Cơ cấu tổ chức và phương thức quản lý của Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT-FUJITSU

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông (Trang 47)

VNPT – FUJITSU

2.1.2Cơ cấu tổ chức và phương thức quản lý của Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT-FUJITSU

thống viễn thông VNPT-FUJITSU

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

Công ty VFT là công ty liên doanh 50/50 được thành lập từ năm 1997 bởi hai thành viên góp vốn là Tập đoàn Viễn thông VNPT và Công ty TNHH Fujitsu hoạt động theo luật doanh nghiệp. Cho đến năm 2005 Luật doanh nghiệp ra đời thay thế Luật đầu tư nuớc ngoài, Công ty VFT chuyển đổi sang thành Công ty TNHH hai thành viên và hoạt động theo Luật điều chỉnh là Luật doanh nghiệp.

• Quy mô triển khai và xây dựng nhà máy ban đầu :

- Trụ sở và nhà máy: trên khu đất 10.000 m2 tại Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội; ngoài ra VFT còn thuê trụ sở làm văn phòng đại diện tại TP Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, thời gian thuê đến hết tháng 4 năm 2012 ( thời gian hiệu lực của liên doanh).

- Nhà máy được xây dựng đồng bộ bao gồm các khu: Văn phòng, khu sản xuất, kho, căn tin với các hệ thống phụ trợ được trang bị đồng bộ bảo gồm: Điện, điều hòa trung tâm, khí nén, khí thải, báo cháy, chữa cháy, hệ thống thông tin liên lạc, Phòng Tài chính Kế toán

đồng bộ, bao gồm các hạng mục chính như sau: + Dây truyền hàn dán bề mặt (STM) + Dây truyền hàn cắm (IMT)

+ Dây truyền đo kiểm (Testing: Unit test, Final test)

+ Dây truyền lắp ráp SDK thiết bị vô tuyến (tần số <3GHz)

Được đầu tư, chuyển giao công nghệ đồng bộ của hãng FUJITSU từ năm 1989 và nâng cấp khả năng năm 2005, đáp ứng đủ điều kiện sản xuất các sản phẩm điện tử với các linh kiện cỡ 0.1 mm trở lên.

• Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty VFT:

+ Hội đồng thành viên : Hội đồng của Công ty sẽ gồm 6 đại diện, trong đó VNPT chỉ định 3 đại diện và FUJITSU chỉ định 3 đại diện, mỗi đại diện hoạt động theo suy xét độc lập của mình. Nếu một Bên muốn thay đổi các đại diện Hội đồng mà mình đã chỉ định, thì Bên đó sẽ thông báo bằng văn bản cho Bên kia và cho Hội đồng 30 ngày trước khi có sự thay đổi. Các đại diện của Hội đồng thành viên sẽ được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 3 năm và có thể được bổ nhiệm trong các nhiệm kỳ tiếp theo. Các bên sẽ lần lượt thay nhau đề cử Chủ tịch hội đồng thành viên.

+ Ban giám đốc : bao gồm 2 đại diện - Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc- sẽ là đại diện hợp pháp của Công ty và sẽ đại diện cho Công ty trong moi quan hệ giữa Công ty với các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, các tòa án và các tổ chức kinh tế về những vấn đề liên quan đến Công ty. Hai đại diện này không nhất thiết là đại diện trong Hội đồng thành viên

Trong một nhiệm kỳ 3 năm, do Công ty VFT có số vốn góp giữa hai thành viên với tỉ lệ là 50-50 nên khi một thành viên có đại diện là Chủ tịch hội đồng thành viên thì thành viên còn lại sẽ được đề cử đại diện là Tổng giám đốc.

Do Công ty VFT là công ty TNHH chỉ có hai thành viên tham gia góp vốn nên Công ty không thành lập Ban kiểm soát.

Bộ máy tham mưu giúp việc gồm có 8 phòng nghiệp vụ : Phòng sản xuất; Phòng Dịch vụ và hỗ trợ khách hàng; Phòng Nghiên cứu và phát triển; Phòng Kỹ thuật; Phòng Hành chính nhân sự; Phòng Cung ứng vật tư & quản trị bán hàng; Phòng Kinh doanh; Phòng Tài chính Kế toán

Hội đồng thành viên

Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc

Sơ đồ 2.1 : Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty VFT

2.1.2.2 Phương thức quản lý

Công ty VFT là Công ty TNHH 2 thành viên trở lên nên việc quản lý Công ty sẽ do Hội đồng thành viên, cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty đảm trách.

Hội đồng thành viên sẽ giám sát các công việc của Công ty và thu xếp tốt việc tổ chức thích hợp phục vụ cho các hoạt động của mình. Hội đồng có trách nhiệm :

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông (Trang 47)