Kinh nghiệm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông (Trang 37 - 40)

1.3.1.1 Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp ở nước ngoài

Cũng như các nước đang phát triển khác trên thế giới, đầu tư trực tiếp nước ngồi nói chung, các DNLD với nước ngồi nói riêng đã và đang tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý tài chính của DNLD với nước ngồi ở một số nước có ý nghĩa thiết thực.

Tập đồn NTT là một tổ hợp gồm 1 cơng ty mẹ và nhiều công ty con. Tập đồn khơng có bộ máy quản lý điều hành riêng, hiện tại Bộ Tài chính Nhật Bản nắm giữ 46% vốn của công ty mẹ. Công ty mẹ thực hiện đầu tư và nắm giữ từ 60-100% vốn ở các công ty con. Các công ty con lại nắm giữ trên 50% vốn của các cơng ty khác. Tập đồn NTT khơng cho phép việc đầu tư ngược từ cơng ty con về cơng ty mẹ. Ngồi ra tập đồn NTT cịn có các cơng ty liên kết. Đó chính là các cơng ty mà tập đồn nắm giữ từ 20-50% vốn. Tuy nhiên mọi quan hệ kinh tế giữa công ty mẹ với công ty con hoặc các công ty liên kết đều thể hiện qua các hợp đồng kinh tế. Việc phân chia lợi nhuận sau thuế của các công ty thành viên tạo ra được thực hiện trên cơ sở tỷ lệ vốn góp. Cơ chế quản lý tài chính trong tập đồn khơng phải bằng mệnh lệnh hành chính của cấp trên với cấp dưới mà bằng mối liên kết tài chính, trong đó tách bạch rõ ràng giữa vốn và tài sản của công ty mẹ với vốn và tài sản của cơng ty con. Đó là điều mà các doanh nghiệp của Việt nam cần tham khảo khi ngày càng phát triển và mở rộng.

Tập đoàn Mobie- Mỹ là một tập đồn kinh doanh đa dạng. Mơ hình quản lý tài chính của tập đồn hoạt động với phạm vi rộng lớn trên khắp thế

giới với hơn 100 công ty con, nhưng điều hành và quản lý tài chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư lại rất tập trung, thống nhất từ công ty mẹ đến các chi nhánh sử dụng nguồn tài chính của cơng ty mẹ một cách có hiệu quả nhất. Sự phân cấp về quyết định tài chính rất rõ ràng về trách nhiệm và thực quyền của mỗi cấp. Chủ tịch tập đoàn được quyết định tới 70 triệu USD, nếu lớn hơn thì phải đưa ra Hội đồng quản trị. Hiện nay số vốn hoạt động của Mobie khoảng 30 tỷ USD. Trong số đó vốn vay chiếm khoảng 25-30% vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn vay rất đa dạng, từ các tổ chức tín dụng như ngân hàng, tài chính , bảo hiểm, từ thị trường chứng khoán và phù hợp với từng thời kỳ và từng dự án. Để phòng ngừa rủi ro Mobie đã thành lập tổ chức nghiên cứu và phòng ngừa rủi ro, sử dụng nhiều cơng cụ tài chính, nhanh nhạy nắm bắt xu hướng, thay đổi lãi suất, tỷ giá hối đối...Điều đó cũng đã giúp cho Mobie phịng trách được nhiều rủi ro trong kinh doanh.

1.3.1.2 Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trong nước

Kinh nghiệm về quản lý chi phí của Cơng ty quản lý bay Việt nam. Chi phí của Cơng ty quản lý bay Việt Nam bao gồm chi phí quản lý khối cơ quan Tổng Công ty, do Văn phịng TCT điều hành, chi phí của các đơn vị thành viên hạch tốn phụ thuộc, chi phí của các đơn vị sự nghiệp. Đây là các loại chi phí liên quan đến sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích và sản xuất kinh doanh ngồi cơng ích, bao gồm chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động khác.

- Chi phí hoạt động kinh doanh gồm các yếu tố :

+ Nguyên, nhiên, vật liệu, tiền lương, tiền ăn ca và các khoản phụ cấp có tính chất lương, các khoản trích nộp theo lương như Bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn, khấu hao TSCĐ, chi phí nghiên cứu khoa học cải tiến kỹ thuật, chi phí đào tạo, chi phí chuyển giao cơng nghệ, các khoản dịch vụ th ngồi và các khoản chi phí bằng tiền khác.

quảng cáo, khuyến mại….

+ Chi phi bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

- Chi phí hoạt động tài chính, bao gồm chi phí thực hiện mua bán trái phiếu, cổ phiếu, khấu hao TSCĐ cho thuê, chi phí hoạt động liên doanh, liên kết, chi phí chiết khấu thanh tốn, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ…, Tổng cơng ty hạch tốn chi tiết cho các khoản chi phát sinh thực tế cho từng hoạt động tài chính.

- Chi phí hoạt động khác. Các khoản chi phải đảm bảo đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ theo các quy định của pháp luật.

Tổng công ty tổ chức xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật( như định mức tiêu hao vật liệu, nhiên liệu, điện năng, định mức về lao động…) phù hợp với đặc điểm kinh tế- kỹ thuật, ngành nghề kinh doanh, mơ hình tổ chức quản lý, trình độ trang thiết bị của TCT. Định mức này được Hội đồng thành viên phê duyệt để TCT thực hiện. Các định mức phải được phổ biến đến người thực hiện, công bố công khai cho người lao động trong TCT biết để thực hiện , kiểm tra và giám sát. Các định mức về tiền lương, tiền cơng và các khoản phụ cấp có tính chất lương trả cho người lao động, phải có sự chấp thuận của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội. Khi mức tiêu hao thực tế thấp hơn định mức nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm thì thực hiện được thưởng. Tổng giám đốc quyết định mức thưởng theo quy chế trả thưởng của TCT.

Công ty TNHH Sản xuất thiết bị Viễn thông là doanh nghiệp liên doanh giữa Công ty Nokia Siemens Network và Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam. Hoạt động chính của Cơng ty là sản xuất và lắp ráp tổng đài EWSDs và cung cấp dịch vụ kỹ thuật liên quan đến các sản phẩm của Cơng ty. Cơng ty có số vốn góp ban đầu là 4.500.000 USD được góp bởi hai thành viên góp vốn nêu trên với tỷ lệ là Tập đồn Bưu chính Viễn thơng VIệt nam góp 40% tương đương với 1.800.000 USD và bên Nokia góp 60% tương đương với 2.700.000 USD. Với tỉ lệ góp vốn là 60% bên Công ty Nokia được

phép vừa là Chủ tịch Hội đồng thành viên vừa là Tổng giám đốc Công ty. Lợi nhuận của Công ty sẽ được xác định và phân chia dựa trên cơ sở hệ thống kế toán Việt Nam, cơng ty được phép sử dụng đơn vị kế tốn bằng tiền USD. Việc phân chia lợi nhuận cũng được phân phối theo tỷ lệ vốn góp tương ứng. Tuy vậy việc ghi nhận trong báo cáo tài chính với đơn vị tiền tệ là đồng đơ la Mỹ làm cho chi phí tài chính sẽ tăng cao khi đồng Việt Nam bị mất giá. Năm 2006 chi phí tài chính của doanh nghiệp là 136.627 USD, năm 2007 là 192.114 USD thì năm 2008 là 931.280 USD. Điều đó cộng với một số nguyên nhân khác dẫn tới việc tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty ngày càng giảm như năm 2006 là 17%, năm 2007 là 13% , năm 2008 là 7% ( trích dẫn từ báo cáo tài chính đã kiểm tốn của Cơng ty TNHH Sản xuất thiết bị Viễn thông năm 2006,2007,2008). Đây cũng là một trong những kinh nghiệm cần rút ra cho các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngồi ngành viễn thơng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông (Trang 37 - 40)