B ộ phận sản xuất ộ phận văn phòngCác chuyên gia nước ngoà
2.3.2 Hạn chế và những nguyên nhân
2.3.2.1 Những mặt hạn chế
Trong điều kiện hoà nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cơ chế quản lý tài chính hiện tại của Công ty VFT đã ngày càng bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, không đáp ứng được yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động tài chính ngày càng phát triển của Công ty VFT cũng như sự phát triển của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Thứ nhất , những quy định về quy chế tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện tại chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ và chưa nhất quán với quy định của Nhà nước hiện hành.
Thứ hai, phương thức huy động, quản lý vốn không linh hoạt.
Song song với sự lớn mạnh của đất nước, mạng viễn thông cũng ngày càng phát triển và đa dạng hoá các loại hình công nghệ áp dụng. Là một công ty liên doanh có vốn đầu tư của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT, hoạt động trong lĩnh vực viễn thông Công ty VFT cũng phải liên tục nghiên cứu đổi mới công nghệ, đa dạng hoá các sản phẩm hàng hoá dịch vụ để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Để nghiên cứu đổi mới, đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ Công ty VFT cần huy động thêm một số vốn nhất định. Cơ chế tài chính như hiện nay chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động và quản lý vốn một cách linh hoạt. Trong loại hình doanh nghiệp đang tồn tại, Công ty VFT không thể thực hiện việc huy động vốn qua việc phát hành cổ phiếu, cũng như sử dụng vốn, đất đai, thuộc quyền quản lý của Công ty để đầu tư ra ngoài. Công ty chỉ được hoạt động trong lĩnh vực đã đăng ký trong giấy phép đầu tư cách đây gần 15 năm mà không được phép mở rộng loại hình.
Với đặc điểm đặc thù về khách hàng đa số lại chính là các công ty Viễn thông các tỉnh thành là công ty trực thuộc Tập đoàn VNPT đã hoạt động dưới chế độ bao cấp lâu năm, việc thanh quyết toán các công trình còn nhiều thủ tục rườm rà, kéo dài thời gian thanh toán thường là trên 6 tháng, còn việc thanh toán tiền nguyên vật liệu của Công ty cho đối tác nước ngoài lại là 3 tháng nên Công ty VFT luôn bị chiếm dụng vốn lớn dẫn tới việc có thể xảy ra tình trạng thiếu vốn để sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn.
Thứ ba, chưa có định hướng đầu tư tài chính rõ ràng.
Cơ chế tài chính của Công ty chưa có định hướng hoạt động đầu tư rõ ràng để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và ngày càng tốt hơn. Để đáp ứng nhu cầu phát triển và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sau khi hết thời hạn liên doanh giai đoạn 15 năm, Công ty cần tập
trung hơn về thời gian, thông tin cũng như nguồn lực con người để nghiên cứu cụ thể về chiến lược kinh doanh, quy hoạch , xây dựng các chính sách cụ thể, giải pháp, các quy chế, định mức lớn quan trọng để áp dụng cho giai đoạn mới sắp tới của Công ty phù hợp với thời kỳ mới.
Thứ tư, cơ chế quyết định tập thể của Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc công ty có phần hình thức và dễ xảy ra xung đột làm giảm hiệu quả trong các quyết định tài chính. Các quyết định của Hội đồng thành viên với đặc điểm là có một nửa là người nước ngoài, nên việc tiếp cận, xử lý thông tin còn hoặc là chậm, hoặc là hình thức trong khi diễn biến thị trường ngày càng phức tạp, tính cạnh tranh rất cao, do đó hiệu quả của các quyết định là không cao và kịp thời. Cớ chế 50-50 trong việc mọi vấn đề gây khó khăn không ít cho việc quản lý các hoạt động tài chính của Công ty. Trong khi đó, Tổng giám đốc là người điều hành cao nhất, người chịu trách nhiệm pháp lý về các công việc điều hành của mình thì chỉ là người đề xuất, và chỉ được quyền quyết định khi được sự đồng ý của Hội đồng thành viên. Điều đó dẫn đến vai trò của Tổng giám đốc bị mờ nhạt, dễ dẫn đến xung đột mất đoàn kết trong nội bộ công ty
Thứ năm, công tác kiểm tra, giám sát tuy chặt chẽ theo các quy định về mặt hình thức, văn bản, nhưng việc kiểm tra thực tế lại lỏng lẻo, do đó trách nhiệm của người quản lý, điều hành là rất nặng nề. Đây là một nhược điểm mà nhiều công ty Việt nam mắc phải, Công ty VFT tuy là công ty có yếu tố nước ngoài, nhưng do một phần là công ty liên doanh, một phần là thị trường tiêu thụ hàng hoá là do bên Việt nam nắm giữ nên qua một thời gian hoạt động nhất định, bên Nhật đã rút dần các chuyên gia nước ngoài về nước, việc kiểm tra giám sát cũng có phần lỏng lẻo hơn. Công tác hạnh toán kế toán mới chỉ dừng lại ở việc phục vụ lập báo cáo tài chính mà chưa tập trung đi sâu vào công tác kế toán phục vụ cho công tác quản trị, vì vậy ý nghĩa của công tác
hạch toán kế toán chưa được nâng cao, dẫn đến công tác quản lý tài chính của Công ty chưa được thực hiện đầy đủ vai trò tự chủ tài chính trong sản xuất kinh doanh.
Những hạn chế trên đây đã hạn chế hiệu quả quản lý tài chính của Công ty, đòi hỏi cơ chế quản lý tài chính của Công ty cần được quan tâm đổi mới để trở thành một Công ty mạnh cả về tiềm lực kinh tế, đa dạng về loại hình kinh doanh, cả về tiềm lực con người, tham gia góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành viễn thông nói riêng và sự phát triển của cả đất nước nói chung.
2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế
Sở dĩ còn những mặt còn hạn chế nêu trên của Công ty VFT là do một số những nguyên nhân chủ yếu sau :
- Các chế độ chính sách của Nhà nước thay đổi không kịp so với tình hình thực tế. Pháp luật và chính sách thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu hình thành khung khổ quản lý DNNN có hiệu quả. Pháp luật về quản lý tài chính DNNN bị phân tán trong nhiều văn bản thuộc nhiều ngành luật khác nhau, trong một số trường hợp đã phát sinh tình trạng thiếu đồng bộ, thậm chí mâu thuẫn về nội dung. Ví dụ như :Việc chuyển đổi các DNNN sang hoạt động theo một môi trường pháp lý bình đẳng với các DN thuộc các thành phần kinh tế khác là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi từ hoạt động theo Luật DNNN 2003 sang hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp 2005, đã bộc lộ lỗ hổng pháp lý điều chỉnh việc quản lý và sử dụng tài sản nhà nước trong các DNNN.
- Mô hình doanh nghiệp của Công ty VFT hiện nay là chưa phù hợp đáp ứng được yêu cầu của thị trường viễn thông ngày càng phát triển như hiện nay. Công ty VFT cần phát triển thành một công ty đa dạng hơn nữa về các lĩnh vực hoạt động. Đa ngành đa lĩnh vực là yếu tố sống còn của các Công ty
trong thời kỳ phát triển và hội nhập sâu rộng của nên kinh tế thị trường. Công ty FUJITSU là tập đoàn mạnh về thiết bị viễn thông, tuy nhiên do sự khác biệt khá lớn về sự phát triển giữa Việt Nam và Nhật bản nên nhiều khi thiết bị của hãng FUJITSU lại không phù hợp với hệ thống mạng viễn thông Việt nam và lại có giá thành khá đắt. Hơn nữa, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khi mà cơ chế đấu thầu đòi hỏi sự công bằng nhiều hơn giữa các công ty cung cấp thiết bị , thì mặc dù VFT là Công ty có vốn đầu tư của Tập đoàn VNPT thì Công ty vẫn phải chịu sự cạnh tranh công bằng như các công ty khác ngoài Tập đoàn. Công ty VFT cần phải tìm kiếm thêm đối tác kinh doanh, góp vốn, hoặc tiến hành liên danh liên kết với các Công ty khác để có thể tìm kiếm thêm các sản phẩm mới phù hợp hơn cả về tính năng kỹ thuật cả về giá thành và như vậy thì mới có hướng để mở rộng sản xuất kinh doanh hơn.
- Trình độ nguồn nhân lực quản lý tài chính của Công ty còn có hạn chế. Đặc điểm của Công ty là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghệ cao nên việc đầu tư vào con người cũng là một việc rất quan trọng. Cán bộ công nhân viên của công ty đa số đều là trẻ , có trình độ đại học, khả năng tiếp cận với cái mới tốt, tuy nhiên, sản phẩm kinh doanh và các dịch vụ đi kèm đều là của nước ngoài, nên phần lớn cán bộ kỹ thuật khi vào công ty đều cần phải đào tạo lại về thiết bị . Mặc dù vậy thì chi phí để cho một cán bộ kỹ thuật ra nước ngoài đào tạo là khá lớn, chi phí cao, bên đối tác là công ty FUJITSU cũng không còn giúp đỡ như ban đầu nên những năm gần đây việc đào tạo chủ yếu đuợc thực hiện qua việc giảng lại của lớp cán bộ chủ chốt ban đầu cho lớp cán bộ trẻ sau này. Việc này cũng phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và nhiệt tình của lớp cán bộ chủ chốt, mà bản thân họ cũng thường xuyên phải được cập nhật đào tạo lại để phù hợp với sự phát triển của thị trường.
- Việc thực hiện quản lý tài chính của Công ty cũng chưa theo kịp được sự thay đổi về mô hình tổ chức quản ly và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một phần của nguyên nhân đó cũng là do các văn bản hướng
dẫn Luật và Nghị định còn chậm, việc thay đổi thường xuyên của các chính sách thuế cũng như một số các điều hành về ngoại tệ cũng gây nhiều vướng mắc không đáng có, làm cho đối tác nước bạn quan ngại khi ra những quyết định rót thêm vốn để đầu tư kinh doanh.
- Mối quan hệ kinh tế giữa Công ty VFT và các công ty bạn hàng , đối tác làm ăn mà chủ yếu là các công ty trực thuộc Tập đoàn VNPT vẫn mang nặng tâm lý cùng là công ty con của Tập đoàn chứ không hoàn toàn dựa vào các hợp đồng ký kết, chính vì vậy hiện tượng vi phạm hợp đồng như chậm tiến hành nghiệm thu công trình, chậm thanh quyết toán hợp đồng thường xuyên diễn ra làm hạn chế đến khả năng quay vòng nguồn vốn kinh doanh của công ty, dẫn đến khả năng thiếu vốn trong kinh doanh. Mà công ty VFT thường xuyên không thể tiến hành việc phạt vi phạm hợp đồng được với khách hàng. Chính vì vậy Công ty VFT cần phải mở rộng , đa dạng hoá sản phẩm và phải tiếp cận với nhiều loại hình khách hàng hơn nữa.
Tóm lại , trong quá trình xây dựng và phát triển kinh doanh, cơ chế quản lý tài chính có một vai trò vô cùng quan trọng, có tác động qua lại xuyên suốt trong cả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty VFT.
Việc trình bày thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Công ty VFT với sự khái quát quá trình hình thành và phát triển cũng như trình bày đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức bộ máy của Công ty VFT giúp cho việc đánh giá rõ nét hơn cơ chế quản lý tài chính hiện tại của Công ty. Công ty VFT là công ty TNHH 2 thành viên trở lên với sự góp vốn của 2 thành viên là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT và Công ty TNHH FUJITSU - Nhật bản. Do vậy ngoài việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính theo các Nghị định và Thông tư của nhà nước , Công ty còn chịu sự quản lý của cả 2 bên thành viên góp vốn về tất cả các mặt huy động, sử dụng vốn, quản lý doanh thu, chi phí, quản lý và phân phối lợi nhuận cho đến việc kiểm tra, kiểm soát toàn bộ
vấn đề tài chính.
Cơ chế tổ chức và quản lý tài chính của Công ty VFT trong thời gian qua cũng đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên thông qua việc nhìn nhận lại quãng thời gian liên doanh đã qua bằng việc đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty rút ra được những kết quả , những ưu nhược điểm còn tồn tại trong cơ chế quản lý tài chính hiện tại. Từ đó thấy được sự cần thiết phải đổi mới cơ chế quản lý tài chính tại Công ty VFT.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH