Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoà

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông (Trang 29)

nghiệp liên doanh với nước ngoài

Cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp đều dựa trên những cơ sở chung nhất định. Tuy nhiên, quản lý tài chính của các doanh nghiệp khác nhau cũng có những đặc điểm khác nhau, do chịu sự ảnh hưởng của nhiểu nhân tố. Dưới đây xem xét những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến cơ chế quản lý doanh nghiệp sau :

Thứ nhất, hình thức pháp lý của doanh nghiệp

Hình thức pháp lý của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp đó. Như ảnh hưởng tới phương thức hình thành và huy động vốn , chuyển nhượng vốn, phương thức phân phối

lợi nhuận và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với những khoản nợ của doanh nghiệp. Ảnh hưởng của hình thức pháp lý của doanh nghiệp đến tài chính thể hiện chủ yếu như:

+ các thành viên trong doanh nghiệp sẽ phải tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp

+ Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật

+ Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi.

+ Lợi nhuận sau thuế thuộc về các thành viên của Công ty , việc phân phối lợi nhuận do các thành viên quyết định , số lợi nhuận mỗi thành viên được hưởng tương ứng với phần vốn góp Công ty.

Thứ hai, trình độ phát triển và quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Trình độ phát triển và quy mô hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn tới cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp càng phát triển, quy mô càng lớn thì cơ chế quản lý tài chính sẽ càng phức tạp hơn và ngược lại nếu quy mô công ty nhỏ thì cơ chế quản lý tài chính sẽ đơn giản , gọn nhẹ hơn. Khi công ty càng phát triển , mở rộng hoạt động kinh doanh đa lĩnh vực, đa ngành nghề, thì các phương thức huy động vốn sẽ đa dạng hơn, phương thức quản lý doanh thu, quản lý chi phí sẽ phong phú hơn, phức tạp hơn, phương thức phân phối lợi nhuận, kiểm tra, thanh tra giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn nhiều.

Thứ ba, trình độ nhận thức, tư duy của Ban lãnh đạo cũng như năng lực của cán bộ quản lý tài chính doanh nghiệp.

Con người là yếu tố quyết định thành bại của một cơ chế quản lý tài chính của một doanh nghiệp. Mọi hoạt động đều xuất phát từ con người mà

trong đó Ban lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ quản lý tài chính của doanh nghiệp là nhân tố quyết định hiệu quả của mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Có cơ chế quản lý tài chính tốt phụ thuộc không nhỏ vào trình độ nhận thức và tư duy của đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp. Nếu đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, nắm bắt khoa học công nghệ hiện đại, có trình độ nhận thức vận dụng các quy luật khách quan của thị trường tốt, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý tài chính có chuyên môn về tài chính giỏi thì việc tạo ra và vận hành cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp tốt , doanh nghiệp sẽ hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.

Thứ tư, đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của ngành kinh doanh.

Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thường được thực hiện trong một hoặc một số ngành kinh doanh nhất định. Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm kinh tế- kỹ thuật riêng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc thiết lập cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp. Là loại hình doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài ngành viễn thông thường sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn nên nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm thường không biến động lớn. Tuy nhiên do đặc điểm máy móc thiết bị viễn thông thường có giá thành cao, được bán làm tài sản cố định cho các đơn vị viễn thông trong ngành theo từng dự án nên các đối tác thường cần chuẩn bị nguồn vốn lớn, thời gian từ khi bắt đầu dự án đến khi kết thúc dự án thường dài ảnh hưởng đến tiến độ thanh toán của hợp đồng, giữa thu và chi bằng tiền thường không có sự ăn khớp nhau về thời gian. Chính vì vậy việc đảm bảo cân đối giữa thu và chi, cũng như bảo đảm nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh là rất quan trọng.

Một đặc điểm nữa của các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông là việc phải luôn luôn cập nhật đổi mới công nghệ để có thể sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với yêu cầu đổi mới của công nghệ

ngành viễn thông. Công nghệ mới sẽ luôn được các đối tác nước ngoài cung cấp, tuy nhiên việc áp dụng sao cho kỹ thuật mới tiên tiến của nước bạn phù hợp được với mạng viễn thông trong nước là một điều cần sự nỗ lực lớn của toàn bộ các cán bộ trong công ty. Việc thay đổi công nghệ đó cũng đồng thời đòi hỏi phải thay đổi về quản lý tài chính phù hợp để tạo ra được những sản phẩm tốt nhất đồng thời cũng phải có giá thành tốt nhất đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nói riêng và lợi ích cho toàn ngành viễn thông trong nước nói chung. Đó cũng là điều phải tính đến trong việc xây dựng cơ chế quản lý tài chính trong doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông, nhằm đảm bảo vốn kịp thời , đầy đủ cho hoạt động của doanh nghiệp cũng như bảo đảm cân đối giữa thu chi bằng tiền.

Thứ năm, môi trường tài chính.

- Chính sách kinh tế và tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp như các chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế , chính sách xuất nhập khẩu, chế độ khấu hao tài sản cố định…là những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến các vấn đề tài chính của doanh nghiệp.

- Thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính : hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với thị trường tài chính, nơi mà doanh nghiệp có thể huy động gia tăng vốn, đồng thời có thể đầu tư các khoản tài chính tạm thời nhàn rỗi để tăng thêm mức sinh lời của vốn hoặc có thể dễ dàng hơn thực hiện đầu tư dài hạn gián tiếp. Sự phát triển của thị trường làm đa dạng hóa các công cụ và các hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp, chẳng hạn như sự xuất hiện và phát triển các hình thức thuê tài chính, sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán…Lãi suất thị trường là yếu tố tác động lớn đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Lãi suất thị trường ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư, đến chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của doanh doanh nghiệp. Mặt khác, lãi suất thị trường còn ảnh hưởng gián tiếp đến tình

hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra lạm phát cũng là một nhân tố quan trọng vì khi nền kinh tế có lạm phát ở mức độ cao thì việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gặp khó khăn khiến cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp căng thẳng. Nếu doanh nghiệp không áp dụng các biện pháp tích cực thì có thể còn bị thất thoát vốn kinh doanh. Lạm phát cũng làm cho nhu cầu vốn kinh doanh tăng lên và tình hình tài chính của doanh nghiệp không ổn định. Hoạt động của các trung gian tài chính cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Sự phát triển của các trung gian tài chính sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính ngày càng phong phú , đa dạng hơn cho các doanh nghiệp, như sự phát triển của các ngân hàng thương mại đã làm đa dạng hóa các hình thức thanh toán giúp cho các doanh nghiệp có thể thanh toán cho các đối tác nước ngoài được thuận tiện hơn mà không cần phải sử dụng các ngân hàng nước ngoài, giảm thiểu được các chi phí phát sinh không cần thiết cho doanh nghiệp.

- Ngoài ra, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhất là đối với

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông (Trang 29)