Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT-FUJITSU

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông (Trang 44)

VNPT – FUJITSU

2.1.1Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT-FUJITSU

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT-FUJITSU viễn thông VNPT-FUJITSU

Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT – FUJITSU, tên giao dịch là VNPT – FUJITSU TELECOMMUNICATION SYSTEMS LIMITED, tên viết tắt là VFT được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư số:1878/GP, ký tại Hà Nội ngày 04/05/1997 và quyết định chuẩn y việc điều chỉnh theo giấy phép số 1787/GPĐC1 ký ngày 19/12/1998; sau đó đã được UBND tỉnh Hà Tây cấp giấy chứng nhận đầu tư theo số: 1878/GPĐC2-HT ký ngày 07/09/2006. Sau khi Hà Tây được sát nhập vào Hà Nội ,UBND thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đầu tư số: 011022000211, chứng nhận lần đầu ngày 23/02/2009, giấy chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 14/12/2010.

Công ty VFT là DNLD của Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, nay là Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam với bên nước ngoài là FUJITSU LIMITED Nhật Bản. VFT là DNLD có mục tiêu dự án là: sản xuất, lắp đặt, bảo dưỡng các hệ thống truyền dẫn cáp quang SDH, PDH 34 Mbps, các hệ thống mạch vòng tiếp cận thuê bao DLC, các hệ thống thông tin vô tuyến Viba SDH, các hệ thống quản lý mạng truyền dẫn SDH và các hệ thống viễn thông khác.

VNPT và FUJITSU LIMITED Nhật Bản ký kết hợp đồng đã thỏa thuận thành lập Công ty liên doanh theo luật pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo hợp đồng ký kết, ngành nghề kinh doanh chính của VFT là:

- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính và viễn thông;

- Tiến hành khảo sát, thiết kế xây dựng các dự án bưu chính và viễn thông;

- Nhập khẩu, xuất khẩu và cung cấp nguyên vật liệu và thiết bị cho bưu chính và viễn thông;

- Tư vấn trong lĩnh vực bưu chính và viễn thông. Quy mô của dự án là:

- Các hệ thống truyền dẫn quang: 2.000 hệ thống/năm;

- Các hệ thống thông tin vô tuyến Viba: 500 hệ thống/năm;

- Các hệ thống viễn thông khác: 1.000 hệ thống/năm.

Tổng vốn đầu tư: 12.000.000 USD (mười hai triệu đô la Mỹ). Trong tổng vốn đầu tư của Công ty gồm có 6.000.000 USD là vốn pháp định do các bên đóng góp, 6.000.000 USD là vốn vay từ các nguồn vốn khác.

Trong tổng vốn đầu tư ,dự tính vốn cố định là: 10.200.000 USD và 1.800.000 USD là vốn lưu động.

“Tỷ lệ quyền lợi” tương ứng của các bên trong Công ty cho tất cả các mục đích sẽ là tỷ lệ đóng góp vốn pháp định. Tỷ lệ quyền lợi có thể điều chỉnh theo từng lúc phù hợp với hợp đồng liên doanh.

*Các khoản vay:

Phần chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư trên vốn pháp định, và các khoản vốn vay bổ sung cần thiết cho Công ty, kể cả các khoản vay cần thiết để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho Công ty, sẽ được Công ty tìm kiếm thông qua các khoản vay từ các nguồn vốn khác được hội đồng chấp thuận, theo các điều kiện và điều khoản như được hội đồng phê chuẩn. Công ty sẽ có trách nhiệm hoàn trả nợ gốc và lãi đối với mọi khoản vay của Công ty. Trong trường hợp bất cứ bên cho vay nào yêu cầu có sự bảo đảm, nếu pháp luật Việt Nam cho phép, các bên sẽ yêu cầu Công ty thế chấp hoặc gánh chịu các nghĩa vụ pháp lý bằng tài sản của Công ty với người thụ hưởng là bên cho vay.

Nếu có yêu cầu, theo các điều khoản để đảm bảo bất kỳ khoản vay hoặc khoản tài trợ dự án nào, Công ty có thể chuyển nhượng cho bên cho vay hoặc

nhà tài trợ dự án tương ứng quyền nhận bất kỳ khoản thu nhập sau thuế nào của Công ty từ các hoạt động kinh doanh của mình, kể cả cho mục đích thực hiện các nghĩa vụ pháp lý trên bất kỳ tài khoản ngân hàng nào của Công ty phù hợp với Pháp luật Việt Nam.

Nếu theo các đều kiện bảo đảm cho bất cứ một khoản vay hoặc khoản tài trợ dự án nào, bên cho vay yêu cầu các bên cung cấp các bảo lãnh hoặc bảo đảm khác xem như một hình thức bảo đảm duy nhất, và trừ khi được các bên đồng ý khác đi. Các bên sẽ cung cấp các bảo lãnh hoặc bảo đảm đó vì lợi ích của các bên cho vay theo tỷ lệ quyền lợi tương ứng của mình trong Công ty tới hạn mức đóng góp thực tế hay dự định tương ứng của mình trong vốn pháp định của Công ty.

Trong trường hợp có thay đổi nào trong Tỷ lệ quyền lợi của các bên trong Công ty, thì phần tương ứng theo tỷ lệ của mỗi bên với bất kỳ bảo lãnh hoặc bảo đảm bắt buộc nào nếu có sẽ được điều chỉnh để phản ánh thay đổi đó trong Tỷ lệ quyền lợi.

Tăng tổng vốn đầu tư.

Trong quá trình hoạt động của Công ty, nếu việc tăng tổng vốn đầu tư trở nên cần thiết kể cả cho việc mở rộng sản xuất, thì vốn pháp định và/hoặc vốn vay sẽ được tăng thêm với số lượng các bên thống nhất thỏa thuận dựa trên sự thảo luận của các bên. Các bên sẽ có trách nhiệm đóng góp cho việc tăng thêm vốn pháp định theo tỷ lệ quyền lợi tương ứng của họ trong Công ty hoặc theo quyền lợi do các bên thỏa thuận và các bên sẽ yêu cầu các thành viên của họ trong Hội đồng quản trị bỏ phiếu để thực hiện bất kỳ sự tăng thêm nào trong vốn pháp định và trong Tổng vốn đầu tư của Công ty .

VNPT giữ quyền tăng tỷ lệ quyền lợi của mình bằng cách góp thêm vào vốn pháp định sau 5 năm kể từ ngày cấp Giấy phép Đầu tư, miễn là bất kỳ sự tăng thêm Tỷ lệ quyền lợi nào của VNPT đều sẽ dựa trên giá trị thị trường của

Công ty do các bên thỏa thuận.

Các bên thỏa thuận tăng vốn pháp định khi Hội đồng Quản trị nhất trí phê chuẩn bằng cách tái đầu tư lợi nhuận của Công ty hoặc đề xuất các bên đóng góp bổ sung vào vốn pháp định khi được sự phê chuẩn của MPI.

Theo Giâý chứng nhận đầu tư, thời hạn thực hiện dự án là 15 năm kể từ ngày 05/04/1997. Cho đến nay, VFT đã triển khai dự án được 14 năm, như vậy sắp hết thời hạn đầu tư. Hiện nay, VFT vẫn tiếp tục hoạt động bình thường và đã có kế hoạch xin cấp phép gia hạn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông (Trang 44)