Những căn cứ đề xuất phương hướng

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông (Trang 75)

VỚI NƯỚC NGOÀI NGÀNH VIỄN THÔNG

3.1.1. Những căn cứ đề xuất phương hướng

doanh với nước ngoài

Hiện nay, kinh tế Thế giới nói chung chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. Nhiều Quốc gia còn đang gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề nợ công…. Ở Việt Nam, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp vĩ mô kịp thời để bảo đảm ổn định nền kinh tế. Nhờ vậy, trong những năm khủng hoảng đó, ngành Viễn thông Việt Nam vẫn có những bước phát triển, góp phần không nhỏ đưa nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Từ đó, có thể tin tưởng và hy vọng ngành Viễn thông Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển.

Xu hướng và triển vọng phát triển của ngành Viễn thông Việt Nam trong thời gian tới có thể khái quát:

Một là: Ngành Bưu chính viễn thông chuyển từ chiến lược Tăng Tốc sang chiến lược mới là Hội Nhập và Phát Triển với nội dung chủ yếu là: Phát huy nội lực, mở cửa thị trường, xóa bỏ độc quyền Nhà nước, tạo môi trường cạnh tranh hợp tác trong nước để mở cửa thị trường quốc tế, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại.

Hai là: Sự nghiệp CNH – HĐH nền kinh tế quốc dân đang diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu phát triển thông tin mang tính xã hội hóa sâu rộng, xã hội thông tin đang dần định hình….tạo ra nhiều vận hội lớn cho sự phát triển của các DN kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính viễn thông.

Nhu cầu phát triển thông tin mang tính xã hội hóa cao tạo ra môi trường cạnh tranh lớn và nhiều động lực để toàn Ngành và VNPT không ngừng đổi mới, phát triển trên các phương diện để giữ vững vị thế chủ lực trên thị trường Viễn thông Việt Nam. Bởi lẽ trong môi trường thị trường bưu chính viễn thông ngày càng xã hội hóa cao, cạnh tranh quyết liệt sẽ tạo ra áp lực buộc các đơn vị thành viên của VNPT phải tìm tòi phát huy cao nhất thế

mạnh, chủ động, sáng tạo trong SXKD. Đồng thời chính cơ chế mới và thị trường rộng mở tạo điều kiện cho VNPT kiểm chứng và nhận diện những hạn chế ủa từng đơn vị, bộ phận để có biện pháp khắc phục tạo thế và lực mới trong hội nhập, cạnh tranh và phát triển.

Ba là: Bước chuyển mạnh mẽ của quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, sắp xếp lại bộ máy tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp đã tạo ra những cơ hội, động lực lớn để ngành Bưu chính viễn thông phát huy cao nhất sự độc lập tự chủ, sáng tạo trong SXKD.

Bốn là: Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế quốc tế mang lại nhiều cơ hội to lớn để hội nhập, phát triển với thị trường bưu chính, viễn thông của khu vực và trên thế giới.

Trong xu thế toàn cầu hóa, nhu cầu thông tin sẽ gia tăng vô cùng mạnh mẽ với ngày càng nhiều các cấp độ kéo theo sự xuất hiện của nhiều loại thị trường dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin. Mạng thông tin được kết nối toàn cầu, cùng với đó là sự mở rộng đến tối đa về không gian dịch vụ mà mạng lưới và dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin tại Việt Nam là một bộ phận cũng được “kết nối” ngày càng chặt chẽ và đồng bộ. Sự lan tỏa của các kỹ thuật, công nghệ mới nhanh hơn, rộng hơn và mạnh hơn. Đây là cơ hội to lớn để các doanh nghiệp bưu chính viễn thông hội nhập và phát triển. Tăng cường hội nhập quốc tế còn mang lại nhiều cơ hội cho bưu chính viễn thông hợp tác với các đối tác, doanh nghiệp nước ngoài trong khai thác vốn, trao đổi, học tập các kinh nghiệm, phương thức quản lý phù hợp, hiện đại.

Năm là: Sự định hình cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng dẫn đến cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường bưu chính viễn thông.

Trong môi trường cạnh tranh, các doanh nghi bưu chính viễn thông phải chấp nhận những “luật chơi” quốc tế bình đẳng, sự độc quyền vốn mang

lại ưu thế vượt trội cho các doanh nghiệp Nhà nước của ngành bưu chính viễn thông từng bước đã bị phá vỡ. Thị trường bưu chính viễn thông đã thực sự trở nên sôi động và quyết liệt, VNPT phải đối diện với cuộc cạnh tranh giành thị phần gay gắt. Cạnh tranh không chỉ dừng lại đối với các loại dịch vụ truyền thống, mà cả dịch vụ mới. Các phương thức cạnh tranh cũng vô cùng đa dạng như: cạnh tranh bằng giá cước dịch vụ và các chương trình khuyến mại, siêu khuyến mại, các chương trình truyền thông, khuếch trương dịch vụ, chào bán dịch vụ tại nhà, đưa ra những gói cước hấp dẫn…

Trong cuộc cạnh tranh giành thị phần sẽ dẫn tới những thay đổi:

- Các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng sẽ chỉ còn ít hơn.

Xu hướng này là kết quả tất yếu của xu hướng hợp nhất giữa các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng. Dự báo đến năm 2020 số lượng nhà cung cấp cơ sở hạ tầng chỉ còn lại một số nhà cung cấp chính. Tuy nhiên, sẽ có một nhóm thứ hai các nhà cung cấp sản phẩm phần cứng và cùng với đó là suất hiện nhiều hơn các nhà thầu phụ - những người làm việc như là một đối tác với các nhà cung cấp chính. Mặc dù số lượng nhà cung cấp cơ sở hạ tầng sẽ ít đi, nhưng quy mô của các doanh nghiệp đó sẽ lớn hơn; số lượng các nhà thầu phụ sẽ nhiều hơn và sẽ có vai trò lớn trong sự phát triển chung của Ngành Bưu chính Viễn thông…. Từ xu hướng đó đặt ra cho các nhà quản lý sẽ có nhiều việc phải làm và việc phát hành thêm nhiều giấy phép tại một số thị trường có thể được thực hiện như một biện pháp để tăng nguồn thu cho ngân sách.

- Sẽ có sự thay đổi tại các vị trí dẫn đầu của các nhà khai thác.

Xu hướng này đã diễn ra trên Thế giới trong những năm gần đây. Ví dụ năm 2010 Orascom, Zain, MTS, MTN, Bharti và China Mobile sẽ trở thành những nhà khai thác hàng đầu và sẽ cung cấp dịch vụ trên nhiều vùng khác ngoài vùng truyền thống mà họ đã cung cấp từ đầu. Ở Việt Nam, Viettel đã trở thành một trong những nhà cung cấp mạng hàng đầu…

- Thị phần Smartphone ngày càng lớn.

Bằng việc giảm giá thành và sản xuất những Smartphone tầm trung, dòng điện thoại này đã có sự phát triển mạnh mẽ trong hai năm gần đây. Mức tăng trưởng gấp vài lần so với mức tăng trưởng chung của thị trường thiết bị đầu cuối. Thị phần smartphone có xu hướng ngày càng tăng. Cùng với việc triển khai các mạng di động thế hệ kế tiếp hỗ trợ các dịch vụ dữ liệu tốc độ cao càng tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của thị trường này. Theo một thống kê được tiến hành gần đây cho thấy, lưu lượng dữ liệu tạo ra từ smartphone hiện chiếm khoảng 65% tổng lưu lượng dữ liệu trên mạng di động (từ điện thoại). Mức lưu lượng sử dụng trung bình hàng tháng của người dùng hiện tại vào khoảng 85 MB/tháng, và dự báo sẽ tăng tử 5-6 lần vào năm 2015. Kéo theo đó, xu hướng truy nhập mạng di động ngày càng trở nên thịnh hành và có xu hướng “vượt mặt” cả máy tính . Không chỉ từ smartphone, các điện thoại thông thường cũng được tích hợp chức năng này và trở thành phương tiện truy nhập chủ yếu của người dùng tại các quốc gia nghèo – nơi việc trang bị một máy tính cá nhân còn nằm ngoài tầm với.

Tóm lại, xu thế phát triển chung của bưu chính viễn thông Việt Nam luôn bám sát sự phát triển của viễn thông thế giới. Mặc dù vậy, sẽ có một số đặc thù riêng của một nước có nền kinh tế đang phát triển, đặc điểm về dân số và tập quán, nhu cầu về các dịch vụ bưu chính viễn thông.

3.1.1.2..Sự phát triển thị trường Viễn thông Việt Nam

Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, gắn với yêu cầu thực tiễn, ngày 18/10/2001 Chính phủ ra Quyết định số 158/QĐ-TTg về phê duyệt “Chiến lược phát triển Bưu chính Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Chiến lược xác định những định hướng lớn cho sự phát triển của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong những

năm đầu của thế kỷ XXI là: Hội nhập và phát triển. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là:

Phát huy tối đa nội lực, tiếp tục đổi mới công nghệ, mở rộng năng lực mạng lưới, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, hạ giá thành và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo môi tường cạnh tranh sâu rộng trong nước, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.

Chiến lược xác định rõ phương hướng cho quá trình hội nhập và phát triển là: Tiếp cận công nghệ mới và chuyển giao công nghệ; tiếp cận nguồn vốn và phát huy hiệu quả đầu tư; tiếp cận công nghệ tiên tiến về quản lý và nâng cao trình độ quản lý, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tạo ra công cụ hỗ trợ và bảo vệ lợi ích của Ngành và của quốc gia, đảm bảo phát triển bền vững và vươn ra thị trường thế giới, đồng thời tăng cường uy tín của Ngành trong khu vực và quốc tế; tăng cường công tác tiêu chuẩn hóa, nâng cao chất lượng mạng lưới và dịch vụ.

Trên cơ sở chiến lược phát triển của Ngành, Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam đã xây dựng mục tiêu tổng quát của chiến lược là:

Tập trung mọi nguồn lực tiếp tục đổi mới hoạt động, duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững; dịch chuyển cơ cấu sản xuất – kinh doanh và đầu tư, cơ cấu lao động theo hướng trở thành một tập đoàn kinh tế - kỹ thuật chủ đạo; xây dựng một cơ sở hạ tầng thông tin mạnh, kinh doanh đa ngành, trong đó bưu chính, viễn thông là lĩnh vực kinh doanh chính, phát triển nhanh, bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng VNPT trở thành một Tập đoàn có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, có năng lực cạnh tranh và hội nhập hiệu quả trên thị trường bưu chính, viễn thông quốc tế, góp phần giữ vững và bảo vệ an ninh chính trị, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

chính viễn thông Việt Nam là Tập đoàn kinh tế chủ lực quốc gia trong việc phát triển hạ tầng, cung cấp các dịch vụ và các giải pháp hội tụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đảm bảo thông tin thông suốt phục vụ các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Xây dựng mạng lưới bưu chính tối ưu, hiện đại, hiệu quả, thực hiện tốt nhiệm vụ công ích Nhà nước giao và tách ra hoạt động độc lập với VNPT. Xây dựng và phát triển hạ tầng VT-CNTT rộng khắp, công nghệ hiện đại, chất lượng cao; đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài; giữ vững vị trí số một trong cung cấp các dịch vụ VT-CNTT trên thị trường Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam sớm trở thành quốc gia mạnh về viễn thông và CNTT (vào năm 2015).

Cụ thể về các chỉ tiêu tài chính – kinh tế chủ yếu như sau:

- Tổng doanh thu phát sinh giai đoạn 2011 – 2015: 1.000.690 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 22,22 %/năm, trong đó:

+ Doanh thu Bưu chính (Tổng Công ty Bưu chính): 54.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 15,26 %/năm.

+ Doanh thu dịch vụ VT-CNTT (không bao gồm hoạt động kinh doanh quốc tế): 755.530 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 20,86 %/năm.

+ Hoạt động kinh doanh quốc tế: 30.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 100 %/năm.

+ Hoạt động đầu tư vốn ra ngoài Doanh nghiệp: 75.580 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 21,97 %/năm.

+ Hoạt động kinh doanh thương mại: 72.470 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 19,91 %/năm.

- Tổng lợi nhuận 5 năm: 68.970 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 8,32 %/năm.

- Tổng nộp ngân sách 5 năm: 46.680 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 %/năm.

băng rộng (Mega VNN + FTTx).

3.1.1.3. Sự đổi mới văn bản pháp lý liên quan đến cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của các DNLD với nước ngoài ngành viễn thông Việt Nam, trước hết phải kể tới nhân tố Luật pháp và các chính sách của Nhà nước Việt Nam. Bởi vì những Luật pháp và chính sách đó quy định về hình thức pháp lý tổ chức DNLD, ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý tài chính của DN, như phương thức hình thành và huy động vốn, phương thức quản lý doanh thu, chi phí và phương thức quản lý và phân phối lợi nhuận….

Liên quan đến vấn đề này đối với các DNLD ngành Bưu chính viễn thông, ngoài các Luật về thuế với các chính sách thuế ưu đãi đối với các DN có vốn ĐTNN, về Luật Ngân hàng, về Luật Hải quan, về Luật Đất đai với chính sách thuế sử dụng đất đai của các DNLD, những quy định mới về chính sách thuế, chính sách tín dụng và lãi suất hiện hành… còn phải phải kể đến: Luật Công nghệ Thông, Luật Công nghệ cao , Luật Viễn thông , Luật Tần số vô tuyến điện và Pháp lệnh Bưu chính viễn thông có nhiều quy định mới, nhằm phát huy nội lực, đánh thức các tiền năng và thúc đẩy cạnh tranh, tạo ra một khung pháp lý hoàn chỉnh hơn cho môi trường kinh doanh Bưu chính viễn thông ở Việt Nam, thúc đẩy quá trình hội nhập và phát triển của Ngành. Pháp lệnh ra đời là cơ sở pháp lý bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động Bưu chính viễn thông. Trên cơ sở đó tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các Doanh nghiệp Việt Nam phát triển và hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông (Trang 75)