Sự cần thiết hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoà

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông (Trang 33)

vi trong nước mà còn cần phải xem xét đánh giá môi trường kinh tế tài chính trong khu vực và trên thế giới. Như là phải xem xét đến cả tình hình của đối tác liên doanh góp vốn cũng như của cả các chính sách cụ thể của đất nước đối tác, nắm bắt được những cơ hội, vượt qua thách thức khó khăn để có thể có những thay đổi trong quản lý tài chính cho phù hợp với tình hình nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.

1.2.4 Sự cần thiết hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài liên doanh với nước ngoài

Tài chính của doanh nghiệp nói chung và của DNLD với nước ngoài nói riêng luôn giữ vai trò quan trọng đối với tất cả các hoạt động của doanh

nghiệp. Do vậy, nếu có một cơ chế quản lý tài chính hoàn thiện thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng thu được hiệu quả cao. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, cơ chế thị trường đang được hình thành. Hơn thế nữa hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài càng được phát triển, vì thế các DNLD có vốn ĐTNN tất yếu phải có một cơ chế quản lý tài chính hoàn thiện. Đây là một đòi hỏi tất yếu khách quan. Đòi hỏi tất yếu khách quan này dược xuất phát từ những yêu cầu sau:

Thứ nhất, do yêu cầu phát triển bền vững sản xuất kinh doanh của DNLD với nước ngoài..

Nếu như các nhà quản lý đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn, huy động vốn kịp thời, đầy đủ; lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp sẽ giảm bớt được chi phí sử dụng vốn, từ đó sẽ góp phần tăng lợi nhuận; có biện pháp huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tránh được thiệt hại do ứ đọng vốn, tăng vòng quay tài sản, giảm được số vốn vay từ đó giảm được tiền trả lãi…. Trên cơ sở đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của DNLD được phát triển bền vững.

Thứ hai, do yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của DNLD với nước ngoài..

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, vai trò của tài chính ngày càng trở nên quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ có doanh nghiệp nào có nền tài chính ổn định và mạnh mới có thể tồn tại và thắng thế trong cạnh tranh. Trong thị trường tài chính, các công cụ tài chính để huy động vốn ngày càng phong phú và đa dạng. Chính vì vậy, các quyết định huy động vốn, quyết định đầu tư của nhà quản lý ảnh hưởng ngày càng lớn đền tình hình hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải nắm bắt tốt các công cụ tài chính phù hợp, qua đó có thể kiểm soát và chỉ đạo các hoạt động của doanh nghiệp, từ đó phát hiện nhanh chóng những tồn tại và những tiềm năng cần được khai thác

để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thứ ba, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của DNLD với nước ngoài để phù hợp với các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà nước ta tham gia và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới , làm nổi bật hàng lọat biến đổi có quan hệ lẫn nhau mà từ đó phát sinh hàng loạt điều kiện mới. Toàn cầu hóa là kết quả của cách mạng lực lượng sản xuất nhất là sự bùng nổ của cách mạng khoa học và công nghệ dẫn đến cách mạng hóa quan hệ sản xuất . Đây là vấn đề mang tính qui luật, tất yếu khách quan.

Toàn cầu hóa về kinh tế là sự liên kết của nhiều nước trong chiều huớng phát triển chung, tham gia hoạt động trong một thị trường chung, mang ý nghĩa của một sự hội nhập vào hệ thống kinh tế thế giới, thúc đẩy nhanh chóng quan hệ kinh tế thương mại trên phạm vi quốc tế . Toàn cầu hóa về kinh tế là xu thế khách quan chịu ảnh hưởng của các nhân tố: sự phát triển cao của lực lượng sản xuất dẫn đến quốc tế hóa sản xuất và phân công lao động quốc tế ; sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ ra đời kinh tế tri thức; nền sản xuất vật chất phát triển cao đòi hỏi sự phân công và hợp tác lao động ngày càng sâu trên phạm vi toàn thế giới. Nó tạo ra các tổ chức thương mại, tài chính quốc tế và khu vực: WTO, IMF, WB, ADB, EU, NAFTA, APEC… dẫn đến sự hình thành các tổ chức chính trị, kinh tế , văn hóa, xã hội rất lớn: UNDP, UNFPA, UNESCO, UNICEF, UNTAD, FAO …. đã và đang tác động mạnh đến tất cả các nước trên phạm vi toàn cầu . Toàn cầu hóa về kinh tế là quá trình phát triển ẩn chứa những cơ hội và thách thức rất to lớn, đòi hỏi mỗi dân tộc, mỗi quốc gia phải chủ động, tỉnh táo trong đón nhận toàn cầu hóa kinh tế, nhất là đối với các nước đang phát triển và kém phát triển.

Gắn liền với quá trình toàn cầu hóa là sự hội nhập kinh tế của các nước vào nền kinh tế quốc tế.

Từ giữa những năm 50 của thế kỷ 20, đã xuất hiện thuật ngữ hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình mở rộng giao lưu kinh tế và khoa học công nghệ giữa các nước trên qui mô toàn cầu; là quá trình tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội có tính toàn cầu như : dân số, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, dịch bệnh nguy hiểm… là quá trình loại bỏ dần các hàng rào trong thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế và việc di chuyển các nhân tố sản xuất giữa các nước.

Hội nhập kinh tế quốc tế có tính 2 mặt : mặt tích cực là tạo khả năng phát triển có hiệu quả các nguồn lực trong nước và sử dụng nguồn lực quốc tế theo nguyên lý lợi thế so sánh, thị trường mở rộng, trao đổi hàng hóa phát triển; dòng vốn vượt biên giới quốc gia theo lợi thế so sánh có lợi cho nước đầu tư và nước nhận đầu tư, thành tựu khoa học và công nghệ chuyển giao nhanh, ứng dụng rộng rãi, mạng thông tin và giao thông vận tải phủ toàn cầu, giảm chi phí, tăng năng suất và hiệu quả; tăng tính lệ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, có lợi cho đấu tranh vì hòa bình, hợp tác, phát triển.

Mặt tiêu cực là các nước phát triển thao túng, phân cực giàu nghèo thêm sâu sắc; nền kinh tế toàn cầu hóa dễ bị chấn thương, trục trặc ở một khâu sẽ lan nhanh toàn cầu; tự do hóa thương mại mang lại lợi ích nhiều hơn cho các nước phát triển; kéo theo tội phạm xuyên quốc gia, bản sắc văn hóa dân tộc bị xâm hại.

Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng đã trở thành xu thế tất yếu của nền kinh tế. Hội nhập kinh tế mang lại nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức buộc các doanh nghiệp phải luôn tìm ra các giải pháp để nâng cao hoạt động kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh của mình. Thông qua hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường ra các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Chính vì

vậy đây cũng chính là một yếu tố tác động hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của các doanh nghiệp nói chung trong đó có các DNLD với nước ngoài.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w