Định hướng hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông (Trang 82)

VỚI NƯỚC NGOÀI NGÀNH VIỄN THÔNG

3.1.2. Định hướng hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông

3.1.2.1Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính phải phù hợp với sự đổi mới mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh

Song song với việc triển khai mô hình đổi mới tổ chức SXKD, cơ cấu lại lao động, mở rộng tối đa ngành nghề kinh doanh nhằm tăng quy mô và hiệu quả SXKD là quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý kinh tế nội bộ phù hợp với mô hình tổ chức mới và điều kiện cạnh tranh, trong đó hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả vốn và tài sản của DN nói chung, cũng như của DNLD có vốn ĐTNN nói riêng .Đây là một vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của VNPT.

Mục tiêu của hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính là: Nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của DN.

Ngoài việc thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ, hoạt động kế toán, thống kê, tài chính sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu phân tích doanh thu, chi phí dịch vụ theo công đoạn, theo bộ phận một cách kịp thời và chính xác. Trong quá trình xây dựng định hướng cho vấn đề này, ban lãnh đạo doanh nghiệp cần đánh giá những thông tin phân tích tài chính, những ý kiến đóng góp từ các thành viên, coi đây là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính, đồng thời điều chỉnh kế hoạch SXKD cho phù hợp với nhu cầu của thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhờ vậy, quy trình quản lý đầu tư được điều chỉnh, bổ sung và ngày càng hoàn thiện từ khâu thiết kế, thực hiện và hoàn thành dự án; rút ngắn thời gian hoàn thiện hồ sơ công trình; các đơn vị thành viên được phân cấp mạnh hơn về mức vốn, quy định rõ về cơ chế ủy quyền, xây dựng một văn bản pháp lý duy nhất nhằm nâng cao trách nhiệm và mở rộng quyền chủ động cho các DN, kể cả DNLD. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp là việc làm cần thiết và cấp bách, góp phần điều hành cách hoạt đọng tài chính của doanh nghiệp được đồng bộ, liên

tục để đạt kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Những định hướng cụ thể về hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả vốn và tài sản của DNLD trong Ngành Bưu chính Viễn thông là:

Thứ nhất: Tận dụng và sử dụng tốt nguồn vốn trong nội bộ, đồng thời tích cực tìm kiếm các nguồn vốn có lãi suất hợp lý để đẩy mạnh đầu tư công nghệ mới, phát triển mạng lưới và dịch vụ; đầu tư xây dựng đi vào vận hành ngay, đi trước một bước so với nhu cầu.

Thư hai: Tăng cường khối lượng đầu tư, đa dạng hóa nguồn vốn, đổi mới mạnh mẽ quy trình đầu tư và công tác quản lý đầu tư; kết hợp đồng bộ giữa mở rộng mạng lưới với tiếp cận công nghệ tiên tiến; gắn chặt đầu tư phát triển mạng với kết quả nghiên cứu thị trường và triển khai cung cấp dịch vụ trong một quy trình đồng bộ, đảm bảo mạng lưới – công nghệ và dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu thị trường, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, có khả năng cạnh tranh cao và tạo niềm tin với khách hàng; sớm xây dựng lộ trình và phân cấp, ủy quyền thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản để các đơn vị thành viên tự chủ cân đối thu chi, nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo kịp thời các nhu cầu về điều tiết, cấp phát ngân vụ, vốn kinh doanh, vốn đầu tư xây dựng.

Thứ ba: Việc huy động các nguồn vốn đi đôi với sử dụng vốn hiệu quả cần đặc biệt quan tâm để bảo đảm chủ động đầu tư phát triển; xác định chính sác nguồn vốn đầu tư, dự báo nguồn vốn bổ xung, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch bảo đảm cơ cấu hợp lý và hiệu quả.

Thứ tư: Các quan hệ tài chính trong DN cần được lành mạnh hóa, tiếp tục xử lý căn bản những tồn tại trong thanh toán nội bộ; đưa công tác quản lý tài chính đi vào nề nếp, ổn định, công khai hóa, chuẩn hóa và tăng cường kỷ cương các hoạt động tài chính của DN.

3.1.2.2 Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp phải phù hợp với luật pháp, chính sách và điều kiện của ngành Viễn thông Việt Nam đồng thời phải phù hợp với thông lệ quốc tế

Đây là một định hướng rất quan trọng. Như ở chương 1, phần nói về kinh nghiệm quản lý tài chính cho thấy, hiện nay nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã cố tình hay vô tình vi phạm nhiều quy định pháp luật của Việt Nam về tài chính,như tìm cách trốn thuế, kéo dài thời hạn nộp thuế, kê khai kinh doanh bị lỗ…Vì vậy, cần phải có định chế hoàn thiện để doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thi hành nghiêm túc các quy định pháp luật về tài chính của Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã có Luật doanh nghiệp với hệ thống các văn bản hướng dẫn kèm theo, nhằm hướng dẫn về cơ cấu tổ chức,về cơ chế quản lý nội bộ, cơ chế tài chính đối với các doanh nghiệp. Dựa trên sự hướng dẫn của các văn bản đó,mọi doanh nghiệp kể cả DNLD xây dựng Điều lệ tổ chức hoạt động cho doanh nghiệp, quy chế quản lý nội bộ,cơ chế quản lý tài chính phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh phù hợp điều kiện của ngành Viễn thông Việt Nam

Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và tham gia ngày càng sâu rộng vào hội nhập và hợp tác quốc tế, trong đó ngành bưu chính viễn thông là ngành sớm đi đầu trong quá trình này. Vì vậy hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp ngành Viễn thông phải phù hợp với thông lệ quốc tế.

Quá trình hội nhập đã mang lại thành quả to lớn của ngành Bưu chính Viễn thông: bỏ lại sau lưng một quá khứ những tổng đài từ thạch, cộng điện, từng nấc, ngang dọc để bước tới những tổng đài vi mạch; biến chuyển thông tin từ hệ tương tự (Analog) sang hệ số hóa(Digital) đã mở ra một xa lộ thông tin vô cùng, kéo không gian vũ trụ lại gần bằng máy điện thoại cầm tay đa

tính năng và nhạy cảm; cách mạng “số hóa” là cuộc cách mạng lớn trong thời kì mở của và đổi mới của đất nước.

Hiện nay, VNPT đã có quan hệ bạn hàng với hơn 300 đối tác là các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh,khai thác, sản xuất công nghiệp, tài chính, tư vấn, bảo hiểm…VNPT đặc biệt chú trọng mở rộng quan hệ hợp tác bên ngoài và đẩy mạnh quá trình đầu tư ra nước ngoài,biến các đối tác thành bạn hàng, từng bước thực hiện bán sản phẩm ra quốc tế. VNPT tham gia hầu hết các tổ chức quốc tế về bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin; khảo sát và đàm phán nhiều dự án mới tại nước ngoài, từng bước tham gia xây dựng và triển khai các đề án quốc tế, các diễn đàn quốc tế về bưu chính viễn thông.

Trong sân chơi chung của thế giới, VNPT và các đơn vị thành viên, kể cả các DNLD cố vốn đầu tư nước ngoài đều phải chấp nhận “luật chơi” quốc tế. Trong “luật chơi” đó, hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính của doanh nghiệp phải tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về yếu tố đầu vào, đầu ra, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO, chấp nhận cạnh tranh thương mại và đầu tư…Chính vì vậy, việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của DNLD trong Ngành Bưu chính Viễn thông phải phù hợp với thông lệ quốc tế.

3.1.2.3. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính phải đảm bảo tính minh bạch, tăng lòng tin giữa các chủ sở hữu đồng thời nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính doanh nghiệp

Hoạt động tài chính doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng chủ yếu là mang tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc huy động, sử dụng vốn và tài sản của mình vào quá trình sản xuất kinh doanh. Tính tự chủ ở đây không có nghĩa là doanh nghiệp muốn làm gì thì làm, mà phải dựa trên khuôn khổ pháp luật và các định chế tài chính hiện hành của Nhà nước Việt Nam.

Mâu thuẫn nội bộ của bất cứ doanh nghiệp nào suy cho cùng đều xuất phát từ lợi ích kinh tế, rõ nhất là từ phân phối lợi ích kinh tế không công bằng và minh bạch. Từ mâu thuẫn nội bộ, tất yếu sẽ dẫn đến tranh chấp nội bộ, gây mất đoàn kết, nghi kỵ lẫn nhau giữa các chủ sở hữu; từ đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả, thiếu động lực phát huy khả năng sáng tạo, không kích thích được người lao động. Nguyên nhân của tình trạng trên chính là do sự thiếu minh bạch, công khai về thông tin. Các DNLD có vốn đầu tư nước ngoài chỉ có thể tồn tại và phát triển được là nhờ vào một yếu tố quan trọng là lòng tin của các nhà đầu tư. Tính minh bạch đóng vai trò then chốt để tạo dựng lòng tin của các nhà đầu tư. Tính minh bạch được xem xét với quan điểm là hành động công bố thông tin đầy đủ của DN.

Việt Nam đã có hai văn bản pháp quy về quy định trách nhiệm công bố thông tin là: “Luật thống kê” và “Luật kế toán”. Theo dự kiến hai luật này sẽ được gộp lại thành “Luật kế toán – thống kê”. Như vậy, trên giác độ pháp lý, nhìn chung cả hai bộ luật đó đều quy định nghĩa vụ, hình thức, nội dung công bố, công khai thông tin đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, trong đó có các công ty cổ phần và các DNLD có vốn ĐTNN.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý các văn bản dưới Luật, xây dựng chế độ công bố thông tin.

Công bố thông tin chính là phương tiện để thể hiện tính minh bạch của DN. Các nguyên tắc để công bố thông tin là:

- Thông tin phải công bố đầy đủ, chính xác;

- Thông tin phải được công bố kịp thời và liên tục;

- Đảm bảo công bằng đối với mọi đối tượng nhận công bố thông tin; - Bộ máy công bố thông tin phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin do mình công bố.

quyền được thông tin đầy đủ và chính xác về kết quả hoạt động tài chính; các mục tiêu kinh doanh; về giao dịch giữa các bên có liên quan, về các nhân tố rủi ro; những vấn đề liên quan đến người lao động và các cổ đông; về cơ cấu và chính sách quản trị tại công ty và tiến trình thực hiện…

Công bố thông tin phải dựa trên nền tảng hệ thống kế toán, kiểm toán với các tiêu chuẩn kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế; các phương tiện công bố thông tin thích hợp và hiệu quả nhất (như qua mạng Internet).

Các thông tin cần phải được công khai hóa là thông tin về tài chính, thông tin về cơ cấu vốn, cơ cấu tài sản, hiệu quả kinh doanh, kết quả thu nhập và phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ, dự báo thị trường và xu thế vận động của các chỉ tiêu tài chính quan trọng trong tương lai. Các thông tin trên phải được tổ chức Kiểm toán độc lập xác nhận.

Việc công bố kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin là cơ sở nâng cao tính minh bạch trong quan hệ tài chính của DN. Từ đó, lòng tin giữa các chủ sở hữu, đặc biệt là với chủ đầu tư nước ngoài sẽ được tăng cường, họ sẽ yên tâm đầu tư lâu dài ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông (Trang 82)