Bài học rút ra cho việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông (Trang 40)

nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông

Thứ nhất, xây dựng chiến lược phát triển lâu dài tạo điều kiện cho các doanh nghiệp với nước ngoài có phương thức huy động và đầu tư vốn.

Để thực hiện được điều này cần phải đảm bảo một số điều kiện sau: (i) phải có một ban lãnh đạo phía Việt Nam đủ “tầm” (về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, mối quan hệ tốt và có uy tín cá nhân trong nội bộ cũng như bên ngoài,…) để có thể tạo nên sự yên tâm đầu tư từ phía nhà ĐTNN và vào sau đó là khuyến khích nhà ĐTNN làm ăn lâu dài và sẵn sàng bỏ vốn vào Việt Nam đầu tư tiếp; (ii) Có cơ sở hạ tầng đủ điều kiện đảm bảo và tạo sức hút đối với nhà ĐTNN (mặt bằng nhà xưởng, tuyển dụng nhân sự đặc biệt những vị trí quan trọng, đào tạo công nhân…); (iii) Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đời sống riêng tư của các nhà ĐTNN, giúp họ xâm nhập, thích ứng với phong tục người Hà Nội. Cho đến thời điểm hiện nay, điều đáng mừng là bên cạnh

sự phát triển của công ty, hai chủ doanh nghiệp nước ngoài ở hai công ty thành viên đã lập gia đình tại Việt Nam. Đối với họ, hiện Việt Nam đã là quê hương thứ hai – Đây là một cơ sở tương đối vững chắc cho sự phát triển của liên doanh trong tương lai.

Thứ hai, xây dựng mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng quyền lợi của các bên trong doanh nghiệp từ Ban lãnh đạo đến đội ngũ CBCNV trong doanh nghiệp qua đó để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Về vấn đề này, trong doanh nghiệp đã thực hiện theo phương châm: tạo điều kiện giúp đỡ nhà ĐTNN hiểu hơn về phong tục tập quán Việt Nam; quản lý lao động Việt Nam về vấn đề tuyển dụng và đào tạo lao động; tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, cũng như những bức xúc của công nhân lao động… (bởi vì tuyệt đại đa số lao động trong liên doanh là người Việt Nam); tìm hiểu và vận dụng tốt pháp luật Việt Nam vào thực tiễn quá trình sản xuất kinh doanh;…

Cuối cùng, lợi ích của người lao động trong liên doanh được coi là lợi ích cơ bản. Khi giải quyết vấn đề mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế trong doanh nghiệp, lợi ích của người lao động luôn được lấy làm trung tâm để xem xét. Nhà ĐTNN ở đây nhận thức được rằng, một khi người lao động được cam kết và được đảm bảo thực hiện những lợi ích, quyền lợi hợp pháp, chính đáng của họ thì họ sẽ yên tâm làm việc, từ đó mới có thể phát triển sản xuất và cuối cùng họ mới có thể thu được lợi nhuận ngày càng nhiều.

Bên cạnh thành công của Liên doanh 19/5, một số DNLD khác đang hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ta còn kém hiệu quả như: Dự án đầu tư không sát với nhu cầu thị trường, quản lý chi phí, giá cả nhiều bất cập dẫn tới nhiều khoản chi phí bất hợp lý quá cao; vi phạm chính sách thuế của Nhà nước Việt Nam… Qua nghiên cứu thực trạng nhiều DNLD, có thể rút ra một số bài học về quản lý tài chính như sau:

Thứ ba, tăng cường quản lý chi phí sản xuất, giá cả

động tác nghiệp gây nên những thiệt hại mặt lợi ích trước hết cho bên Việt Nam tham gia liên doanh, sau nữa là giảm mức đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Cũng như hoạt động cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của một số DNLD xảy ra tình trạng phía Việt Nam không quản lý được giá bán trên thị trường, không nắm được bạn hàng, nên hoạt động tiêu thụ để cho nước ngoài kiểm soát. Bởi vậy, họ có thể mặc nhiên ấn định mức giá trên sổ sách, kiểm soát mức giá bán thực tế từ đó ấn định mức doanh thu, lợi nhuận. Trên thực tế đã xảy ra những trường hợp đối tác nước ngoài lợi dụng những kẽ hở này phá giá đầu ra, nâng giá đầu vào để rút lợi nhuận.

Một nguyên nhân nữa cũng phải kể đến là phía Việt Nam trong liên doanh chưa thực sự nghiêm túc trong nhiều hoạt động của doanh nghiệp, đáng chú ý là chưa có sự tham gia kiểm soát và đánh giá quá trình tiêu thụ hàng hóa, từ việc ký kết hợp đồng đến tổ chức giao nhận. Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa doanh nghiệp với các cơ quan chức năng như Hải quan, Quản lý thị trường, Cơ quan thuế, các phòng Thương mại trong giám sát hoạt động này thiều chặt chẽ.

Đồng thời, việc tiến hành thẩm định và giám sát chặt chẽ chi phí trong hợp đồng ký kết với đối tác nước ngoài cũng chưa được chặt chẽ, đúng pháp luật. Trong thời gian vừa qua, có nhiều hợp đồng liên doanh được ký kết sau khi thẩm định có sự thẩm định phải điều chỉnh lại. Có những hợp đồng sau khi đàm phán bên đối tác nước ngoài phải chấp nhận cắt giảm 50%, thậm chí có hợp đồng chỉ còn 20% chi phí so với thỏa thuận ban đầu. Có thể liệt kê khá nhiều hợp đồng chuyển giao công nghệ dạng này như: hợp đồng của Mezcedes – Benz đòi hói chi phí 42 triệu USD sau khi đàm phán giảm xuống còn 9,6 triệu USD, hợp đồng của Mitsubishi Motor Corporation trong liên doanh sản xuất Ngôi sao đòi chi phí 61 triệu USD, thực tế chỉ có 4,4 triệu USD. Với những con số quá chênh lệch như thế, nếu chúng ta làm tốt công tác thẩm định chi phí, hiệu quả của doanh nghiệp sẽ được cải thiện rất nhiều.

Trong một số DNLD, các khoản chi phí bất hợp lý là quá cao. Công ty liên doanh ABB, tiền lương trả cho người lao động là phù hợp, nhưng chi phí nhân công phụ thêm mà công ty dùng để chi trả tiền phụ cấp thuê nhà cho người nước ngoài từ năm 1995 – 1998 đã là 9 tỷ 862 triệu đồng. Trong khi sản xuất thua lỗ, thì lương của cán bộ quản lý vẫn tăng, có trường hợp 6 triệu đồng/tháng tăng lên 22,5 triệu đồng/tháng. Trợ cấp về hưu theo quy định công ty lập một quỹ là 150.000 USD, nhưng công ty đã chi trả tới 577.151 USD và cùng với khoản dự phòng mất việc làm đến ngày32/12/1998 là 2 tỷ 592 triệu đồng đã được công ty hạch toán vào giá thành. Với tình trạng phát sinh nhiều khoản chi phí bất hợp lý như vậy, tình hình tài chính của công ty rơi vào tình trạng tồi tệ là điều dễ hiểu.

Bởi vậy, liên quan đến hoạt động quản lý chi phí sản xuất của DNLD có tình trạng không có những quy định rõ ràng về đối tượng quảng cáo, nội dung và chi phí dành cho quảng cáo. Đây cũng là một nguyên nhân khiến doanh nghiệp phải chấp nhận những khoản chi phí vô lý dẫn đến hiện tượng làm ăn thua lỗ kéo dài mà hậu quả tất yếu là phá sản hoặc chuyển sang loại hình doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Thứ tư, về tổ chức thực hiện quản lý tài chính: Quy trách nhiệm cá nhân các cấp quản lý trong hoạt động điều hành. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý, tính kỷ luật của cán bộ cnv. Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực trẻ.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w