống của con người gần với thiên nhiên và đảm bảo xanh, sạch, đẹp.

Sáu là, chi Ngân sách địa phương phải được quản lý khoa học, tích cực phù hợp với mục đích, yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Các yêu cầu trên thấy rằng chi Ngân sách địa phương trên địa bàn Quảng Ninh cần phải mạnh dạn đổi mới một cách toàn diện.

2.2. Các phƣơng pháp sử dụng trong nghiên cứu

 Phương pháp luận

Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.

 Phương pháp thu thập thông tin

Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước . Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về ngân sách nhà nước nói chung và quản lý chi ngân sách địa phương nói riêng ,… Những thông tin về tình hình cơ bản , tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương , các chính sách của địa phương đối với quản lý chi ngân sách địa phương và các vấn đề có liên quan đến đề tài do các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh cung cấp.

Các tài liệu , số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài còn được thu thập thông qua các ấn phẩm , các tài liệu , báo cáo của các địa phương , của ngành Tài chính, website của Chính phủ và các Bộ, Ngành khác có liên quan.

 Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập, các thông tin được tiến hành phân loại, lựa chọn, sắp xếp thành các bảng số liệu để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài.

 Phương pháp phân tích thông tin

* Phương pháp so sánh

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Có thể tính theo giá trị tuyệt đối hoặc tỷ lệ phần trăm (%).

- Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự:

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến. Sử dụng phương pháp so sánh thống kê trong nghiên cứu đề tài để so sánh kết quả hoạt động chi ngân sách nhà nước giữa các năm , các thời kỳ , hoặc cơ cấu của các loại chi ngân sách trong tổng số chi ngân sách địa

phương ở tỉnh QN...

* Phương pháp thống kê mô tả:

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:

+ Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;

+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;

+ Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội . Sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu đề tài để mô tả quá trình chi ngân sách và quản lý chi ngân sách địa phương ở tỉnh Quảng Ninh.

Phương pháp chuyên gia

Sử dụng phương pháp này nhằm thăm dò ý kiến của các chuyên gia, các lãnh đạo có kinh nghiệm đánh giá về hoạt động thu, chi và quản lý chi ngân sách

địa phương và những dự báo về chính sách chi ngân sách nhà nước, về đổi mới trong quản lý chi ngân sách địa phương trong tương lai ở tỉnh Quảng Ninh.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu chủ yếu sau: * Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương

+ Về kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân (theo giá so sánh ) (%);

- Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, nông lâm nghiệp và dịch vụ (tỷ đồng); - Tốc độ xuất khẩu (%);

- Thu ngân sách trên địa bàn (tỷ đồng); - Thu nhập bình quân đầu người (USD); - Tỷ lệ rừng che phủ đạt 50%;

- Lượng khách du lịch (người).

+ Về văn hoá - xã hội - giáo dục - y tế:

- Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm (%); - Số lao động được giải quyết việc làm (người); - Tỷ lệ hộ đói, nghèo (%);

- Tỷ lệ số xã có điện (%); Số máy điện thoại/100 dân (máy/100 dân); - Tỷ lệ hộ đạt gia đình văn hoá mới (%);

- Tỷ lệ hoàn thành chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở (%). * Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động chi ngân sách địa phương:

- Tốc độ và tỷ trọng chi NSĐP với GDP (%);

- So sánh chi NSĐP với chi NSTW và chi NSNN trên địa bàn (%); - Cơ cấu và tỷ trọng chi đầu tư, chi thường xuyên trong NSĐP (%); - Cơ cấu chi đầu tư phát triển phân theo loại XDCB (XDCB xây lắp và XDCB khác) (%);

- Cơ cấu chi Ngân sách địa phương theo phân cấp quản lý ngân sách (gồm các cấp: tỉnh, huyện, xã) (%);

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NSĐP ĐỐI VỚI

PHÁT TRIỂN KT - XH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2009 - 2011

3.1. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh 2009 - 2011

Quảng Ninh là tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo, nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam. Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây Trung Quốc, có đường biên giới đất liền với Trung quốc dài 132,8 km. Quảng Ninh là một trong 5 tỉnh của Việt Nam trong khu vực hợp tác “hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt - Trung, sẽ là một bộ phận, nhịp cầu quan trọng của khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc; có cửa khẩu quốc tế, quốc gia Bắc Luân và nhiều cửa khẩu địa phương trên đất liền, trên biển đã tạo nên vị trí tiền đồn rất quan trọng về kinh tế, quốc phòng - an ninh đối với cả nước.

Diện tích tự nhiên 611.081,3 ha, trong đó: đất nông nghiệp và đất chuyên dùng có khoảng 100.000 ha, đất rừng và có triển vọng để phát triển rừng có trên 500.000 ha. Đây là lợi thế lớn cho nghề nông lâm trồng cây công nghiệp, trồng rừng lấy gỗ phục vụ cho công nghiệp khai thác than, công nghiệp chế biến lâm hải sản, thủ công nghiệp sản xuất hàng hoá phục vụ đời sống dân sinh và xuất khẩu.

Bờ biển Quảng Ninh dài hơn 250 km với hàng ngàn ha bãi triều ven biển có nhiều lợi thế để nuôi trồng thuỷ sản, trên 600.000 ha mặt biển có 2078 đảo chiếm 2/3 số đảo ven biển Việt Nam (trong đó 22 đảo có dân sinh sống) và 30 con sông, suối chảy ra vịnh Bắc Bộ, tạo nên nhiều bến cảng sông biển, thuận tiện cho lưu thông hàng hoá, quan hệ giao lưu với các vùng trong nước, nước ngoài đang là một lợi thế lớn để phát triển các ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tầu thuyền, sản xuất muối và xây dựng các trạm thuỷ điện nhỏ, cực nhỏ phục vụ đời sống đồng bào dân tộc miền núi cùng nhân dân trong tỉnh Quảng Ninh....

Khoáng sản ở Quảng Ninh có nhiều loại với trữ lượng lớn, ngày nay đã có hơn 140 mỏ khoáng sản và hàng ngàn điểm quặng có trữ lượng lớn, nhỏ đang được khai thác như: than đá, đá vôi, đất sét, sét trắng, cát thuỷ tinh, cao lanh Pyrôphilít, Titan, Ăngtymoam, Vàng, Kẽm, Nước khoáng thiên nhiên...

Đến nay toàn tỉnh có 14 huyện, thị xã, thành phố, gồm 4 thành phố, 1 thị xã, 9 huyện và 186 xã, phường, thị trấn, dân số hiện nay là 1.104.453 người, với 22 dân tộc anh em, thuộc các dân tộc: Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chay, Hoa, Mường, Nùng, Thái,.... (dân tộc ít người chiếm 10%); số người trong độ tuổi lao động chiếm 61%, dân số đô thị chiếm 45%; mật độ dân số bình quân 180 người/km2. Hiện nay lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ trên 56% dân số, trong đó lao động trong ngành công nghiệp và thủ công nghiệp chiếm khoảng 46% tổng số lao động toàn tỉnh.

Nhân dân các dân tộc Quảng Ninh có truyền thống yêu nước nồng nàn, lao động cần cù sáng tạo kết hợp với truyền thống văn hoá lâu đời. Truyền thống đó đã làm cho con người Quảng Ninh vượt qua khó khăn trong các thời kỳ chiến tranh chống giặc ngoại xâm và thiên tai để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, xây dựng tỉnh Quảng Ninh ngày thêm giàu đẹp, văn minh.

Những điều kiện tự nhiên, xã hội và truyền thống tốt đẹp đã tạo dựng cho Quảng Ninh có ưu thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng và sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nông - lâm - thuỷ - hải sản, sản xuất hàng dệt may, thủ công nghiệp... phát triển tương ứng.

Do có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cả nước, Quảng Ninh đã được Chính phủ xác định: "Xây dựng Quảng Ninh trở thành một địa bàn động lực, một trong những cửa ngõ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 35 - 97)