Xây dựng quy trình quản lý tài chính trong doanh nghiệp liên doanh với nước ngồi ngành Viễn thơng phù hợp với điều kiện thực tế

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông (Trang 90 - 91)

VỚI NƯỚC NGOÀI NGÀNH VIỄN THÔNG

3.2.2. Xây dựng quy trình quản lý tài chính trong doanh nghiệp liên doanh với nước ngồi ngành Viễn thơng phù hợp với điều kiện thực tế

với nước ngồi ngành Viễn thơng phù hợp với điều kiện thực tế

Quản lý tài chính doanh nghiệp là một bộ phận, một khâu của quản lý sản xuất kinh doanh và là khâu quản lý mang tính tổng hợp. Quản lý tài chính được coi là hợp lý, có hiệu quả nếu nó tạo ra được một quy trình quản lý thích hợp, có tác động tích cực tới các q trình sản xuất kinh doanh khác theo các phương hướng đã được lên kế hoạch trong thực tế. Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở doanh nghiệp có liên quan trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh do đó phải được xây dựng sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài chính. Các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngồi ngành viễn thông với đặc điểm chung của ngành viễn thông là thiết bị công nghệ ln có sự thay đổi chính vì vậy kế hoạch phát triển ln phải thay đổi cập nhật cho phù hợp với sự phát triển của ngành. Việc có được kế hoạch tài chính phù hợp với phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó lập các dự án đầu tư, nhu cầu về vốn- vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, vốn đổi mới khoa học và công nghệ, vốn dự phịng.

Khi xây dựng kế hoạch tài chính cũng như việc hoạch định các kế hoạch cụ thể về đầu tư, tài chính, cán bộ làm cơng tác kế hoạch cần nắm vững các quy chế, quy định về công tác kế hoạch và tỷ lệ phân chia doanh thu; quy chế về quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ, …Bản thân doanh nghiệp liên doanh cũng cần xây dựng các quy chế của mình, như quy chế về chất lượng, chỉ tiêu đánh giá chất lượng, quy chế về tiền lương, tiền thưởng, tiền ăn giữa ca…

Gắn với kế hoạch xác định nhu cầu vốn là việc xây dựng kế hoạch huy động các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh.

Nguồn vốn huy động trước hết là vốn nội bộ: vốn trích lập từ lợi nhuận để mở rộng sản xuất kinh doanh, vốn từ các chủ sở hữu kể cả nhà đầu tư nước ngồi. Huy động vốn tín dụng vẫn đóng vai trị quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh là do sự hạn chế của nguồn vốn nội bộ. Nguồn vốn huy động tín dụng có thể từ nhiều nguồn khác nhau, như vốn vay từ trái phiếu chính phủ, ngân sách đầu tư của nhà nước thông qua kế hoạch ngân sách hàng năm do Bộ Tài chính phân bổ; hoặc có thể đến từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Ban lãnh đạo doanh nghiệp cần trực tiếp tham gia việc hoạch định chiến lược huy động vốn,với mục tiêu tính đến nhu cầu vốn, đầu tư phát triển ổn định và bền vững của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông (Trang 90 - 91)