VỚI NƯỚC NGOÀI NGÀNH VIỄN THÔNG
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính của doanh nghiệp
doanh và hoạt động tài chính của doanh nghiệp
Nhận thức vai trò quan trọng của công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính của DN, VNPT luôn luôn đẩy mạnh việc thực hiện công tác này để kịp thời có những biện pháp xử lý phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh, phù hợp với các quy định và pháp luật của Nhà nước. Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh
doanh và hoạt động tài chính của DN được gắn liền với công tác phòng ngừa vi phạm, chống tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, chống buôn lậu…Cần tích cực xây dựng và ban hành các quy chế về tổ chức và hoạt động kiểm tra, kiểm soát và đặc biệt là kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ DN thông qua kiểm toán nội bộ, có như vậy mới bảo đảm hoạt động tài chính của DN được lành mạnh hóa, có nề nếp và ổn định, các hoạt động tài chính kế toán được tiến hành hiệu quả,khả năng thanh toán của DN luôn đảm bảo mức an toàn cho phép, các khoản nợ được chủ động thanh toán đúng hạn, thu chi ngoại tệ được quản lý nghiêm túc theo đúng quy định của Nhà nước…
Để bảo đảm việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ có hiệu quả, cần tăng cường việc kiểm toán hoạt động DN, nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ. Tất cả các DN phải thực hiện lập báo cáo quyết toán hàng quý hàng năm. Chế độ báo cáo về tài chính, kế toán, thống kê và thu nộp ngân sách nhà nước cần được thực hiện nghiêm chỉnh. Đặc biệt, mặc dù có thể do mô hình tổ chức thay đổi, công tác bàn giao tài sản nguồn vốn vẫn phải được tiến hành hiệu quả, đúng tiến độ. Cần ban hành quy chế tài chính để chuẩn hóa các hoạt động tài chính của DN.
Khi đã có kết luận của công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính, DN cần kịp thời điều chỉnh một số cơ chế,cách thức quản lý; nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, làm rõ trách nhiệm của những tập thể và cá nhân có liên quan, đồng thời đề ra nhiều biện pháp chấn chỉnh để tiếp tục phấn đấu, phát triển nhanh, bền vững hơn.
Để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính của DN, đặc biệt là DNLD một yêu cầu bắt buộc là phải có báo cáo tài chính hàng năm gửi cơ quan thuế, cơ quan kiểm tra, thanh tra; thực hiện bắt buộc chế độ công khai hóa thông tin về tình hình lỗ, lãi cho các cơ quan quản lý Nhà nước; thực hiện việc đăng ký sổ kế toán tại
tòa án nhằm giảm bớt việc sử dụng nhiều sổ sách kế toán làm sai lệch số liệu kế toán, thống kê. Các DN phải kiểm kê tài sản sau mỗi liên độ tài chính để làm căn cứ trong việc kiểm tra giám sát tình hình đăng ký vốn, công nợ, khả năng thanh toán. DN không đủ khả năng thanh toán phải bị phá sản theo quy định của luật phá sản.
Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán và kiểm toán nội bộ nhằm bảo đảm thông tin kế toán được cung cấp kịp thời, chính xác, đúng với quy định về pháp luật, về chế độ, thể lệ kế toán của DN hiện hành. Điều này, đòi hỏi DN phải xây dựng kế hoạch kiểm tra tài chính nội bộ. Trong kế hoạch, cần xác định rõ:
+Hình thức kiểm tra; thời gian kiểm tra; người chịu trách nhiệm khi kiểm tra ở từng khâu công việc…
+Xác định đối tượng chính của kiểm tra là các Báo cáo kế toán, Sổ sách kế toán, Chứng từ kế toán, Vốn- Tài sản và tình hình sử dụng vốn tài sản…
Công tác kiểm tra kế toán thường áp dụng phương pháp đối chiếu, so sánh. Cần đối chiếu giữa các Chứng từ kế toán, Sổ sách kế toán, các Báo cáo kế toán với nhau; đối chiếu số liệu kế toán với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, với các khoản chi tiêu thực tế của DN xem có đúng với chế độ tài chính kế toán hiền hành hay không.
Kế hoạch kiểm tra tài chính nội bộ cần xây dựng từ đầu năm, phải được Hội đồng quản trị phê duyệt. Kết quả của công tác kiểm tra là căn cứ đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính của DN. Dựa trên cơ sở đó, các nhà quản lý DN kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục sai xót, khiếm khuyết; thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của DN tiếp tục vận hành suôn sẻ.
Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính của DN cần phải bảo đảm sự thống nhất, tránh chồng chéo; bảo đảm tính hợp pháp của công tác thanh tra, kiểm toán, quyết toán. Số liệu kiểm
toán, thanh tra phải được pháp luật và các cơ quan chuyên trách chấp nhận.